Thứ Tư, 27/11/2024 15:22

Nhịp đập Thị trường 27/11: Khối ngoại tiếp tục mua ròng nhưng VN-Index lại lình xình

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm nhẹ 0.16 điểm (-0.01%), về mức 1,241.97 điểm; HNX-Index giảm 0.61 điểm (-0.27%), về mức 223.09 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán là 366 mã giảm và mua với 307 mã tăng. Bên cạnh đó, sắc đỏ trong rổ VN30-Index có phần lấn lướt với 14 mã giảm, 9 mã tăng và 7 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 366 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 9.2 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 30.8 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 511 tỷ đồng.

VN-Index mở cửa phiên chiều tiếp tục diễn biến giằng co quanh mốc tham chiếu mặc dù bên mua liên tục nâng đỡ thị trường nhưng lực bán vẫn có phần chiếm ưu thế khiến chỉ số không thể thoát khỏi sắc đỏ cuối phiên. Về mức độ ảnh hưởng, VHM, VIC, CTGGAS là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 1.1 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, FPT, VCB, LPBEIB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất góp hơn 2.2 điểm vào chỉ số chung.

Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 27/11/2024

Tương tự, HNX-Index cũng có diễn biến không mấy lạc quan, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã DTK (-5%), IDC (-0.54%), NTP (-1.18%), BAB (-0.85%)…

Nhập Tiêu Đề

Ngành chăm sóc sức khỏe là ngành có mức giảm mạnh nhất thị trường với -0.93% chủ yếu đến từ mã TTN (-1.23%), DCL (-3.14%), DVN (-7.22%) và IMP (-1.14%). Theo sau là ngành ngành năng lượng và tiện ích với mức giảm lần lượt là 0.79% và 0.76%. Ở chiều ngược lại, ngành công nghệ thông tin có mức phục hồi mạnh nhất thị trường đạt 2.65% với sắc xanh xuất hiện ở FPT (+2.74%), CMG (+1.31%), ITD (+10.58%), VBH (+0.39%) và CMT (+0.75%). Theo sau đà phục hồi còn có ngành viễn thông và công nghiệp với mức tăng lần lượt là 1.48% và 0.38%.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục mua ròng hơn 354 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã FPT (241.75 tỷ), MSN (100.78 tỷ), VNM (45.36 tỷ) và POW (34.52 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 13 tỷ đồng, tập trung vào mã SHS (8.74 tỷ), MBS (4.06 tỷ), DTD (1.49 tỷ) và LAS (1.18 tỷ).

Diễn biến khối ngoại mua - bán ròng

Phiên sáng: Thanh khoản ảm đạm, thị trường tiếp tục giằng co

Thế giằng co trong biên độ hẹp tiếp diễn với lợi thế đang tạm nghiêng về phe bán. Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm nhẹ 0.66 điểm, tương đương 0.05%, dừng ở mức 1,241.47 điểm; HNX-Index giảm 0.48%, đạt 222.64 điểm. Độ rộng thị trường ghi nhận 363 mã giảm và 221 mã tăng.

Thanh khoản thị trường sáng nay lại quay về trạng thái ảm đạm. Khối lượng khớp lệnh của VN-Index chỉ đạt hơn 167 triệu đơn vị, tương đương giá trị hơn 4.5 ngàn tỷ đồng, giảm hơn 28% so với sáng qua. HNX-Index ghi nhận khối lượng khớp lệnh hơn 15 triệu đơn vị với giá trị hơn 245 tỷ đồng.

Số lượng mã giảm nhiều nhưng không có cái tên nào tác động lên chỉ số chung quá nổi bật, CTGHPG ảnh hưởng tiêu cực nhất sáng nay nhưng chỉ tác động khoảng 0.3 điểm. Trong khi đó, FPT đang là đầu tàu dẫn dắt chính ở phía tích cực, riêng cổ phiếu này đóng góp hơn 1.3 điểm tăng cho VN-Index. Đây cũng là mã được nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh nhất sáng nay với giá trị mua ròng hơn 285 tỷ đồng.

Sắc đỏ đang dần xâm chiếm các nhóm ngành, tuy nhiên các cổ phiếu trong ngành khá phân hóa nên mức độ giảm đều dưới 1%. Nhóm chăm sóc sức khỏe tạm xếp cuối bảng với mức giảm 0.79%. Tiêu biểu ở phía giảm điểm là các cổ phiếu DHT (-1.61%), DVN (-6.46%), TNH (-0.74%), IMP (-0.46%), OPC (-1.92%),… Trong khi đó, sắc xanh nhẹ vẫn hiện diện ở DBD, DTP, TRA, VDP, PMC,…

Ở nhóm bất động sản, lực bán tập trung nhiều ở các cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM (-0.47%), BCM (-0.76%), VRE (-0.82%), PDR (-1.17%), NLG (-1.56%), SIP (-1.54%), SZC (-1.23%) và CEO (-1.4%). Tuy vậy, sự tích cực của NVL (+1.8%), NTC (+2.1%), QCG (+6.81%), SGR (+1.87%),… níu giữ cho nhóm này không giảm quá mạnh.

Ngược lại, công nghệ thông tin là điểm sáng nổi bật nhất trong bối cảnh ảm đạm của thị trường, đặc biệt FPT (+2.66%) và CMG (+1.31%) đóng góp chính cho mức tăng vượt trội 2.58% của ngành này.

10h40: Tâm lý lưỡng lự quay trở lại

Thị trường xuất hiện trạng thái phân hóa khiến các chỉ số chính giằng co mạnh và tăng giảm trái chiều quanh mốc tham chiếu. Tính đến 10h40, VN-Index tăng nhẹ 0.09 điểm, giao dịch quanh mức 1,242 điểm. HNX-Index giảm nhẹ 0.49 điểm, giao dịch quanh mức 223 điểm.

Độ rộng của rổ chỉ số VN30-Index với sắc đỏ có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, ở chiều tiêu cực có TCB giảm 0.67 điểm, STB giảm 0.36 điểm, HPG giảm 0.34 điểm và VIC giảm 0.22 điểm. Trái lại, một số mã cổ phiếu vẫn giữa được sắc xanh nhưng mức tăng khá khiêm tốn như HDB, VCB, VPB và riêng FPT đang là mã có mức đóng góp mạnh nhất với 3.14 điểm vào chỉ số.

Nguồn: VietstockFinance

Nhóm cổ phiếu ngành công nghệ thông tin đang là nhóm ghi nhận mức tăng mạnh nhất thị trường 2.25%. Trong đó, lực mua chủ yếu tập trung ở ông lớn FPT tăng 2.22% và CMG tăng 1.69%. Ngoài ra, dưới góc nhìn kỹ thuật, cổ phiếu FPT tiếp tục trạng thái đi ngang trung hạn từ tháng 7/2024 đến nay và đang hình thành mẫu hình Ascending Triangle sau một xu hướng tăng dài hạn rất tích cực trước đó. Thêm vào đó, chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua trở lại nên triển vọng tích cực trong ngắn hạn tiếp tục được củng cố thêm.

Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/

Theo sau là nhóm chăm sóc sức khỏe đang có diễn biến phân hóa với chiều bán có các mã như TNH giảm 0.98%, DCL giảm 0.92%, DVN giảm 6.46% và DVM giảm 1.32%... Riêng các mã DBD tăng 0.51%, FIT tăng 1.2%, TRA tăng 0.65%, VDP tăng 1.71%... vẫn giữ được sắc xanh khá lạc quan.

Ở chiều ngược lại, nhóm ngành viễn thông cũng duy trì được mức tăng khá tốt với những cổ phiếu như VGI tăng 0.24%, CTR tăng 0.6%, FOX tăng 1.42% và TTN tăng 3.59%...

So với đầu phiên, bên bán vẫn có phần lấn lướt hơn dù độ rộng vẫn đang chiếm phần lớn từ các mã đang đứng giá (hơn 1,000 mã). Số mã giảm là 301 mã (6 mã giảm sàn) và số mã tăng là 253 mã (13 mã tăng trần).

Nguồn: VietstockFinance

Mở cửa: Thận trọng đầu phiên

Hiện sắc đỏ nhẹ xuất hiện ngay đầu phiên giao dịch. Điều này cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư vẫn đang hiện diện trên thị trường, các chỉ số chính đều dao động quanh mức tham chiếu. VN-Index tăng nhẹ và giao dịch quanh mức 1,242 điểm; HNX-Index giảm nhẹ quanh mức 223 điểm.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Ba (26/11), với chỉ số S&P 500 và Dow Jones tiến lên các mức đỉnh mới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/11, chỉ số Dow Jones tăng 123.74 điểm (tương đương 0.28%) lên 44,860.31 điểm, đảo chiều tăng sau khi giảm hơn 300 điểm tại mức thấp nhất trong phiên. Chỉ số S&P 500 cộng 0.57% lên 6,021.63 điểm. Cả Dow Jones và S&P 500 ghi nhận kỷ lục mới trong phiên và khép phiên. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 0.63% lên 19,174.30 điểm.

Tính tới 9h30, sắc đỏ tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 13 mã giảm, 6 mã tăng và 11 mã đứng giá. Trong đó, BCM, MWGPOW là những cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, FPT, BVHSAB là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.

Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu là một trong những ngành nổi bật nhất thị trường trong phiên sáng. Trong đó, tiêu biểu là các cổ phiếu như DMC tăng 1.08%, DPM tăng 0.41%, CSV tăng 1.6%, LAS tăng 1.81%, NKG tăng 0.51%, DGC tăng 0.56%, GVR tăng 0.16%,…

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 27/11/2024: Giữ vững đà tăng (26/11/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 27/11/2024: Triển vọng ngắn hạn đã được cải thiện (26/11/2024)

>   Thị trường chứng quyền 27/11/2024: Sắc xanh lan tỏa khắp thị trường (26/11/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 26/11: Mua ròng 3 phiên liền, khối ngoại đang trở lại? (26/11/2024)

>   Vietstock Daily 26/11/2024: Tăng trong thận trọng (25/11/2024)

>   Thị trường chứng quyền 26/11/2024: Giá trị giao dịch sụt hơn 50% (25/11/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 26/11/2024: Nhà đầu tư đang thận trọng trong ngắn hạn (25/11/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 25/11: Tâm lý phân vân xuất hiện, VN-Index chưa thể bứt phá (25/11/2024)

>   Vietstock Weekly 25-29/11/2024: Vẫn còn tiềm ẩn rủi ro (24/11/2024)

>   Chứng khoán phái sinh tuần 25-29/11/2024: Tâm lý phân vân chi phối thị trường (23/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật