Thứ Tư, 20/04/2022 15:24

Nhịp đập Thị trường 20/04: Lại “đạp” cuối phiên, nhiều mã VN30 hóa tội đồ

Một vài cổ phiếu trong rổ VN30 bất ngờ bị bán mạnh khi bước vào ATC khiến thị trường một lần nữa lặp lại kịch bản bán tháo cuối phiên như đã diễn ra trong phiên hôm trước.

Hôm nay, nhóm VN30 có ít nhất 3 lần đưa chỉ số chính của thị trường đảo chiều từ giảm sang tăng. Ngay trong phiên chiều, đã có lúc tưởng như VN-Index được giải cứu một lần nữa nhưng tiếc là điều đó không thể xảy ra. Thậm chí, một vài cổ phiếu trong nhóm này còn bất ngờ bị bán mạnh trong phiên ATC.

Rổ VN30 đóng cửa còn 10 cổ phiếu tăng giá, MSN, SABPDR là 3 cổ phiếu ấn tượng nhất. Ngược lại, GVR gây bất ngờ khi giảm sàn bởi lệnh khớp trong phiên ATC.

Khớp lệnh trong phiên của GVR

Điều này xảy ra giống như ở cổ phiếu GAS, BVH, TPB, HPG, HDBCTG. Đáng nói trong số này, BVH, TPB, HPG, HDBCTG bị bán mạnh khi vừa vào ATC khiến cổ phiếu lập tức bị “kéo” từ xanh xuống đỏ. Điều này làm chỉ số VN30-Index giảm hơn 5 điểm.

Khớp lệnh của BVH trong phiên
Khớp lệnh trong phiên của HPG

Ngoài các cổ phiếu ở nhóm VN30, nhiều mã khác trên sàn cũng đã bị bán tháo cuối phiên, đẩy thị trường rơi vào tình cảnh bị quan. Cả 3 sàn có 608 mã giảm, 168 cổ phiếu giảm sàn, trong khi đó chỉ còn 174 mã tăng.

Những cái tên giảm sàn ngoài nhóm đầu cơ còn có nhiều tên tuổi lớn khác như APH, HBC, BFC, ASM, D2D, C47, DQC, DPR, FCN, GEX, LCG, HDG, POW, PHR, PVD, VCG… và hai ngân hàng LPBSHB.

VN-Index theo đó đóng cửa giảm 21.73 điểm, ghi nhận phiên giảm mạnh thứ 5 liên tiếp. Chỉ số này dừng ở 1,384.72 điểm, mức thấp nhất trong 6 tháng qua kể từ ngày 26/10/2021.

Đáng nói là thanh khoản sàn HOSE chỉ hơn 20.5 ngàn tỷ đồng, con số thấp nhất trong 4 phiên gần đây. Điều này cũng cho thấy rằng dòng tiền dường như chưa tham gia vào việc bắt đáy, phải chăng nhà đầu tư còn đợi thị trường về mức hấp dẫn hơn?

Chỉ số HNX-Index cũng không hề khá hơn khi mất 12.65 điểm, lùi về 380.04 điểm, cũng là mức thấp nhất trong hơn 6 tháng qua.

14h: Lao dốc

Đến 14h15, thị trường có 115 mã giảm sàn và VN-Index mất hơn 16 điểm. VN30 vẫn còn tăng điểm dù đà tăng bị thu hẹp, kịch bản thị trường trở nên khó đoán hơn trong cuối phiên hôm nay.

Phiên sáng: Thoát hiểm nhờ VN30

Chỉ số chính trên thị trường lấy lại đà tăng khi phiên sáng khép lại nhờ công lớn nhóm cổ phiếu trong rổ VN30.

Cụ thể, VN-Index tạm dừng ở 1,408 điểm, tăng 2.3 điểm. Khối lượng giao dịch sàn HOSE đạt 387 triệu cp, tương ứng hơn 11,000 tỷ đồng, gần như bằng với thời điểm này của phiên hôm qua.

Dòng tiền chưa thực sự gia tăng ở nhiều nhóm cổ phiếu, đà tăng chung của chỉ số là sự đóng góp lớn của nhóm VN30. Chỉ có 3 mã trong rổ VN30 còn giảm là GAS (-1.7%), VHM (-1.6%) và VJC (-0.6%).  MSN dẫn đầu mức tăng với 3%, PLX, MBBSTB đều tăng 2%. Chỉ số VN30 tăng đến 11 điểm với thanh khoản đạt 3,830 tỷ đồng.

Ngoài ra, thủy sản cũng có đóng góp tích cực cho thị trường dù đà tăng đã bị thu hẹp vào cuối phiên sáng. VHC chỉ còn tăng 2.65%, CMX tăng 1.2%, bù lại thì ANVACL kịch trần.

Nhiều cổ phiếu chứng khoán vốn hóa vừa và lớn hồi phục như VND tăng 4%, mạnh nhất ngành, HCM tăng 3.76%, SSI tăng gần 2%. Xét về số lượng vẫn có nhiều mã giảm hơn trong ngành này, APS giảm mạnh nhất 7.87%, CTS, EVS, ART, VIG, TVS, TVB đều giảm.

Trên sàn HNX, nhóm đầu cơ tiếp tục bị bán tháo như LDP, PVl, KSQ, SPI, PDC, VKC,… Cổ phiếu HUTCEO cũng nối dài mạch giảm cho đến sáng nay.

Riêng HUT thì chart cổ phiếu dần hình thành “cây thông” như nhà đầu tư thường gọi. Nếu tính từ đỉnh 21/03, HUT đã giảm gần 50% giá trị. Tuy nhiên, nhìn trong giai đoạn 1 năm gần nhất, HUT vẫn đang tăng giá đến 283%.

Biến động giá cổ phiếu HUT kể từ đầu năm

10h30: Đầu cơ bị bán mạnh, dòng tiền vẫn đứng ngoài

VN-Index đã giảm hơn 13 điểm, lùi về sát mốc 1,390 điểm nhưng dòng tiền dường như chưa có dấu hiệu nhập cuộc.

Hơn 310 triệu cp được chuyển giao trên cả 3 sàn lúc 10h30, tương ứng 8,220 tỷ đồng. Trong số sàn HOSE chỉ đạt giá xấp xỉ 7,000 tỷ đồng, một con số khá thấp đủ cho thấy dòng tiền thực sự chưa tham gia vào bắt đáy lúc này.

Khối ngoại đang duy trì trạng thái mua ròng từ phiên trước, đến chủ yếu từ STBPOW. Trong khi STB tăng điểm thì POW tiếp tục giảm 1.9%, về mức thấp nhất từ tháng 11/2021.

Sàn HOSE lúc này đã có 50 mã giảm sàn, vẫn là nhiều gương mặt thuộc diện hàng nóng quen thuộc như FLC, HQC, FIT, OGC, ROS, DLG, NVT, TVB, APG,…

Nhóm VN30 đang níu giữ hy vọng cho thị trường khi còn tăng nhẹ, trong đó HPG, CTGPLX đóng góp tích cực nhất vào đà tăng.

Ngoài ra, nhóm thủy sản cũng bất ngờ đảo chiều tăng mạnh. VHC tăng hơn 6% ngay sau thông tin điều chỉnh tăng kế hoạch kinh doanh vừa được công bố tại ĐHĐCĐ thường niên sáng nay. ANV thậm chí còn tăng trần.

9h30: Đảo chiều liên tục

VN-Index mở cửa giảm liên 10 điểm, sau đó tăng nhẹ hơn 3 điểm nhưng lại nhanh chóng lùi về sắc đỏ. Phải chăng là một động thái kéo xả?

Mức tăng nhẹ hơn 3 điểm của VN-Index lúc 9h20 là nhờ chỉ số VN30 tăng hơn 8 điểm, phần lớn nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng. VCB, TPB, STB, TCB, MBB, CTG, ACBHDB đều xanh, ngoại trừ VPB giảm nhẹ. MSN cũng tăng nhẹ sau chuỗi giảm điểm trước đó. Ấn tượng hơn là HPG đang có phiên tăng thứ 2 liên tiếp dù khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng ở mã này.

Chỉ vài phút sau đó (9h28), áp lực bán lại quay trở lại trên diện rộng, sàn HOSE có 218 mã giảm, 36 mã giảm sàn và chỉ 61 mã tăng, chỉ số chính sàn HOSE theo đó mất mộc 1,400 điểm, lùi về 1,395 điểm.

BCM trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất khi giảm 3.6%, chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng trước đó.

Nhóm dịch vụ lưu trú, giải trí đang giảm mạnh nhất với NVT, DAH, RICPDC giảm sàn. Tương tự, thủy sản cũng lao dốc theo, dù chưa có mã nào sàn nhưng đều lùi sâu như VHC giảm 1.7%, IDI, ANV, FMC, ACL,… giảm hơn 3%.

Trước giờ giao dịch: Dòng tiền bắt đáy sẽ nhập cuộc?

Phiên giảm điểm bất ngờ cuối phiên hôm qua khiến nhiều cổ phiếu rơi vào tình trạng quá bán trước áp lực bán giải chấp. Điều này có thể kích hoạt lực cầu bắt đáy với những nhà đầu tư yêu thích rủi ro cao.

Về mặt kỹ thuật, VN-Index đang cho các tín hiệu xấu như xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng MA200. Mẫu hình Black Closing Marubozu xuất hiện cho thấy nhà đầu tư tiếp tục bi quan về triển vọng của VN-Index.

Áp lực giải chấp hôm nay có thể vẫn còn, song vùng hỗ trợ 1,390-1,400 điểm được kỳ vọng sẽ giúp thị trường hồi phục trở lại khi nhà đầu tư tham gia bắt đáy. Tuy nhiên, để đảo chiều xu hướng giảm ngắn hạn hiện tại có lẽ cần dòng tiền mạnh hơn.

Thông tin đáng kể nhất trong bối cảnh này có lẽ là chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp được tiết lộ tại các buổi họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh quý 1 công bố cũng là yếu tố để nhà đầu tư “nắn” lại danh mục của mình vào nhóm doanh nghiệp cơ bản hơn.

Hôm qua, chứng khoán Mỹ có phiên tăng điểm mạnh có lẽ cũng giải tỏa bớt tâm lý bi quan cho nhà đầu tư trong nước. Dù vậy cũng cần chú ý đến những rủi ro khác từ chính sách tiền tệ của Fed cũng như các NHTW khác trên toàn cầu trước áp lực lạm phát tăng cao.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 20/04/2022: Tâm lý bi quan bao trùm (19/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 20/04/2022: Lực bán tăng cao (19/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 20/04/2022: Ngày càng tiêu cực (19/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 19/04: VN-Index giảm 4 phiên liền (19/04/2022)

>   Vietstock Daily 19/04/2022: Xu hướng giảm đang chi phối thị trường (18/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 19/04/2022: Sắc đỏ tiếp tục bao trùm? (18/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 19/04/2022: Phe Short áp đảo (18/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 18/04: Cổ phiếu chế biến thủy sản ngược dòng (18/04/2022)

>   Vietstock Weekly 18-22/04/2022: Test lại vùng 1,450-1,460 điểm (17/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 18-22/04/2022: Xu hướng ngắn hạn đang kém lạc quan (17/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật