Nhịp đập Thị trường 29/04: Tâm lý tích cực dâng cao, bên mua cân hết hàng ETF tái cơ cấu
VN-Index dao động hình chữ W trong phiên chiều, nhưng đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày, có lẽ nhờ lực cầu của khối nội khi quyết tâm không cho ETFs “gây náo loạn” khi đặt lệnh tái cơ cấu. Diễn biến giao dịch có phần thót tim này, cuối cùng đã mang lại cái kết (đóng cửa) có hậu trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ lễ.
VN-Index bỗng dưng suy giảm ngay sau khi bước vào phiên chiều được vài phút, thậm chí có lúc còn giảm về sát tham chiếu, trước khi kịp hồi lại và tăng mạnh cho đến cuối phiên. Dường như tâm lý nghỉ Lễ vẫn còn đó, khiến không ít người đặt bán. Tuy nhiên sự hưng phấn vào cuối phiên lại bùng lên, một phần nhờ diễn biến tích cực trên các sàn chứng khoán châu Âu và future Mỹ, đã giúp thị trường thăng hoa.
Hôm nay là ngày tái cơ cấu rổ lệnh của VNDiamond và VN30 (nhóm này điều chỉnh trọng số) nên lệnh mua bán trong đợt ATC tăng đột ngột. Trên nhiều mã lớn diễn ra tình trạng lệnh bán ATC tăng áp đảo lệnh mua, ví dụ như VPB, CTG, STB, TCB, KDH, MBB… Tuy nhiên đến gần thời điểm khớp lệnh thì lệnh mua lại tăng lên, nhiều mã nói trên đã kịp “cân” hết bên bán, thậm chí còn đẩy giá tăng tiếp, ví dụ như VPB hay CTG.
Dù mang tính dẫn dắt và đạt đỉnh vào phút cuối, nhưng trong nhóm VN30 vẫn có đến 10 mã giảm giá, trong đó có những cái tên cũ (giảm giá từ sáng) như VHM, VNM, MSN… hay mới như VIC, SBT. Ngược lại, chỉ số nhóm này tăng mạnh nhờ VPB, khi cổ phiếu này bất thần được đẩy tăng tới 6.4% (có thời điểm dự kiến khớp đạt trần), PNJ và “hàng hot của ngày” là HPG.
Chỉ số HNX-Index chiều này chìm trong sắc đỏ cho đến cuối ngày, không chịu hồi dù bên HOSE giao dịch hưng phấn. điều này khá khó hiểu, khi mà đa số Large Cap sàn này đã quay về tham chiếu hay tăng giá, từ SHB, NTP, VCS…, hay vẫn duy trì sắc xanh như CEO, THD, SHS, PVS, PLC…
Nhóm BĐS nhà ở chiều nay vậy mà lại có kết quả hết sức phân hóa vào lúc cuối. trong bộ ba nhà Vin, chỉ có VRE tăng giá. trong số những tên tuổi tầm trung, có những mã tăng giá như DIG, DXG, KDH, NLG… ngược lại những mã giảm như HDG, ITC, LDG, PDR, SCR, SJS…
2 nhóm ngành lớn là ngân hàng và dầu khí (nhà PVN) vẫn duy trì diễn biến tích cực trong phiên chiều, thậm chí nhiều mã ngân hàng còn tăng giá mạnh hơn so với lúc sáng. Tuy nhiên ở nhiều nhóm nhỏ, lại không có kết quả đẹp như lúc sáng, ví dụ như nhóm mía đường, săm lốp, dệt may, hóa chất (vinachem), thủy sản…
Phiên sáng: VN-Index lập đỉnh phiên sáng nhờ Large Cap
VN-Index đang lập đỉnh vào cuối phiên sáng, tăng hơn 8 điểm với lực đẩy từ Large Cap. Chỉ số nhóm Mid Cap HOSE ngược lại chỉ tăng nhẹ, cho thấy đang có phân hóa ở nhóm này. Tuy nhiên diễn biến chỉ số sàn HOSE dường như lại không tạo đà lan tỏa qua 2 chỉ số sàn còn lại.
Trừ VCB và SHB vẫn giảm giá, cổ phiếu nhiều ngân hàng tăng trở lại vào cuối phiên sáng, như TCB, STB, BID, CTG, LPB… nhóm ngân hàng cũng đang hỗ trợ tích cực cho chỉ số nhóm VN30, cũng như VN-Index.
VN30-Index đã tăng hơn 14 điểm vào cuố phiên sáng nay, gần như là cao nhất trong phiên sáng, tuy nhiên số lượng cổ phiếu tăng gia chỉ là 22 mã, giảm 1 mã so với hồi giữa phiên. Ngân hàng là nhóm ngành tốt nhất ở đây, với TCB, BID, CTG, MBB, HDB, VPB, TPB… tăng giá từ 1-2%. NVL tiếp tục tăng gần 2,3% sáng nay, và leo đỉnh không nghỉ từ đầu tháng Tư. Tuy nhiên VCB, VNM, VHM, MSN và VJC là những đại gia giảm giá dù không có tin tức tiêu cực nào ảnh hưởng, cũng như không hẳn do tăng giá quá mà dẫn đến hiện tượng chốt lời. Thậm chí, VNM đang có lực mua bắt đáy sau chuỗi ngày giảm giá mạnh.
Khối ngoại có lẽ đang bán ròng trên HOSE, thậm chí trên Large Cap của sàn này. Điều ngạc nhiên nhất là họ bán ròng rất mạnh trên VPB, dù cổ phiếu này đang được cho là có tin tốt. Ngoài VPB, họ cũng bán ròng mạnh ở VNM. Ngược lại, họ mua ròng mạnh ở HPG, HDB hay STB…
Chỉ số HNX-Index vẫn loanh quanh bên tham chiếu, có lẽ do Large Cap phân hóa. Tình trạng này kéo dài suốt nửa sau phiên sáng, khi PVI, PVS, PLC, CEO… đối nghịch với VCS, IDC, SHB… CEO tăng giá tới 8% từ giữa phiên và giữ được thành quả đó tới lúc này.
Chỉ số sàn UPCoM đang giảm về tham chiếu, có lẽ 1 phần không nhỏ do những largecap sau giảm giá, bao gồm CTR, FOX, MCH, VGI… dù trước đó những mã này còn tăng giá, thậm chí tăng mạnh (như MCH). Tuy nhiên số cổ phiếu tăng giá trên Upcom vẫn cao gần gấp đôi số giảm, cụ thể 150 mã tăng (19 trần) so với 78 giảm (5 sàn).
Các nhóm ngành lớn nhất thị trường là ngân hàng, BĐS nhà ở và dầu khí vẫn duy trì được sắc xanh trên diện rộng, dù đâu đó cũng có những mã giảm đà tăng, hay đổi màu. Các nhóm ngành nhỏ hơn duy trì tình trạng tích cực bao gồm chứng khoán, BĐS công nghiệp, sắt thép, bảo hiểm, bán lẻ…, tuy nhiên cũng có những nhóm ngành phân hóa khá rõ như dệt may, cao su…
10h30: Nhóm sắt thép tăng mạnh, VN30-Index tiếp tục bay cao
VN30-Index đang tăng lên mức cao nhất trong ngày, kéo theo VN-Index, nhưng chỉ số chính vẫn còn thấp hơn mức đỉnh trong ngày (thiết lập ngay sau ATO) vài điểm. Dù vậy, tâm lý tích cực vẫn chiếm ưu thế trên HOSE nói chung, và nhóm Large Cap nói riêng.
Nhóm sắt thép đồng loạt tăng mạnh, mạnh hơn cả so với đầu phiên sáng nay, nhờ tin Trung Quốc thay đổi một số điểm về chính sách thuế với sản phẩm thép xuất nhập khẩu. HPG đã tăng giá 3.8%, có thời điểm hơn 4% nhờ khả năng xuất khẩu của mình. Nhiều cổ phiếu thép khác cũng nhân cơ hội tăng giá, như TVN, POM, SMC, VIS… TIS dù dính đại án, cũng tăng giá đến gần 9%.
VNM đang tiếp tục lần về mức đáy 1 năm, khi bị khối ngoại bán ròng gần 1 triệu cổ phiếu. Doanh nghiệp đã ra tin quý 1, và được dự báo không tăng trưởng cao như những năm trước đây, tuy nhiên giá cổ phiếu giảm một mạch từ 117 ngàn đồng hồi đầu năm về hiện tại trên 92 ngàn đồng/cp, là dấu hỏi lớn mà ngay cả các bộ phận phân tích các công ty chứng khoán lớn cũng chưa có lời giải thích hợp lý. |
HPG cũng đang là mã tăng tốt nhất nhóm VN30. So với đầu phiên sáng, chỉ số nhóm này đang liên tục vẽ đỉnh, với sự hỗ trợ từ HPG và nhiều mã khác như NVL, GAS, CTG, TCB… tương quan tăng – giảm giá trong nhóm này là 23 – 7, trong đó những mã giảm giá có VNM, MSN, VCB.
VNM đang tiếp tục lần về mức đáy 1 năm, khi bị khối ngoại bán ròng gần 1 triệu cổ phiếu. Doanh nghiệp đã ra tin quý 1, và được dự báo không tăng trưởng cao như những năm trước đây, tuy nhiên giá cổ phiếu giảm một mạch từ 117 ngàn đồng hồi đầu năm về hiện tại trên 92 ngàn đồng/cp, là dấu hỏi lớn mà ngay cả các bộ phận phân tích các công ty chứng khoán lớn cũng chưa có lời giải thích hợp lý. Vấn đề bây giờ là có ai dám bắt đáy hay không? Lượng giao dịch sáng nay đã đạt hơn 50% cả ngày hôm qua, dự báo đến chiều chắc sẽ vượt, nhưng khối ngoại vẫn chưa biết khi nào dứt bán ròng.
Nhóm ngân hàng đã có phân hóa, khi VCB, ACB, SHB, STB… giảm giá. VPB cũng có thời điểm giảm giá, nhưng đến giờ đang dao động quanh tham chiếu. Đây có lẽ cũng là điều khó hiểu cho không ít NĐT, khi VPB đang có tin rất tốt (bán 49% FEC cho SMBC). SHB đã sớm giảm giá, và có lẽ khiến chỉ số chính sàn HNX dao động quanh tham chiếu, chưa bứt lên được như bên HOSE.
HNX-Index hiện chỉ tăng chưa đến 0,1 điểm, trong đó không ít Large Cap đang giảm, như SHB, IDC, VCS, HUT… tăng giá tốt nhất nhóm này là PVS, NTP hay SHS.
Mở cửa: Dầu khí và ngân hàng đẩy chỉ số tăng điểm
VN-Index mở cửa tăng hơn 5 điểm, một phần có lẽ nhờ tin từ Fed (Mỹ). Ngay sau đó, chỉ số tiếp tục tăng thêm với sự hỗ trợ từ nhóm ngân hàng và 1 số Large Cap khác như GAS, HPG, VRE… Có vẻ như nhà đầu tư (NĐT) không e ngại kỳ nghỉ lễ 4 ngày sắp tới (tức mua hôm nay thì đến giữa tuần sau cổ phiếu mới về đến tài khoản).
Theo thông tin đăng tải, Fed tiếp tục giữ nguyên chính sách tiền tệ, chưa tăng lãi suất và đánh giá tích cực hơn về hồi phục kinh tế, tuy nhiên đêm qua cả 3 chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ lại giảm. Đây được coi là một điều bất ngờ, tuy nhiên may thay là không tác động gì tiêu cực lên chứng khoán Việt đầu phiên sáng nay.
Nhóm dầu khí nhà PVN đang tăng mạnh nhất, khi so với 2 nhóm lớn khác là ngân hàng và BĐS nhà ở. GAS mở cửa đã tăng hơn 1%, một số mã trên UPCoM như BSR hay OIL tăng đến 3-4%, các mã có chữ “P” đứng đầu cũng tăng trên dưới 1%.
Nhóm ngân hàng đồng loạt tăng giá, dù đã qua “khá lâu” mùa công bố BCTC quý đầu năm. Trừ VCB đứng giá, những ông lớn nhà nước khác đều tăng, như BID, CTG hay MBB. VPB từng có giá khớp dự kiến (trước ATO) tăng đến hơn 4%, nhưng đến thời điểm khớp lại về tham chiếu, dù vậy cả 4 chứng quyền liên quan đến mã này vẫn tăng.
Nhóm sắt thép cũng tăng tốt nhờ tin từ Trung Quốc. HPG mở cửa tham chiếu, nhưng sau đó đã vọt lên hơn 1% với lực cầu từ khối ngoại. Những mã khác như HSG, NKG, TVN… cũng tăng giá tương tự.
HNX-Index chỉ tăng rất ít đầu phiên, có lẽ do largecap phân hóa, trong đó một số cổ phiếu dầu khí như PVS, PVI, PLC tăng giá đối đầu với các mã giảm như SHB, IDC, PHP… Tuy nhiên có vẻ như nhóm Mid và Small Cap trên HNX lại đang tăng giá mạnh hơn.
Chỉ số UPCoM-Index đang tăng tốt nhất sau ATO, so với 2 chỉ số chính 2 sàn niêm yết. Trên sàn này, rất nhiều largecap đồng tăng giá, như BSR, OIL, MCH (những mã này đều tăng 3-4%), QNS, VGI, VTP…
Nhóm Chứng khoán tiếp tục tăng giá trên diện rộng. Thống kê hôm qua cho thấy nhóm này có đến 24 mã tăng giá, với mức tăng bình quân từ 2,5%. Sáng nay các mã lớn như SSI, HCM, VCI đều tăng loanh quanh 1%, 1 số mã nhỏ hơn thì lại tăng tốt hơn, ví dụ như TVS, CTS, AGR…
FLC sáng nay mở cửa ở tham chiếu, nhưng say đó cũng tăng luôn đến 2%, có lẽ nhờ thông tin Bamboo Airways tăng vốn điều lệ lên 16 ngàn tỷ đồng, trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam (nhìn ở góc độ vốn điều lệ). Dù chưa rõ việc tăng vốn này có khiến tỷ lệ sở hữu của FLC giảm đi hay không, tuy nhiên rõ ràng gần đây cổ phiếu này luôn hút không ít sự quan tâm và tiền bạc của nhà đầu tư.
Hoàng Nam
FILI
|