Thứ Tư, 22/11/2023 15:20

Nhịp đập Thị trường 22/11: VN-Index thoát giảm cuối phiên nhờ lực cầu hồi phục

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3.36 điểm (0.3%), đạt mức 1,113.82 điểm; HNX-Index tăng 0.69 điểm (0.3%), đạt mốc 230.49 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 441 mã tăng và 272 mã giảm. Sắc xanh chiếm phần lớn trong rổ VN30 với 17 mã tăng, 11 mã giảm và 2 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 812 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 17 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 97 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1.9 ngàn tỷ đồng.

VN-Index giằng co dưới mốc tham chiếu vào đầu phiên chiều dưới tác động tiêu cực của các cổ phiếu trụ như MWG (-2.69%), VIC (-1.41%), BID (-0.8%). Cuối phiên, lực cầu trở lại ở các cổ phiếu trụ như VJC (1.5%), FPT (1.2%), SSI (1.08%) kéo chỉ số VN-Index đóng cửa trên mốc tham chiếu.

HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, trong đó chỉ số được tác động tích cực từ các mã TIG (4.27%), L14 (2.36%), SHS (2.22%), BVS (1.96%).

Kết phiên, thị trường tăng 0.3%. Trong đó, ngành thiết bị điện có sự hồi phục mạnh nhất thị trường với 2.42% chủ yếu đến từ mã GEX (3.81%), PAC (2.26%)…. Theo sau là chỉ số ngành chứng khoán, công nghệ và thông tin có mức tăng lần lượt là 1.65% và 1.04%.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng trên 714 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VPB (713 tỷ), VHM (338 tỷ), VNM (179 tỷ) và VRE (179 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại quay lại bán ròng hơn 6.5 tỷ đồng, trong đó các mã PVS (16 tỷ) và CEO (10 tỷ).

Phiên sáng: Áp lực giảm tới từ nhiều nhóm ngành

Kết thúc phiên sáng, tâm lý giằng co xuất hiện dẫn đến VN-Index tăng giảm trái chiều và dao động quanh mức tham chiếu. Về cuối phiên, chỉ số có dấu hiệu tụt sâu. Các mã trong rổ VN30 ghi nhận cổ phiếu giảm chiếm ưu thế hơn với 18 mã giảm và 7 mã tăng.

Nhiều nhóm ngành vốn hóa lớn hầu hết đều chìm trong sắc đỏ, điển hình là nhóm ngành bán lẻ, ngân hàng, bảo hiểm, vật liệu xây dựng ghi nhận diễn biến không mấy tích cực.

Nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất từ đầu phiên là nhóm ngành bán lẻ khi các mã cổ phiếu đều bao trùm bởi sắc đỏ. Các mã đầu ngành như MWG giảm 2.08%, PNJ giảm 0.62% và FRT giảm 0.49%,…

Nhóm chứng khoán cũng không mấy lạc quan, khi các mã cổ phiếu như SSI, VND, MBS, CTS đều chìm trong sắc đỏ. Riêng VCI, HCM, VDS ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ.

Ở nhóm dầu khí, sau phiên hôm qua tăng trưởng mạnh nhờ nguồn tin cắt giảm nguồn cung khi mối lo ngại tại Trung Đông do xung đột Israel-Hamas kéo dài, thì phiên sáng nay hàng loạt các cổ phiếu dầu khí như PVS, PVD, PVC,… giảm điểm trở lại.

Riêng nhóm sản xuất nhựa - hóa chất tiếp tục duy trì trạng thái tích cực, DGC tăng 1.79%, DCM tăng 1.09% và các cổ phiếu khác trong nhóm cũng ghi nhận mức tăng tốt như DPM tăng 0.3%, AAA tăng 0.54%,…

10h40: Tâm lý lưỡng lự còn hiện hữu

Nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khiến các chỉ số chính có nhịp tăng nhẹ và dao động quanh mốc tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index tăng 4.15 điểm, giao dịch quanh mức 1,114 điểm. HNX-Index tăng 0.68 điểm, giao dịch quanh mức 230 điểm.

Phần lớn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều bật tăng mạnh. Trong đó nổi bật có FPT tăng 1.32 điểm, HPG tăng 0.48 điểm, VPB tăng 0.47 điểm và VJC tăng 0.35 điểm. Trái lại, chỉ còn một số mã như MWG, VICSSB vẫn chịu áp lực bán.

Nhóm cổ phiếu ngành thiết bị điện đang được mua mạnh, đáng chú ý có PAC tăng 6.78%, GEX tăng 2.91%, TSB tăng 2.84% và CAV tăng 1.16%...

Theo sau là nhóm ngành bất động sản cũng có mức tăng rất ấn tượng với những cổ phiếu trụ đóng vai trò dẫn dắt thị trường như NVL tăng 6.15%, DXG tăng 4.94%, DIG tăng 2.31% và CEO tăng 2.16%...

So với đầu phiên, bên mua vẫn có phần chiếm ưu thế hơn. Số mã tăng là 379 mã và số mã giảm là 186 mã.

Mở cửa: Nhóm xây dựng tích cực

Sau phiên tăng điểm vào hôm qua, VN-Index mở phiên sáng nay tiếp tục tâm lý tích cực. Trong đó có sự đóng góp đáng kể đến từ nhóm xây dựng.

Các mã cổ phiếu ngành xây dựng đồng loạt tăng mạnh từ đầu phiên, VCG bất ngờ tăng gần 3%, theo sau là cổ phiếu PC1HHV với mức tăng lần lượt là 2.48% và 2.27%. Bên cạnh đó, REE cũng tăng 1.04%, CII tăng gần 2%, BCG tăng 0.91%,…

Nhóm ngành sản xuất nhựa - hóa chất cũng ghi nhận điểm sáng. Khi các mã cổ phiếu như GVR, DGC, DCM, DPM, AAA, PHR,… đều giữ vững sắc xanh.

Trái lại, nhóm cổ phiếu bán lẻ mở cửa không mấy tích cực. PNJ, FRT đều tăng nhẹ trên mức tham chiếu, riêng MWG giảm 0.49%. Các cổ phiếu còn lại trong nhóm đều giữ mức tăng không đáng kể.

Nhìn chung, đầu phiên sáng tăng điểm khá tích cực và sắc xanh bao phủ tất cả các nhóm ngành, trong đó phải kể đến một số ngành như sản xuất thiết bị - máy móc, xây dựng, thủy sản, hóa chất…

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền 22/11/2023: Thị trường đã khởi sắc hơn (21/11/2023)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2023: Nhà đầu tư vẫn còn thận trọng (21/11/2023)

>   Vietstock Daily 22/11/2023: Tín hiệu tốt xấu đan xen (21/11/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 21/11: Giữ sắc xanh tới cuối phiên (21/11/2023)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 21/11/2023: Giằng co quanh mức tham chiếu (20/11/2023)

>   Vietstock Daily 21/11/2023: Giữ vững mốc 1,100 điểm (20/11/2023)

>   Thị trường chứng quyền 21/11/2023: Rủi ro vẫn còn hiện hữu (20/11/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 20/11: Áp lực bán hạ nhiệt, VN-Index hồi phục nhẹ (20/11/2023)

>   Chứng khoán phái sinh tuần 20-24/11/2023: Áp lực bán mạnh trên diện rộng (18/11/2023)

>   Vietstock Weekly 20-24/11/2023: Rủi ro điều chỉnh vẫn còn (19/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật