Thứ Năm, 14/11/2024 15:02

Nhịp đập Thị trường 14/11: HPG và nhóm ngân hàng “nhấn chìm” VN-Index

Thị trường chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ khi chịu áp lực kép từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Đà bán tháo đột ngột xuất hiện từ giữa phiên chiều đã đẩy VN-Index xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index để mất 14.15 điểm (tương đương 1.14%) xuống 1,231.89 điểm - thấp nhất kể từ ngày 16/8/2024. Diễn biến tương tự cũng xảy ra trên sàn Hà Nội khi chỉ số HNX sụt hơn 1% về mức 223.82 điểm.

Điều đáng chú ý là thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch đạt gần 18,400 tỷ đồng trên cả ba sàn, cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa vội vàng "bắt đáy" dù thị trường đã giảm sâu.

Áp lực lớn đến từ diễn biến tỷ giá khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm lên mức 24,288 đồng/USD - cao nhất trong lịch sử trong ngày gần nhất.

Trong phiên này, nhóm cổ phiếu ngân hàng tác động mạnh nhất tới chỉ số và có tới 6 đại diện trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index, bao gồm CTG, BID, VCB, VPB, TCBMBB.

"Vua thép" HPG cũng góp phần vào đà giảm khi lao dốc gần 3%, khiến VN-Index mất thêm hơn 1 điểm. Các cổ phiếu chứng khoán cũng lao dốc, với SSI giảm gần 3%, VCI giảm gần 5%, trong khi MBSHCM đều để mất hơn 3%.

Ở chiều ngược lại, BCM, HVNHAG là 3 cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index

Diễn biến đáng quan ngại là khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng trong hơn 12 phiên liên tiếp, với giá trị bán ròng hơn 760 tỷ đồng trong phiên này. Nhìn xa hơn, nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu "xả mạnh" cổ phiếu Việt kể từ đầu tháng 10/2024.

Giá trị giao dịch của khối ngoại trên cả 3 sàn

11h40: Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục “kìm chân” VN-Index

Thị trường diễn biến giằng co trong bối cảnh thanh khoản ảm đạm. Nhóm cổ phiếu “vua” tiếp tục đè nặng áp lực khiến chỉ số chung khó bứt phá. VN-Index nghỉ giữa phiên ở mốc 1,242.74 điểm (-0.26%); HNX-Index giảm 0.37%, xuống mức 225.39 điểm. Độ rộng thị trường ghi nhận 327 mã giảm và 253 mã tăng giá.

Phiên rút chân hôm qua vẫn chưa giúp dòng tiền tự tin trở lại, thậm chí thanh khoản ảm đạm hơn hẳn so với sáng qua. Khối lượng khớp lệnh của VN-Index chỉ đạt hơn 161 triệu đơn vị, tương đương giá trị khoảng 4.3 ngàn tỷ đồng trong phiên sáng. HNX-Index ghi nhận khối lượng khớp lệnh đạt hơn 15 triệu đơn vị, với giá trị hơn 310 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất có đến 8/10 mã thuộc nhóm ngân hàng, dẫn đầu là VPB, VCBTCB lấy đi khoảng 1.5 điểm của VN-Index. Trái lại, VHM, VICGAS đang là những trụ cột níu giữ chỉ số, đóng góp hơn 1 điểm tăng.

Xét về nhóm ngành, năng lượng tiếp tục là nhóm phải “đội sổ” khi các cổ phiếu lớn trong ngành vẫn chịu áp lực bán lớn, bao gồm BSR (-1.98%), PVS (-2.47%) và PVD (-0.84%). Theo sau là nhóm tài chính với sắc đỏ bao trùm lên hầu hết các cổ phiếu, mặc dù mức giảm đa số dưới 1% nhưng vì chiếm tỷ trọng vốn hóa cao nên chỉ số thị trường bị ảnh hưởng đáng kể. Tiêu biểu là VCB (-0.43%), CTG (-0.44%), BID (-0.43%), TCB (-0.86%), VPB (-1.55%), MBB (-0.62%),…

Ở phía ngược lại, nhóm bất động sản đang là điểm sáng với dẫn dắt chính từ 3 cổ phiếu nhà Vingroup, bao gồm VHM (+1.24%), VIC (+0.99%) và VRE (+1.93%). Nhóm tiêu dùng thiết yếu cũng xuất hiện nhiều cổ phiếu thu hút lực cầu tích cực như MCH (+2.09%), VHC (+1.08%), FMC (+1.43%), MPC (+0.64%),…

Khối ngoại vẫn tiếp tục đà bán ròng, với giá trị hơn 344 tỷ đồng trên HOSE sáng nay. Đáng chú ý nhất là cổ phiếu FPT bị bán ròng hơn 92 tỷ đồng. Ở phía mua không có cái tên nào quá nổi bật, dẫn đầu đang là VREHAH nhưng giá trị mua ròng không quá lớn. Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài đang bán ròng hơn 27 tỷ đồng, cổ phiếu bị bán mạnh nhất là PVS.

10h30: Tâm lý lưỡng lự xuất hiện

Nhà đầu tư tỏ ra khá phân vân khiến cho các chỉ số chính giao động quanh mốc tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index giảm nhẹ 0.16 điểm, giao dịch quanh mức 1,246 điểm. HNX-Index tăng nhẹ 0.46 điểm, giao dịch quanh mức 226.5 điểm.

Độ rộng của rổ chỉ số VN30-Index với sắc đỏ có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, ở chiều tích cực có VHM tăng 0.92 điểm, FPT tăng 0.90 điểm, VIC tăng 0.69 điểm và VRE tăng 0.41 điểm. Trái lại, một số mã cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán như TCB, VPB, ACBMWG đang lấy đi gần 3 điểm từ chỉ số chung.

Nguồn: VietstockFinance

Nhóm cổ phiếu ngành tiêu dùng thiết yếu tuy đang diễn biến phân hóa nhưng số lượng mã giữ được sắc xanh vẫn đang chiếm ưu thế. Ở chiều mua với sự góp mặt của MCH tăng 1.86%, HAG tăng 0.88%, VHC tăng 1.22%, ANV tăng 0.54% đang dẫn đầu nhòm ngành này. Bên cạnh đó, một số mã như VNM, DBC, SABPAN hiện vẫn đang chịu áp lực bán nhưng không đáng kể.

Tiếp đến là nhóm bất động sản cũng duy trì được mức tăng khá tốt ngay từ đầu phiên với những cổ phiếu như VHM tăng 1.36%, VRE tăng 2.21%, DXS tăng 1.33%, BCM tăng 0.88%, VIC tăng 1.35%,...

Ở chiều ngược lại, nhóm tài chính đang có diễn biến khá kém sắc khi một loạt các cổ phiếu đầu ngành chịu áp lực bán như VCB giảm 0.11%, CTG giảm 0.73%, TCB giảm 0.86%, BID giảm 0.11%,...

So với đầu phiên, bên mua vẫn có phần lấn lướt hơn dù độ rộng vẫn đang chiếm phần lớn từ các mã đang đứng giá. Số mã tăng là 296 mã (12 mã tăng trần) và số mã giảm là 241 mã (7 mã giảm sàn).

Nguồn: VietstockFinance

9h30: Giảm nhẹ ngay từ đầu phiên

Đầu phiên 14/11, VN-Index giảm hơn 2 điểm, về mức 1,243.75 điểm. Bên cạnh đó, HNX-Index cũng giảm nhẹ, đạt mức 226.16 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/11, chỉ số S&P 500 nhích 0.02% lên 5,985.38 điểm. Chỉ số Dow Jones cộng 47.21 điểm (tương đương 0.11%) lên 43,958.19 điểm, chỉ số này đã tăng tới 230 điểm vào đầu phiên ngày thứ Tư. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 0.26% lên 19,230.74 điểm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước, trùng khớp với dự báo từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones và cũng cao hơn 0.2 điểm phần trăm so với tháng 9. CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 3.3% trong tháng trước, cùng phù hợp với dự báo. Sau báo cáo lạm phát, thị trường dự báo khả năng cao ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất 1 lần nữa vào tháng 12/2024, theo công cụ CME FedWatch.

Sắc đỏ bao phủ hầu hết các nhóm ngành, trong đó một số mã cổ phiếu đầu ngành năng lượng giảm tiêu cực từ đầu phiên như BSR giảm 1.49%, PVS giảm 0.55%, PVD giảm 0.42%, POS giảm 0.99%,…

Các mã lớn như VPB, VCB, TCB đang đè thị trường với tổng mức kéo giảm 1 điểm. Ở chiều ngược lại, FPT, VHM, GAS dẫn đầu nhóm kéo tăng với mức tăng hơn 1 điểm.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 14/11/2024: Tâm lý bi quan đã giảm bớt (13/11/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 14/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đã bớt bi quan (13/11/2024)

>   Thị trường chứng quyền 14/11/2024: Trạng thái phân hóa vẫn còn (13/11/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 13/11: Khối ngoại vẫn chưa dứt chuỗi bán ròng (13/11/2024)

>   Vietstock Daily 13/11/2024: Rủi ro giảm điểm gia tăng (12/11/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 13/11/2024: Các tín hiệu trái chiều xuất hiện (12/11/2024)

>   Thị trường chứng quyền 13/11/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở (12/11/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 12/11: Sắc đỏ áp đảo, VN-Index xuống dưới mốc 1,250 (12/11/2024)

>   Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp có tuần hút tiền (11/11/2024)

>   Vietstock Daily 12/11/2024: Nhà đầu tư tăng cường bắt đáy (11/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật