Thứ Tư, 29/12/2021 15:45

Nhịp đập Thị trường 29/12: Đuối trong phiên chiều

Kết thúc phiên 29/12, VN-Index mất hơn 8.5 điểm, giảm còn 1,485.8 điểm. HNX-Index giảm nhẹ 0.2 điểm còn 457.8 điểm. Tuy vậy, UPCoM-Index lại tăng trở lại về kết phiên trong sắc xanh.

Sau khi giằng co trong phiên sáng, thị trường xác nhận đà giảm trong phiên chiều. Chỉ số VN-Index giao dịch dưới tham chiếu trong suốt thời gian còn lại. Nhóm vốn hóa lớn dẫn đầu ngân hàng (VCB, TCB, STB), bất động sản (VIC, VHM, BCM, VRE), bán lẻ (MWG, VGC), tiện ích (GAS, PGV, POW) đều giảm điểm. Ở các nhóm ngành, diễn biến chung là phân hóa.

Trong phiên hôm nay, nhóm hàng không khá tích cực với diễn biến tăng nhẹ của ACVHVN.

Nhóm chứng khoán cũng lấy lại đà tích cực trong phiên hôm nay, phần lớn cổ phiếu tăng giá. CTS thậm chí tăng trần.

Trong khi nhóm vốn hóa lớn bất động sản miệt mài đè chỉ số thì đà tăng trần diễn ra ở nhiều cổ phiếu ở nhóm bất động sản và xây dựng. SNZ, CII, EVG, LHG, DRH, HAR… đều tím tái. Đây đều là các mã vốn hóa vừa và nhỏ.

Thanh khoản thị trường ở mức hơn 31 ngàn tỷ đồng, khá thấp so với các phiên trước. Có vẻ vào những phiên cuối năm, nhà đầu tư đang dần thận trọng hơn.

Phiên sáng: Chờ xu hướng mới trong phiên chiều

VN-Index sau khi mở cửa tăng điểm thì điều chỉnh giảm dưới tham chiếu và duy trì trạng thái giằng co cho đến khi phiên sáng khép lại.

Thông tin kinh tế vĩ mô trong quý 4 vẫn chưa thể là động lực để giúp tâm lý nhà đầu tư hưng phấn. Dòng tiền đổ vào thị trường sáng nay không còn mạnh như phiên trước, đạt hơn 18,000 tỷ đồng. Độ rộng thị trường cũng bị thu hẹp dần về cuối phiên.

Cổ phiếu ngân hàng làm khá tốt vai trò đỡ chỉ số khi đa số đều tăng, chỉ có 5 mã giảm. Chỉ có điều là VCB lại theo phe giảm điểm và với vốn hóa của mình, cổ phiếu này tác động đáng kể lên đà giảm của VN-Index. Trong khi đó, VIB, CTG, VPB, MBBHDB là 5 mã dẫn dầu sàn HOSE về tác động tích cực lên chỉ số.

Nhóm chứng khoán cũng tăng tốt sáng nay, SSI, VND, VCI, MBS, HCM,… đều tăng trên 1%, CTS còn tăng hơn 5%. Chỉ có 5 mã giảm là TVS, IVS, FTS, HBS, APS.

Đáng chú ý, cổ phiếu ngành thép cũng hồi sinh trở lại sau khi “bank” và chứng tăng tốc. HPG đảo chiều và tăng 0.44%, tạm lên 46,000 đồng/cp, HSG tăng 2.79%, NKG tăng 4.3%. Duy nhất sàn HOSE chỉ còn VIS giảm 3.39%.

3 nhóm ngành trên đều có mức tăng khá, tuy nhiên vẫn chưa thể giúp VN-Index thoát xu hướng giằng co. Điều này cũng bởi do các Large Cap khác như VIC, MSN, NVL, GVR, GAS, MWG, VHM,… đỏ điểm.

Việc ba ông lớn VIC, VHMNVL giảm điểm khiến nhóm bất động sản sáng nay cũng sụt giảm. Dù vậy, đi chi tiết vào thì có nhiều mã tăng khá như DRH, LDG, HAR, NLG, CEO, CKG

Sáng nay khối ngoại mua ròng nhẹ, ghi nhận 3 phiên mua ròng liên tiếp.

10h25: Về dưới tham chiếu

Nhóm ngân hàng vẫn tăng điểm nhưng chưa đủ để VN-Index bứt phá khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn còn lại như HPG, VIC, VNM,… đang giảm điểm.

Chỉ số chính sàn HOSE tính đến 10h25 đang mất hơn 2 điểm, thanh khoản hiện hơn 324 triệu cp, tương ứng giá trị 9,900 tỷ đồng. Có 179 mã giảm điểm trên sàn HOSE so với 144 mã tăng. 14 cổ phiếu tăng trần lúc này, gồm chủ yếu là nhóm bất động sản như LDG, TNI, DRH, HAR.

Cổ phiếu DTL bất ngờ tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp khi phần lớn cổ phiếu ngành thép đang giảm điểm. Ông lớn HPG có phiên giảm thứ 3, hiện giao dịch ở 45,550 đồng/cp, HSG cũng giảm nhưng VIS là mã giảm mạnh nhất, mất hơn 3%.

Ở nhóm ngân hàng, VIBMBB tăng mạnh nhất (hơn 3%), tiếp đó là HDB tăng 2.62%, tạm giao dịch ở 31,300 đồng/cp. Với 4 phiên tăng liên tục, HDB đang hướng đến đỉnh gần nhất đạt được vào cuối tháng 11.

Mở cửa: Cứ điểm 1,500

Phiên tăng điểm đầy ấn tượng trong ngày hôm qua đã giúp VN-Index đang tiến gần hơn với cứ điểm 1,500, qua đó mở ra cơ hội để thị trường lập một kỷ lục mới ngay trước khi năm 2021 khép lại.

Sáng nay, nhà đầu tư sẽ chú ý nhiều hơn đến các thông tin kinh tế vĩ mô Việt Nam. Sau quý 3 tăng trưởng âm, GDP quý 4 ước tính tăng 5.22% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, GDP năm 2021 tăng 2.58% so với năm trước. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý 3/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

Đáng chú ý chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0.18% so với tháng trước và tăng 1.81% so với tháng 12/2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1.84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0.81%.

Ngay khi thông tin vĩ mô vừa được công bố, thị trường lập tức phản ứng tích cực. VN-Index mở cửa tăng điểm và đang giao dịch trên mốc 1,498 điểm. Nhóm ngân hàng tiếp tục tích cực và đóng góp lớn vào đà tăng của chỉ số.

Hôm qua, chính ngân hàng cũng là nhóm ngành khiến thị trường tăng điểm ngoạn mục sau pha “đổ đèo” đầu phiên chiều trước thông tin Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 29/12/2021: Tiến sát vùng đỉnh lịch sử (28/12/2021)

>   Thị trường chứng quyền 29/12/2021: Tốt xấu đan xen (28/12/2021)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 29/12/2021: Tình hình đã tích cực hơn (28/12/2021)

>   Nhịp đập Thị trường 28/12: Giữ được sắc xanh sau phiên chiều rung lắc mạnh (28/12/2021)

>   Vietstock Daily 28/12/2021: VN-Index có khả năng vượt mức 1,500 điểm (27/12/2021)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 28/12/2021: Tâm lý thận trọng tăng cao (27/12/2021)

>   Thị trường chứng quyền 28/12/2021: CKDH2106 và CFPT2102 đang được định giá hấp dẫn (27/12/2021)

>   Nhịp đập Thị trường 27/12: VN-Index trở lại vùng đỉnh lịch sử? (27/12/2021)

>   Vietstock Weekly 27-31/12/2021: VN-Index sẽ trở lại vùng đỉnh lịch sử? (26/12/2021)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 27-31/12/2021: Phe Long sẽ tiếp tục chiếm ưu thế? (25/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật