Thứ Năm, 13/01/2022 19:50

Bài cập nhật

Góc nhìn 14/01: Hồi phục?

SHS cho rằng vùng hỗ trợ 1,480-1,495 điểm (MA20-50) đang ở khá sát nên khả năng để VN-Index hồi phục trong phiên 14/01 được đánh giá cao hơn khả năng giảm điểm.

 

Có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật?

 

 

CTCK Yuanta Việt Nam: Áp lực bán quay lại trong phiên chiều 13/1 khiến các chỉ số đảo chiều giảm trở lại. Cụ thể, chỉ số VNI-Index đóng cửa giảm 0.96% dừng tại 1496.05 điểm, HNX-Index giảm 2.7%, Upcom-Index giảm 1.33%. Giá trị giao dịch khớp lệnh sụt giảm so với phiên liền trước khi đạt 34,489 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Điểm sáng trong phiên là nhóm Ngân hàng tiếp tục giữ nhịp tăng như BID (+4.4%), CTG (+2.4%), MBB (+1.7%), VCB (+2.4%) tăng giá. Tuy nhiên, phần còn lại của thị trường ghi nhận lực bán khá mạnh trong đó nhóm Bất động sản diễn biến khá tiêu cực bao gồm nhóm Vingroup (VIC, VRE, VHM), GVR hay LDG, DXG, SCR, CEO, DIG, ITA giảm hết biên độ.

Về nhóm ngành, nhóm Ngân hàng, Thép, Viễn thông di động là các nhóm đi ngược thị trường trong phiên 13/1.

Khối ngoại bán ròng hơn 63 tỷ đồng. Họ bán ròng chủ yếu tại VRE (126 tỷ), NVL (61 tỷ), VND (45 tỷ). Ở chiều ngược lại, KDH (104 tỷ), BID (88 tỷ), VHM (86 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng.

Yuanta cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1,490 – 1,500 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường đang bước vào giai đoạn tích lũy, đặc biệt nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật trong 1-2 phiên tới. Điểm tích cực là rủi ro của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như Ngân hàng và Thép có chiều hướng giảm dần cho nên dòng tiền có thể sẽ phân hóa và có xu hướng dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm dần tỷ trọng cổ phiếu về mức 35-40% danh mục.

 

Nhóm cổ phiếu bluechips sẽ dẫn dắt thị trường?

 

CTCK MB (MBS): Sau nhịp tăng khá mạnh đầu phiên 13/1, áp lực bán gia tăng mạnh đã khiến thị trường quay đầu điều chỉnh, dù nhóm cổ phiếu trụ cột như bank, thép duy trì sự tích cực. Tín hiệu tích cực phiên 13/1 là dòng tiền vẫn mạnh mẽ ở các mã ngân hàng, độ rộng của rổ VN30 cũng ở mức trung tính. MBS cho rằng, đây là cơ hội để quay lại nhóm cổ phiếu bluechips khi biến động của thị trường đang khá cao. Việc thị trường rung lắc sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian vừa qua trong khi nhóm bluechips cũng đã tạo được nền tích lũy kéo dài và khả năng giảm cũng sẽ ít hơn. Về kỹ thuật, vùng hỗ trợ mạnh ngắn hạn đối với chỉ số tại vùng 1,456-1,475 điểm.

 

Nhà đầu tư hạn chế bán ra trong lúc này

 

CTCK Agribank (Agriseco): Agriseco Research cho rằng, sự thận trọng này có thể tiếp tục xảy ra trong những phiên tiếp theo khi nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn chưa tìm được điểm cân bằng và nhóm cổ phiếu trụ cột chưa thu hút được dòng tiền mới. Một số nhóm ngành nổi bật trong phiên 13/1 là ngân hàng, thép, và công nghệ. Về phân tích kĩ thuật, xu hướng chính của VN-Index vẫn là xu hướng tăng khi chỉ số duy trì trên hai đường hỗ trợ EMA34 và EMA89. Tuy nhiên, chỉ báo RSI và MACD đã hướng xuống báo hiệu có thể giảm trong ngắn hạn. Khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bán ra trong lúc này mà nên chờ những nhịp hồi phục của thị trường để bảo toàn tối đa được lợi nhuận, nên xem xét gia tăng tỷ trọng khi VN-Index chạm các vùng hỗ trợ 1,439-1,483.

Nhà đầu tư nên chờ quan sát để xác nhận xu hướng của thị trường rõ nét hơn?

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Nhịp điều chỉnh phiên 13/1 được xem là cần thiết để xác lập một nền giá vững chắc hơn. Trong những phiên tới, KBSV nghiêng về khả năng chỉ số sẽ xác lập một nhịp đi ngang tích lũy với biên độ thắt chặt dần với cận dưới nằm quanh vùng 1,485-1,490 và cận trên tại quanh 1,510.

Sau khi bán cân bằng tỷ trọng nắm giữ và kết hợp trading T+ một phần danh mục để trung bình giá vốn, nhà đầu tư được khuyến nghị tạm thời dừng lại quan sát tín hiệu xác nhận xu hướng rõ nét hơn sau khi hoàn tất nhịp đi ngang này.

Thị trường đang ở trạng thái tiêu cực?

CTCK Mirae Asset: Đóng cửa ở vùng giá thấp nhất trong ngày đã khiến cho điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index rơi về mức -4 điểm và trạng thái đánh giá kỹ thuật giảm từ TRUNG TÍNH xuống còn TIÊU CỰC. P/E hiện tại của VN-Index ở mức 17,4x.

 

Có thể giải ngân vào nhóm cổ phiếu VN30

CTCK Đông Á (DAS): Áp lực bán gia tăng trong phiên giao dịch buổi chiều 13/01, nhiều cổ phiếu bất động sản, xây dựng giảm mạnh sau đợt tăng nóng vừa qua. Thị trường phân hóa khi nhóm ngân hàng, thép, công nghệ giao dịch tích cực giúp VN-Index giảm chậm lại. Thanh khoản thị trường thấp hơn trung bình 5 ngày, cho thấy nhà đầu tư đang có tâm lý thận trọng, không vội bắt đáy. Nhìn chung nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 và các cổ phiếu ngân hàng đã có một giai đoạn tạo nền giá tích lũy, đồng thời với kết quả kinh doanh quý 4 được dự báo khả quan thì các cổ phiếu này có mức định giá hấp dẫn, thanh khoản lớn thuận lợi cho nhà đầu tư luân chuyển dòng tiền từ nhóm cổ phiếu nóng chuyển sang.

Nhà đầu tư theo kế hoạch giao dịch ngắn hạn có thể giải ngân vào nhóm cổ phiếu VN30 và các cổ phiếu ngân hàng đã có nhịp tích lũy trong thời gian qua và đang có chỉ số định giá hấp dẫn hơn thị trường chung. Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải, hạn chế sử dụng đòn bẩy khi thị trường trong thời gian chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ dài.

Tích luỹ và kiểm tra quanh ngưỡng 1,500

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): Dẫu biết sau khi thị trường tăng mạnh thì cần có nhịp điều chỉnh nghỉ ngơi, nhưng VN-Index vừa ngồi xuống đã mất đi 14 điểm là điều hẳn khiến ai cũng bất ngờ. Hàng loạt cổ phiếu nhóm bất động sản ở trong tình trạng "trắng bên mua” trước những ánh mắt thất vọng vì không kịp thoát hàng của nhà đầu tư. Ở diễn biến ngược lại, cổ phiếu ngành Ngân hàng tiếp tục có một phiên giao dịch tích cực. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với số mã giảm gấp đôi số mã tăng; chỉ 6/19 ngành tăng điểm. Về giao dịch của khối ngoại, hôm 13/01 khối này bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng trên sàn HNX. Tuy trải qua một phiên điều chỉnh khá mạnh nhưng VN-Index vẫn đóng cửa trên đường MA20, chỉ số có lẽ sẽ tích luỹ và kiểm tra quanh ngưỡng 1,500 trong những phiên tới.

VN-Index hồi phục?

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Dường như việc nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng bị bán mạnh và giảm sàn trong phiên sáng 13/01 đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư trên toàn thị trường. Điều này khiến cho đà tăng tích cực từ đầu phiên ở một số nhóm cổ phiếu không còn được duy trì khi mà các nhà đầu tư quyết định tận dụng nhịp tăng này để giảm tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ trong danh mục. Và chỉ số VN-Index lại đánh mất ngưỡng tâm lý 1,500 điểm sau phiên 13/01, điều này khiến cho xu hướng tăng của thị trường bị suy yếu đôi chút.

Tuy nhiên, SHS đánh giá phiên giảm hôm 13/01 là không thực sự tiêu cực khi mà thanh khoản khớp lệnh đã suy giảm so với phiên tăng trước đó và chỉ xấp xỉ mức trung bình. Bên cạnh đó, vùng hỗ trợ 1,480-1,495 điểm (MA20-50) đang ở khá sát nên khả năng để VN-Index hồi phục trong phiên cuối tuần (14/01) được đánh giá cao hơn khả năng tiếp tục giảm. Nhà đầu tư nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải đã gia tăng tỷ trọng cổ phiếu lên mức cao khi tham gia bắt đáy trong phiên 12/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục.

Giằng co ở vùng giá thấp

CTCK Asean (Aseansc): Thị trường hôm nay (13/01) ghi nhận một phiên giảm điểm khá do sức ép đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và ở mức trung bình 20 phiên. Trong đó, đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu này có thể đến từ hoạt động chốt lời bảo vệ thành quả sau những kỳ vọng thái quá về giá đất, cũng như mức tăng khá nóng trong thời gian qua.

Aseansc duy trì quan điểm rằng những phiên hồi phục kỹ thuật được xem là cơ hội tốt để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục. Dự báo trong phiên giao dịch tới (14/01), chỉ số VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,490-1,495 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,480-1,485 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 13/01: Nhịp hồi là cơ hội tốt để cơ cấu lại danh mục? (12/01/2022)

>   Chuyên gia SSI: Thị trường đã kỳ vọng vào các cổ phiếu bất động sản quá nhiều (12/01/2022)

>   Góc nhìn 12/01: Hình thành điểm cân bằng mới quanh ngưỡng 1,500 (11/01/2022)

>   Góc nhìn 11/01: Test lại vùng hỗ trợ gần? (10/01/2022)

>   Tiềm năng nào ở HAH, HSG và MCH? (10/01/2022)

>   Dòng vốn từ các quỹ đầu tư kỳ vọng sẽ quay trở lại TTCK Việt Nam trong 2022 (10/01/2022)

>   SSI Research: Chứng khoán có xu hướng tăng ngắn hạn, VN-Index hướng đến 1,580 điểm trong tháng 1 (10/01/2022)

>   Góc nhìn tuần 10-14/01: Phân hóa? (09/01/2022)

>   Góc nhìn 07/01: Tiếp tục hành trình hướng tới vùng 1,530-1,570? (06/01/2022)

>   Yuanta: Ngân hàng, bất động sản, thép sẽ dẫn sóng tháng 1/2022 (06/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật