Thứ Năm, 02/01/2025 15:40

Nhịp đập Thị trường 02/01: VN-Index tăng điểm phiên đầu năm dù thanh khoản "mất hút"

Thị trường chứng kiến nhịp hồi trong phiên chiều, đưa VN-Index hồi phục từ vùng 1,264 lên 1,269.71. Còn lại, HNX-Index cũng tăng 0.26 điểm để tiến lên mốc 227.69, riêng UPCoM-Index giảm nhẹ 0.01 điểm còn 95.05. Tổng thanh khoản cả 3 sàn nhìn chung không cao, chỉ nhỉnh hơn 12 ngàn tỷ đồng.

Thị trường chứng kiến nhịp hồi phục tốt trong phiên chiều

Xét trên VN-Index, cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào điểm tăng hôm nay là BID hơn 1.1 điểm, tiếp đến là VCB gần 1 điểm. Ở phía sau, hàng loạt “ông lớn” gồm HPG, CTG, HVN, MSN, VGC, VTP, PLX đóng góp tích cực. Tổng cộng, top 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất đã đem về gần 4.4 điểm, cao hơn cả điểm tăng của toàn chỉ số. Chiều ngược lại, top 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lấy đi khoảng 2.3 điểm.

Nhiều cổ phiếu trụ đóng góp vào điểm số VN-Index

Xét theo nhóm ngành, số lượng 13 ngành tăng chiếm ưu thế hơn số lượng 9 ngành giảm. Trong đó, tăng mạnh nhất là chăm sóc sức khỏe đạt 2.35%, dẫn dắt bởi TNH tăng 3.54%, BBT tăng 2.29%. Theo sau có 3 ngành tăng trên 1% là xe và linh kiện, vận tải, bảo hiểm.

Với nhóm xe và linh kiện, các “đại gia” săm lốp như CSM, DRC, SRC đều tăng tốt, điển hình là SRC tăng 5.51%. Hay một cổ phiếu phân phối xe là TMT tăng trần 7% sau thông tin về kế hoạch tái cấu trúc hoạt động kinh doanh.

Ở nhóm vận tải, động lực tăng giá đến từ ACV tăng 1.52%, HVN tăng 1.92%, GMD tăng 1.53%, PHP tăng 2.14%, VTP tăng 5.19% hay thậm chí PAP tăng 14.05%.

Cổ phiếu bảo hiểm cũng xuất hiện nhiều cái tên quen mặt sở hữu mức tăng tốt như BVH tăng 1.58%, MIG tăng 4%, VNR tăng 1.83% hay AIC tăng trần 15%.

Ở số lượng ít hơn các ngành giảm, phần cứng dẫn đầu với mức giảm lên đến 2.28%, trong đó POT giảm 1.96% và VTB thậm chí giảm sàn 7%. Các nhóm ngành còn lại giảm không đáng kể.

Ngoài các cổ phiếu kể trên, thị trường còn ghi nhận cái tên gây tượng khác như HNG, DST tăng trần 15%.

Số lượng ngành tăng chiếm đa số trong phiên 02/01

Khối ngoại có phiên bán ròng gần 178 tỷ đồng, nhưng thực chất lực bán dồn phần lớn vào FPT hơn 240 tỷ đồng, tạo khoảng cách rất xa so với cổ phiếu xếp ngay sau là ACV chỉ gần 38 tỷ đồng. Tại chiều mua ròng cho thấy sự phân bổ khá đều, dẫn đầu bởi MSN được mua ròng gần 45 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch khối ngoại trên 3 sàn

Phiên sáng: Thị trường gặp khó khi các nhóm ngành trụ mang sắc “đỏ”

VN-Index sau khi tăng nhẹ đầu phiên sáng đã lập tức bước vào pha điều chỉnh để rồi kết thúc phiên sáng ngày 02/01 tại 1,264.67 điểm, tương ứng giảm 2.11 điểm. Kết quả giảm điểm cũng hiện diện trên UPCoM-Index trong khi HNX-Index “xanh” trở lại để tiến lên mốc 227.46.

Nguồn: VietstockFinance

Có 7 ngành ghi nhận kết quả tăng điểm, trong khi số ngành giảm vượt trội hơn với con số 14.

Trong số các ngành tăng, có 3 ngành tăng trên 1% là xe và linh kiện, bảo hiểm, vận tải, tuy nhiên mức độ tác động đến thị trường không quá nhiều.

Còn ở chiều giảm, 4 ngành giảm trên 1% là phần cứng, phần mềm, truyền thông giải trí, thực phẩm đồ uống & thuốc lá. Ngoài ra, dù chỉ giảm quanh 0.3% nhưng những ngành như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán lại chi phối khá lớn đến thị trường chung do có quy mô vốn hóa đáng kể.

Số ngành giảm chiếm đa số trong phiên sáng ngày 02/01
Nguồn: VietstockFinance

Trong bối cảnh thanh khoản không lớn, thiếu đi động lực tăng điểm, thị trường còn phải đối mặt với áp lực bán ròng của khối ngoại gần 327 tỷ đồng, tập trung mạnh mẽ tại FPT gần 152 tỷ đồng.

Diễn biến tại thị trường chứng khoán Việt Nam không quá khó đoán, bởi nhìn ra cả khu vực châu Á, diễn biến giảm điểm đang chiếm đa số, nổi bật là Hang Seng giảm 1.63%, Shanghai Com giảm 1.05%, Nikkei 225 giảm gần 1%...

Nguồn: VietstockFinance

10h40: Chưa có động lực để tạo xu hướng rõ ràng

VN-Index sau khi tăng nhẹ vào đầu phiên sáng thì hiện tại đang bước vào nhịp điều chỉnh về gần mốc tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index chỉ còn tăng 0.18 điểm và đat 1,266.96, còn lại HNX-Index tăng 0.22 điểm lên mốc 227.65, trong khi UPCoM-Index giảm 0.23 điểm về còn 94.82.

Thị trường đang cho thấy sự thiếu động lực để tạo ra xu hướng rõ ràng trong phiên đầu năm. Tâm lý thận trọng còn được thể hiện rõ rệt qua thanh khoản chỉ hơn 3.7 ngàn tỷ đồng.

Xét theo ngành, nhóm cổ phiếu công nghiệp tăng tốt, nổi bật là CTD tăng 2.18%, ACV tăng 2%, VTP tăng 2.26%, VCG tăng 1.1%, VOS tăng 3.5%... Bên cạnh đó, nhóm tiêu dùng thiết yếu cũng tăng mạnh, đặc biệt là DBC tăng 3.06%, HAG tăng 2.9% và HNG tăng trần 15%.

Ngoài công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu, các nhóm nguyên vật liệu, bất động sản cũng đang ghi nhận sắc xanh chủ đạo. Các nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng, chứng khoán lại đang ghi nhận nhiều sự trái chiều.

Về giao dịch khối ngoại, lực mua ròng nhìn chung khá nhẹ và trải đều trên nhiều cổ phiếu như MSN, DBC, DGC… trong khi phe bán lại dồn sức vào FPT gần 50 tỷ đồng, bỏ xa các cổ phiếu xếp sau. Kết quả tính đến 10h30, khối ngoại đang tạm bán ròng gần 88 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch khối ngoại trên 3 sàn (tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Mở cửa: Tăng nhẹ đầu phiên, liệu có “đầu xuôi đuôi lọt”?

Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam có diễn biến tăng nhẹ, mở ra kỳ vọng về một kịch bản “đầu xuôi đuôi lọt”, khá trái ngược với các thị trường châu Á.

Tại thời điểm 9h30, các chỉ số chính của chứng khoán Việt Nam phần lớn tăng điểm, trong đó VN-Index tăng 3.41 điểm lên mốc 1,270.19 và HNX-Index tăng 0.53 điểm lên mốc 227.96, riêng UPCoM-Index giảm 0.05 điểm về 95.01.

Sắc xanh chiếm đa số với 287 mã, bên cạnh 12 mã tăng trần, trong khi có 127 mã mang sắc đỏ và 4 mã giảm sàn.

Nhìn vào bản đồ thị trường, một số cổ phiếu tăng điểm và thu hút dòng tiền đáng chú ý đầu phiên sáng có thể kể đến như ACV tăng 3.05%, CTD tăng 1.89%, VTP tăng 1.75%, BID tăng 1.86%, CTG tăng 1.06%, DBC tăng 1.98%... Ngược lại cũng có nhiều trường hợp giảm nhanh đầu ngày, điển hình là YEG giảm 3.23%, HDB giảm 1.37%, EIB giảm 1.55%, … thậm chí KSV giảm sàn 10%.

Sắc xanh chiếm chủ đạo trên thị trường tại thời điểm 9h30
Nguồn: VietstockFinance

Trên các thị trường châu Á, diễn biến mở cửa không được tích cực như thế, với Nikkei 225, Shanghai Com giảm quanh 1%, thậm chí Hang Sheng giảm hơn 2%.

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 02/01/2025: Tâm lý thận trọng gia tăng (31/12/2024)

>   Thị trường chứng quyền 02/01/2025: Triển vọng ngắn hạn chưa thể lạc quan (31/12/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 02/01/2025: Khối ngoại liên tục bán ròng mạnh (31/12/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 31/12: Kết năm 2024 ở mức 1,266.78 (31/12/2024)

>   Vietstock Daily 31/12/2024: Tăng giảm đan xen (30/12/2024)

>   Thị trường chứng quyền 31/12/2024: Tâm lý bi quan xuất hiện trở lại (30/12/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 31/12/2024: Xuất hiện trạng thái giằng co (30/12/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 30/12: Tiếp tục diễn biến phân hóa (30/12/2024)

>   Vietstock Weekly 30/12/2024-03/01/2025: Kỳ vọng thanh khoản phục hồi (29/12/2024)

>   Thị trường chứng quyền tuần 30/12/2024-03/01/2025: Thị trường diễn biến phân hóa (29/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật