Nhịp đập Thị trường 09/11: Bán mạnh cuối phiên
Về cuối phiên chiều, áp lức bán gia tăng khiến VN-Index giảm mạnh gần 12 điểm. Chỉ số về dưới mức 915 điểm, thanh khoản chỉ đạt hơn 3,000 tỷ đồng. Việc khối ngoại tiếp tục mua ròng cũng không thể giúp chỉ số hạ về cuối phiên.
VN-Index kết phiên giao dịch giảm 1.29% về mức 914.29 điểm, HNX-Index giảm 1.46% về mức 103.01 điểm. Khối lượng khớp lệnh 2 sàn HOSE và HNX khá thấp, chỉ đạt 165 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 3,000 tỷ đồng.
Độ rộng toàn thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán với 358 mã giảm điểm và 236 mã tăng điểm. Bên bán chiếm ưu thế gần như tại mọi thời điểm trong phiên.
GAS, VNM, là 2 cổ phiếu chính kéo thị trường giảm điểm hôm nay. Ngành ngân hàng cũng là chủ đạo trong top các cổ phiếu giảm điểm với các mã lớn là VCB, BID, TCB và CTG. Ở ngành bán lẻ, cổ phiếu MWG cũng chịu áp lực bán lớn trong phiên. Kết phiên, mã này giảm hơn 3,6% và có khả năng cao tiến về đáy tháng 05/2018.
Điểm sáng trong phiên hôm nay là ở ngành bất động sản với việc VHM duy trì đà tăng từ đầu tháng 11 đến giới. Đây cũng là lực đỡ chính của thị trường trong những phiên gần đây. Ngoài ra, cổ phiếu ngành khác ngành này là FLC cũng tăng điểm tốt với khối lượng giao dịch lên đến hơn 16,3 triệu cp (cao nhất toàn thị trường).
Khối ngoại mua ròng 89.21 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng 15.5 tỷ đồng trên sàn HNX
14h: Điểm sáng TPB
Đầu phiên chiều, VN-Index vẫn dưới mức 920 điểm. Việc khối lượng thấp cùng các tín hiệu xấu từ thị trường tài chính thế giới đang khiến cho giới đầu tư giao dịch rất thận trọng.
Mở cửa phiên chiều, VN-Index duy trì dưới mức 920 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 348 mã giảm và 149 mã tăng.
Mặc dù VN-Index đỏ lửa nhưng ngành nông-lâm-ngư vẫn đang tăng điểm tốt gần 3%. Ngành khai khoáng và ngành thực phẩm đồ uống là hai ngành giảm mạnh nhất đến thời điểm hiện tại. Các cổ phiếu có vốn hóa lớn như VNM và SAB đang kéo thị trường xuống khá mạnh.
Ngành ngân hàng cũng “góp công” khiến VN-Index tụt điểm. Các mã VCB, BID, TCB, CTG đều nằm trong top những cổ phiểu khiến chỉ số giảm điểm nhiều nhất. Điểm sáng hiếm hoi ở ngành ngân hàng là cổ phiếu TPB. Đây cũng là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của TPB.
Biến động cổ phiếu TPB trong 5 tháng qua
Phiên sáng: Sắc đỏ bao trùm
Sắc đỏ bao phủ toàn thị trường từ nhóm cổ phiếu Large Cap đến Micro Cap đều giảm điểm. Thiếu vắng thanh khoản tiếp tục khiến xu hướng hai chỉ số trở nên “mong manh” đáng kể.
VN-Index kết thúc phiên sáng mất mốc 920 điểm trong khi HNX-Index giảm về 103.69 điểm. Cả hai sàn có 315 mã giảm, chỉ 188 mã tăng. Các nhóm cổ phiếu có sự sụt giảm đồng đều, khi chỉ có 18/25 nhóm ngành chìm trong sắc đỏ.
Điều đáng nói là ít có cổ phiếu Large Cap nào giảm quá mạnh nhờ lực cầu ở vùng giá thấp vẫn hiện diện. Song, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì khó có cơ hội thị trường tăng điểm trở lại. Trụ đỡ mạnh duy nhất ở thời điểm hiện tại là VHM khi cổ phiếu này tiếp tục giữ được sắc xanh và đóng góp 0.58 điểm vào chỉ số VN-Index.
Phiên sáng, nhóm khai khoáng giảm mạnh nhất thị trường, hơn 1.98%. Ngược lại thì ngành nông lâm ngư tăng 2.21%. Nhóm bảo hiểm, bất động sản hay chứng khoán đều biến động nhẹ tăng giảm dưới 1%.
Khối ngoại mua ròng hơn 13 tỷ trên sàn HOSE tập trung mua các mã VNM VRE, trong khi ở sàn HNX, cổ phiếu PVS đang bị khối ngoại bán mạnh hơn 8 tỷ đồng sau các phiên mua ròng liên tiếp.
10h30: Bên bán chiếm ưu thế, khối lượng thấp
Thị trường tiếp tục điều chỉnh với bên bán chiếm ưu thế trong hầu hết thời gian. Khối lượng giao dịch thấp cũng cho thấy nhà đầu tư đang rất thận trọng.
Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên bán với 250 mã giảm và 198 mã tăng.
Ngành ngân hàng diễn biến tiêu tực, sắc đỏ bao trùm hầu hết các mã ngành này. Khối lượng giao dịch cũng rất thấp. Hai cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là SHB và VPB.
VPB đang ở vùng đáy lịch sử 20,000-22,000 nên khá hấp dẫn với giới đầu tư.
Biến động cổ phiếu VPB trong 1 năm qua
Nhóm ngành dầu khí giảm toàn bộ, nguyên nhân là vì giá dầu đang lao dốc phiên thứ 9 liên tiếp. Khối lượng giao dịch nhiều nhất là ở 2 mã PVS và PVD (khối lượng giao dịch cả 2 mã này là hơn 2,7 triệu cp).
Điểm sáng đến lúc này vẫn là cổ phiếu FLC với hơn 10 triệu cp khớp lệnh. Ngoài ra, VHM cũng là mã tăng điểm và kéo thị trường mạnh nhất với 0.66 điểm đóng góp vào VN-Index.
Mở cửa: Giảm nhẹ đầu phiên
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm đầu phiên. Chỉ số VN-Index giảm hơn 5 điểm về mức 920 điểm. Với việc Moody’s thay đổi triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “tích cực” sang “ổn định” và giá dầu tiếp tục lao dốc phiên thứ 9 liên tiếp đã khiến thị trường lao đao trong sáng nay.
Mới đây, Moody's Investors Service (Moody's) đã thay đổi triển vọng 12-18 tháng tới của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “tích cực” sang “ổn định”.
“Các rủi ro tài sản vẫn còn khá rõ ràng sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ khiến Việt Nam dễ bị tác động bởi đà giảm tốc của hoạt động thương mại”, Rebaca Tan, Chuyên gia phân tích của Moody’s, nhận định.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán khi có 133 mã tăng và 188 mã giảm. Trong 25 ngành trên toàn thị trường có 16 ngành giảm điểm và 9 ngành tăng điểm.
VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) ở trạng thái discount rất thấp là -0.09%, còn FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) duy trì trạng thái premium là 0.37% nên dự kiến trong phiên hôm nay VN-Index có thể nhận được lực mua tốt từ các quỹ này.
Các cổ phiếu lớn kéo thị trường trong đầu phiên sáng hôm nay là GAS, VIC, VCB. Các ông lớn ngành thực phẩm đồ uống cũng giảm khá mạnh là VNM, SAB và MSN. Các mã VRE, BVH và FLC tăng nhẹ đầu phiên. Đặc biệt FLC có khối lượng khớp lệnh lớn ngay đâu phiên với hơn 7 triệu cp.
Nguyễn Dũng
FILI
|