Thứ Hai, 04/11/2024 19:02

Cổ phiếu ngân hàng “mất nhiệt” trong tháng 10

Sau tháng tăng bứt phá, cổ phiếu ngân hàng có dấu hiệu rơi vào xu hướng điều chỉnh khi mùa báo cáo tài chính quý 3/2024 chính thức khép lại.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 10/2024, VN-Index dừng tại mốc 1,264.48 điểm, giảm 23.46 điểm, tương ứng tỷ lệ 2% so với tháng trước. Trong đó, cổ phiếu ngân hàng giảm chậm hơn so với đà giảm của thị trường. Dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng tháng 10 chỉ giảm 0.91% so với tháng trước, lùi về mức 747 điểm.

Vốn hóa sụt hơn 19 ngàn tỷ đồng

Trong tháng 10, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng vơi bớt 19,118 tỷ đồng, về mức 2.2 triệu tỷ đồng (tính đến 31/10/2024), ứng với tỷ lệ giảm 0.9% so với cuối tháng 9.

Nguồn: VietstockFinance

Tác nhân khiến vốn hóa toàn ngành ngân hàng sụt giảm xuất phát từ xu hướng điều chỉnh giá bao trùm nhóm ngân hàng tư nhân. Số ít lội ngược dòng có thể kể đến EIBSTB cùng tăng 6%, LPB tăng 3%, VPB tăng 2%.

Ở nhóm 3 ông lớn ngân hàng “gốc” Nhà nước, ngoại trừ VCB tăng vốn hóa 2%, BIDV (BID) và VietinBank (CTG) đều giảm lần lượt 4% và 3% so với tháng trước.

Do thị giá giảm 10% nên vốn hóa của KLB giảm mạnh nhất nhóm ngân hàng trong tháng, về còn 4,374 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Thanh khoản “gợn sóng” nhẹ

Tháng 10 có gần 244 triệu cp ngân hàng được chuyển giao mỗi ngày, nhích nhẹ 2% so với tháng 9, tương đương tăng hơn 4 triệu cp/ngày. Theo đó giá trị giao dịch tăng 6%, lên hơn 5,200 tỷ đồng/ngày.

Nguồn: VietstockFinance

Thanh khoản toàn ngành không tăng đáng kể so với tháng trước do dòng tiền rời nhóm ngân hàng vốn hóa lớn như VCB (giảm 15%), CTG (giảm 23%), MBB (giảm 35%). Trái lại, dòng tiền hướng đến một số ngân hàng vừa và nhỏ như SGB (gấp hơn 29 lần), BAB (gấp 3.6 lần), OCB (gấp 2.8 lần), VBB (gấp 2.2 lần) và VAB (gấp 2.1 lần).

Tháng này, với tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 31 triệu cp/ngày, gấp 2 lần tháng trước, thanh khoản VIB bất ngờ vươn lên dẫn đầu toàn ngành. Trong đó khối lượng khớp lệnh gấp 2.5 lần, lên gần 16 triệu cp/ngày cộng thêm khối lượng giao dịch thỏa thuận tăng 65%, đạt hơn 15 triệu cp/ngày. Đây cũng là tháng thứ 2 giao dịch thỏa thuận VIB nổi sóng.

Xếp cuối cùng về thanh khoản tháng này, cổ phiếu PGB chỉ được giao dịch hơn 5 ngàn cp/ngày, giảm 47% so với tháng trước. Giá trị giao dịch vỏn vẹn 88 triệu đồng/ngày.

Nguồn: VietstockFinance

Khối ngoại bán ròng hơn 5,600 tỷ đồng

Tháng 10 đánh dấu chuỗi bán ròng cổ phiếu vua 3 tháng liên tiếp của khối ngoại. Theo đó nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 315 triệu cp ngân hàng, giá trị giao dịch lên đến 5,631 tỷ đồng. Đây cũng là giá trị bán ròng mạnh nhất trong 3 tháng qua của khối ngoại.

Nguồn: VietstockFinance

Tháng này, cổ phiếu TCB trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoại với việc khối này “xuống tiền” chi 1,704 tỷ đồng mua ròng gần 70 triệu cp. Trái lại, lực bán ròng mạnh nhất đến từ cổ phiếu VIB với hơn 300 triệu cp bị “xả ròng”, giá trị tương đương 5,400 tỷ đồng.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Công ty chứng khoán đẩy mạnh cho vay: Cơ hội hay hiểm họa? (04/11/2024)

>   04/11: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? (04/11/2024)

>   Nhóm ngân hàng trở thành bệ đỡ giúp VN-Index tăng nhẹ (03/11/2024)

>   Tuần 04-08/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (04/11/2024)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 04/11 (04/11/2024)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 04-08/11/2024 (03/11/2024)

>   Vietstock Weekly 04-08/11/2024: Triển vọng ngắn hạn chưa thể lạc quan (03/11/2024)

>   Trước nhiều kỳ vọng sớm mua ròng trở lại, khối ngoại vẫn “nói không” (04/11/2024)

>   BID: CBTT liên quan đến Người Phụ trách QTCT (01/11/2024)

>   Theo dấu dòng tiền cá mập 01/11: Tự doanh tiếp tục mua ròng, khối ngoại lập chuỗi bán ròng 16 phiên liên tiếp (01/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật