Thứ Năm, 16/04/2015 13:10

Cổ phiếu Ngân hàng: Xu hướng tăng trưởng có còn tiếp diễn?

Ngân hàng là một trong những nhóm ngành tăng trưởng tốt từ đầu năm 2015 cho tới nay. Xu hướng này có còn tiếp tục trong thời gian tới hay nhóm này sẽ chuyển sang giai đoạn điều chỉnh trung hạn?

Phân tích chỉ số VS-Banking và các cổ phiếu nổi bật có thể giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về xu hướng của nhóm cổ phiếu này cũng như chiến lược cho giai đoạn sắp tới.

Chỉ số VS-Banking: Vượt trội

Nếu so sánh đồ thị của chỉ số VS-Banking với đồ thị VN-Index, có thể dễ dàng nhận thấy sự vượt trội (overperform) của chỉ số này với thị trường chung.

Vào thời điểm VN-Index lao dốc trong quý 4/2014 thì ngành Ngân hàng vẫn tăng tốt chứng tỏ dòng tiền của nhà đầu tư đã tập trung vào ngành này.

Theo lý thuyết sóng Elliott, xu hướng dài hạn của VS-Banking vẫn là tăng trưởng. Cụ thể, VS-Banking có thể đang ở sóng 3 của chuỗi 5 sóng tăng vì sóng 3 thường là sóng mạnh nhất và có độ dốc nhất.

Nếu đây là sóng 3 thì đợt pullback từ 152 điểm chỉ là điều chỉnh tạm thời. Vùng hỗ trợ mạnh dự kiến là vùng 127-133 điểm. Đây là vùng hội tụ của đáy cũ gần nhất và mức Fibonacci Retacement 38.2%.

Việc đường ADX đang duy trì ở mức thấp cho thấy xu hướng của chỉ số VS-Banking đang khá yếu và có thể điều chỉnh trong ngắn hạn. Tuy nhiên, VS-Banking vẫn là ngành đáng để đầu tư trong dài hạn khi liên tục duy trì trên SMA100, SMA200...

Phân tích cổ phiếu Ngân hàng nổi bật

BID - Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam

Tín hiệu kỹ thuật: BID có giai đoạn tăng trưởng tốt từ tháng 10/2014 cho tới nay. Tuy nhiên, bằng cách đếm sóng thì BID đang ở sóng 5 với mẫu hình rising wedge. Sóng 5 là sóng cuối cùng của một chu kỳ tăng và sẽ theo sau bởi quá trình điều chỉnh.

Đồng thời, phân kỳ giá xuống MACD với giá và đường ADX đã đi xuống mức thấp cho thấy xu hướng tăng đã yếu đi. Hiện tại, kháng cự mạnh của BID là vùng 19,300-19,700. Hỗ trợ cho BID trong dài hạn là vùng giá 16,800-17,500.

Khuyến nghị: Vì BID đang ở giai đoạn cuối của xu hướng tăng nên khó có đột biến. Tuy nhiên về mặt dài hạn, BID rất đáng để đầu tư khi giai đoạn điều chỉnh kết thúc.

CTG – Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Tín hiệu kỹ thuật: CTG hiện đang được hỗ trợ ở vùng giá 16,500-17,000. Điểm đáng chú ý là thanh khoản tăng rất mạnh và vượt lên khá cao so với mức trung bình 20 phiên gần nhất chứng tỏ xu hướng tăng đang quay trở lại.

Stochastic Oscillator đã vượt khỏi vùng oversold nên áp lực điều chỉnh không quá lớn trong ngắn hạn.

Đường SMA100 (vùng 15,900 – 16,500) vẫn tiếp tục đi lên và giá CTG đang duy trì trên đường này nên xu hướng tăng trưởng dài hạn tích cực. Nếu có điều chỉnh sâu xảy ra thì SMA100 sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục mua vào nếu giá vẫn duy trì trên SMA100 (vùng 15,900 – 16,500), với quan điểm nhanh chóng thoát ra khi ngưỡng này bị phá vỡ.

EIB - Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN

Tín hiệu kỹ thuật: Ở góc nhìn dài hạn, giai đoạn từ tháng 11/2010 đến 8/2012, EIB tăng khá mạnh mẽ và hình thành 5 sóng tăng rõ ràng.

Giai đoạn từ tháng 8/2012 đến nay là giai đoạn điều chỉnh với sóng C đang phát triển. Sóng C có thể kết thúc tại vùng 10,500-12,000 ứng với mốc 100% của Fibonacci Projection và cận dưới của kênh giá xuống.

Phân kỳ giá lên của MACD cũng là yếu tố ủng hộ khả năng EIB sẽ tạo đáy và tăng mạnh trở lại trong dài hạn sau khi kết thúc sóng điều chỉnh.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua mạnh ở vùng 10,500-12,000, với quan điểm nhanh chóng cắt lỗ nếu giá xuyên thủng vùng này.

STB – Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Tín hiệu kỹ thuật: Shooting Star xuất hiện ngày 13/3/2015 ngay tại đường middle của kênh giá cho thấy đường này đang giữ vai trò kháng cự mạnh đối với giá của STB.

Bên cạnh đó, Stochastic Oscillator giảm mạnh từ mức 70 cho thấy nhiều khả năng STB tiếp tục giằng co trong thời gian tới.

Tuy vậy, kênh giá dài hạn đang đóng vai trò hỗ trợ tốt cho STB nên đối với nhà đầu tư lướt sóng có thể xem xét mua vào khi giá test lại cận kênh dưới của kênh này.

Khuyến nghị: Mua vào khi giá test lại cận kênh dưới của kênh (vùng 15,600 – 17,000) và nhanh chóng thoát ra khi vùng này bị xuyên thủng.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Ngày 14/04/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (14/04/2015)

>   Trading System Tuần 13 – 17/04: Xu hướng tăng đang quay trở lại (15/04/2015)

>   Tuần 13 - 17/04/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (12/04/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 13-17/04/2015 (12/04/2015)

>   Ngày 09/04/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/04/2015)

>   VN-Index: 2 kịch bản dựa trên mẫu hình Triangle và Head & Shoulders (08/04/2015)

>   Ngày 07/04/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (07/04/2015)

>   Trading System Tuần 06 – 10/04: Các tín hiệu tích cực vẫn chưa xuất hiện (08/04/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 06-10/04/2015 (05/04/2015)

>   Tuần 06 - 10/04/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (05/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật