Thứ Hai, 07/03/2022 13:10

Liệu có khả quan với NLG, BMP, DGC và STB?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua NLG do kết quả năm 2022 được dự báo tiếp tục khả quan; nắm giữ BMP do doanh thu năm 2022 được dự báo sẽ khởi sắc; mua DGC do giá bán phốt pho vàng đang phục hồi mạnh; khả quan với STB do việc xử lý 14 ngàn tỷ đồng tài sản có vấn đề dự kiến sẽ được thực hiện trong năm nay.

Mua NLG với giá mục tiêu 65,100 đồng/cp

Theo CTCK MB (MBS), dự kiến trong quý 1/2022, CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) triển khai 3 dự án lớn. Cụ thể, giới thiệu biệt thự cỡ lớn Grand Villa, phân khu Aquaria, dự án Waterpoint tại Long An (từ 23 tỷ đồng); chào bán Khu căn hộ biệt lập cao cấp Flora Panorama - trong khu đô thị Mizuki Park (khoảng 400 căn); mở bán Khu căn hộ biệt lập cao cấp Flora thuộc Akari City giai đoạn 2, Bình Tân, TP.HCM (khoảng 1,600 căn). Việc triển khai 3 dự án trên góp phần hoàn thành mục tiêu giá trị bán hàng đạt 11,000-12,000 tỷ đồng được NLG đề ra cho năm 2022.

Nguồn: MBS

Trước đó trong năm 2021, tăng trưởng của NLG chủ yếu đến từ dự án Akari City (doanh thu bàn giao của dự án vượt kế hoạch 20% - đặt 1,525 căn) và Southgate (507 căn). Ngoài ra, sau khi hợp nhất dự án Izumi City (NLG mua 30% cổ phần từ Keppel Land để nâng tỷ lệ sở hữu lên 65.1% trong quý 1/2021), NLG có 432 tỷ đồng thặng dư từ việc định giá lại tài sản khi hợp nhất. Việc hợp nhất dự án Southgate sau khi tăng tỷ lệ biểu quyết từ 50% lên 65% trong quý 3/2021 đem đến cho NLG 361 tỷ đồng lợi nhuận tài chính.

Lũy kế cả năm, doanh thu thuần đạt gần 5,206 tỷ đồng, tăng 135% so với cùng kỳ, và lãi sau thuế tăng 74%, đạt 1,478 tỷ đồng. Mức doanh thu trên chưa bao gồm lợi nhuận từ việc bán 50% cổ phần ở dự án Khu đô thị Nam Long Đại Phước (Paragon Đại Phước) (ước tính khoảng 360 tỷ lợi nhuận sau thuế) được ghi nhận vào quý 1/2022.

Tổng tài sản tại 31/12/2021 gần như đi ngang so với thời điểm cuối quý 3/2021, đạt 23,717 tỷ đồng, đáng chú ý là sự tăng mạnh của Tiền và tương đương tiền và giảm nhẹ Hàng tồn kho, thể hiện tình hình kinh doanh rất khả quan và theo đó dòng tiền NLG đã tăng mạnh trong quý vừa rồi. Hơn nữa, tình hình bán hàng năm 2021 đã tăng trưởng vượt bậc so với năm 2020 với hơn 1,900 căn (tăng 71%) và tổng giá trị hơn 6.800 tỷ đồng (tăng 81%), chủ yếu tại Mizuki và Southgate với doanh số mỗi dự án khoảng 2,400-2,500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cộng thêm lượng đặt chỗ cho 275 căn với tổng giá trị gần 2,000 tỷ đồng tại dự án Izumi, NLG bán được hơn 2,200 căn (tăng 95%) với tổng giá trị hơn 8,800 tỷ đồng (tăng 132%).

Hàng tồn kho ròng của NLG tại thời điểm trên tăng 9,421 tỷ đồng (tương đương 155% so với đầu năm) lên gần 15,490 tỷ đồng. Lượng lớn hàng tồn kho này phần lớn đến từ các dự án Izumi City (Đồng Nai); Southgate (Waterpoint Giai đoạn 1)/Vàm Cỏ Đông (Waterpoint Giai đoạn 2) (Long An); Paragon Đại Phước (Đồng Nai); Akari City, Mizuki Park (TPHCM).

Nợ vay chiếm hơn 15% tổng tài sản, giảm 2% so với cuối quý 3/2021, chủ yếu nhờ 2,000 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành riêng lẻ 60 triệu cp với giá 33,500 đ/cp vào tháng 9/2021. Tỷ lệ Vốn vay ngắn dài hạn/VCSH của NLG hiện tại khoảng 0.27, cao hơn VHM (0.15) và KDH (0.25) nhưng thấp hơn NVL (1.47) và DXG (0.33), duy trì sức khỏe tài chính tốt.

Tại thời điểm 31/12/2021, khoản mục Người mua trả tiền trước ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán đã đạt hơn 2,423 tỷ VND, tăng 15% so với đầu năm. Sự gia tăng này chủ yếu đến từ việc khách hàng đặt cọc trước cho các dự án Akari City, Southgate Waterpoint (giai đoạn 1) và Mizuki Park.

ROE và ROA của NLG chỉ giảm nhẹ trong năm 2020 và 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng từ những làn sóng Covid 19. ROE và ROA lần lượt đạt 12.92% và 6.80% trong 2020 và 10.54% và 5.73% trong năm 2021.

Với những kết quả đạt được trong năm 2021 và triển vọng của năm 2022, MBS khuyến nghị mua NLG với giá mục tiêu 65,100 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

Nắm giữ BMP với giá mục tiêu 70,800 đồng/cp

Theo CTCK MB (MBS), với những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, sản lượng và doanh thu thuần của CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) đều có sự sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, với những nỗ lực trong việc tiêm vaccine cũng như mở cửa trở lại nền kinh tế, BMP kỳ vọng hoạt động sản xuất và tiêu thụ ống nhựa được phục hồi. BMP dự kiến mức sản lượng và doanh thu theo kế hoạch năm 2022 sẽ đạt lần lượt 102,000 tấn và 5,650 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 24% so với năm 2021. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng sẽ đạt hơn 560 tỷ đồng, tăng 119.5% do mức nền năm 2021 khá thấp. Biên lợi nhuận sau thuế của năm 2022 cũng kỳ vọng sẽ đạt 8.3%.

MBS cho rằng những kế hoạch này của BMP thể hiện sự thận trọng của ban lãnh đạo Công ty khi ngành nhựa đang có sự cạnh tranh khá cao và dự kiến sẽ không có sự tăng trưởng mạnh trong 5 năm tới. Tuy nhiên, với vị thế là doanh nghiệp có hơn 45% thị phần tại thị trường miềm Nam cùng với sức mạnh thương hiệu được khẳng định, CTCK này dự kiến BMP có thể duy trì tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình 7.5%/năm trong những năm tiếp theo.

Việc biên lợi nhuận gộp sụt giảm trong năm 2021 bên cạnh hoạt động sản xuất bị gián đoạn còn liên quan nhiều đến việc giá dầu và giá hạt nhựa PVC có sự gia tăng mạnh khi mà việc giãn cách trên phạm vi toàn cầu khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, từ đó làm giá các loại nguyên vật liệu gia tăng mạnh. MBS cho rằng, việc nền kinh tế toàn cầu bắt đầu mở cửa trở lại giúp nối lại chuỗi cung ứng sẽ giúp giá hàng hoá được bình ổn. Giá PVC hiện tại đã giảm hơn 60% từ mức đỉnh trong tháng 10/2021, đây sẽ yếu tố hỗ trợ giúp biên lợi nhuận gộp của BMP phục hồi trong năm 2022.

Trong năm 2022, MBS cho rằng giá PVC sẽ trở về với mức xung quanh 1,000 USD/tấn và do đó sẽ giúp BMP gia tăng biên lợi nhuận gộp lên 23%. Ngoài ra, việc công ty mẹ của BMPTPC Vina cũng là một trong những nhà sản xuất PVC lớn nhất Việt Nam cũng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro gia tăng giá nguyên vật liệu, từ đó giúp bảo đảm biên lợi nhuận gộp. Đây là lợi thế mà những doanh nghiệp cùng ngành chưa có được.

Cơ cấu bảng Cân đối kế toán vẫn rất lành mạnh với tỷ trọng tiền mặt cao, giúp đảm bảo cho Công ty duy trì khả năng chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao của mình. Trong năm 2021, Công ty vẫn duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức 4,730 đồng/cp, cao hơn 1.8 lần so với lợi nhuận sau thuế nhờ lượng tiền mặt dồi dào. MBS cho rằng đây cũng là lý do giá cổ phiếu của BMP không bị sụt giảm quá mạnh dùkết quả kinh doanh kém khả quan hơn những năm trước rất nhiều.

Việc không dung đến vốn vay đã giúp cho doanh nghiệp vượt qua được quãng thời gian ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch mà không lo vấn đề về thanh khoản.

MBS dự phóng ROE của BMP trong năm 2022 sẽ tăng lên mức 20.1% so với mức chỉ 9.0% của năm 2020. Đồng thời, EPS và BVPS sẽ đạt lần lượt 5,747 đồng/cp và 29,205 đồng/cp.

Dự phóng kết quả kinh doanh của BMP trong những năm tới

Với dự phóng trên, MBS khuyến nghị nắm giữ BMP với giá mục tiêu 70,800 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

Mua DGC với giá mục tiêu 197,400 đồng/cp

Theo CTCK Mirae Asset, giá phốt pho vàng trên thế giới đang có sự phục hồi mạnh trong tháng 2/2022 sau giai đoạn giảm mạnh tháng 1. CTCK này kỳ vọng xu hướng giá phốt pho vẫn sẽ duy trì mức cao do chính sách của Chính phủ Trung Quốc đang giảm dần các sản phẩm công nghiệp nặng, trong đó có mảng hóa chất để giảm bớt ảnh hưởng môi trường, cũng như những biến động mạnh của nguyên liệu thế giới. Điều này sẽ giúp CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) cải thiện biên lợi nhuận trong thời gian tới.

DGC sở hữu dây chuyền 2 của nhà máy sản xuất axit phosphoric điện tử vận hành cuối quý 3/2021 với công suất thiết kế là 30,000 tấn/năm. Nhu cầu sản phẩm lớn nên kỳ vọng hoạt động mảng này sẽ vượt công suất thiết kế trong năm 2022.

Việc giải phóng mặt bằng dự án Nghi Sơn đang đi vào giai đoạn cuối cùng. Dự kiến việc xây dựng được triển khai trong nửa đầu năm 2022. Dự án Nghi Sơn có thể đi vào hoạt động vào cuối năm 2024, đóng góp cho sự tăng trưởng dài hạn của DGC.

Thông tin cụ thể mỏ quặng Apatit thứ 2 của DGC chưa được công bố chi tiết, tuy nhiên, sự đóng góp tích cực từ mỏ Apatit 1 (khai trường 25) đã góp phần cải thiện chi phí dài hạn sẽ là cơ sở kỳ vọng tích cực dành cho DGC.

Năm 2022, Mirae Asset dự báo doanh thu thuần và lãi ròng của DGC sẽ đạt lần lượt 14,475 tỷ đồng và 3,377 tỷ đồng, tăng 51.6% và 41.4% so với năm 2021. Về định giá, EPS forward 2022 dự kiến sẽ đạt 19,737 đồng/cp, tương ứng P/E forward ở mức 8.2 lần.

 

Với dự phóng trên, Mirae Asset khuyến nghị mua DGC với giá mục tiêu 197,400 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

STB khả quan với giá mục tiêu 40,000 đồng/cp

Theo CTCK SSI, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) lên kế hoạch tăng trưởng huy động và tín dụng nằm trong khoảng 12%-14%, đồng thời CASA đạt 25% (từ mức hiện tại 22%). Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức 20%. Cuối cùng là xử lý 14 ngàn tỷ đồng tài sản có vấn đề trong năm và đấu giá KCN Phong Phú trong năm 2022.

Về phía SSI, CTCK này ước tính STB có thể đạt 5.5 ngàn tỷ đồng lãi trước thuế trong năm 2022, tăng 26% so với năm 2021. Do 2022 là năm quan trọng trong quá trình tái cơ cấu của ngân hàng, việc xử lý tài sản có vấn đề sẽ được ưu tiên hơn nhiều so với mức tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn. Nguồn tiền thu được (nếu có) từ việc bán KCN Sóng Thần và Tân Kim và đàm phán lại hợp đồng bancassurance với Dai-ichi Life có thể được sử dụng để đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng hoặc thoái lãi dự thu.

Thu nhập lãi thuần của STB được dự báo sẽ tăng 9%, nhờ tăng trưởng tín dụng 14% và NIM giảm 20 điểm cơ bản. NIM giảm là do SSI giả định STB tiếp tục thoái lãi dự thu hơn 6 ngàn tỷ đồng trong 2022.

Bên cạnh đó, thu từ hoạt động dịch vụ cũng được dự báo tăng trưởng mạnh ở mức 42%. Ngân hàng không tiết lộ chi tiết về những thay đổi trong hợp đồng nâng tầm hợp tác gần đây với Dai-ichi Life, do đó thông tin chính thức về việc hợp đồng mới này sẽ đi kèm với một khoản phí trả trước và/hoặc hoa hồng/thưởng hợp đồng cao hơn cho KPI cao hơn hàng năm là chưa rõ ràng. Theo SSI, STB có thể nhận được khoản thưởng hợp đồng cao hơn cùng với KPI bán hàng cao hơn trong năm 2022. Do đó, các hoạt động bảo hiểm có thể được đẩy mạnh.

Mặt khác, chi phí dự phòng của Ngân hàng được giả định ở mức 3.2 ngàn tỷ đồng, trong đó 1.7 ngàn tỷ đồng dùng cho tổng dư nợ cho vay hiện tại do tỷ lệ nợ xấu ước tính tăng lên 1.6% (từ mức hiện tại là 1.47%). STB có thể sẽ trích lập dự phòng toàn bộ 2.6 ngàn tỷ đồng tài sản có vấn đề còn lại trong 2022. Tuy nhiên, SSI cho rằng việc thanh lý trái phiếu VAMC sẽ phụ thuộc vào việc bán cổ phần STB đang được cầm cố tại VAMC. Do đó, CTCK này không kỳ vọng dự phòng trích lập cho trái phiếu VAMC sẽ không đang kể trong 2022.

Nguồn: SSI Research

Với triển vọng từ việc xử lý tài sản có vấn đề, SSI khuyến nghị STB có thể khả quan với giá mục tiêu 40,000 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

---

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Khi cổ phiếu chạy theo thị trường hàng hóa (07/03/2022)

>   SSI Research: Vùng 1,470 điểm là mốc hỗ trợ quan trọng (05/03/2022)

>   Góc nhìn tuần 07-11/03: Tích lũy trong vùng 1,480-1,510 điểm? (06/03/2022)

>   VN-Index: Bò hay gấu? (09/03/2022)

>   Mirae Asset: Thị trường vẫn giữ xu hướng tăng trong năm 2022 (04/03/2022)

>   Chứng khoán tháng 3 trước nỗi lo lạm phát (07/03/2022)

>   Góc nhìn 04/03: Tiếp tục tăng điểm? (03/03/2022)

>   Góc nhìn 03/03: Giằng co quanh vùng 1,480 điểm? (02/03/2022)

>   CEO Passion Investment: Chứng khoán Việt Nam thường điều chỉnh trễ hơn thế giới 1 - 2 tháng (02/03/2022)

>   Những nhóm ngành nào chịu tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine? (02/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật