Thứ Hai, 19/10/2015 18:25

Góc nhìn 20/10: Chinh phục mốc 600?

Thị trường bắt đầu có dấu hiệu giao dịch chậm kết hợp áp lực điều chỉnh tại nhiều mã lớn, trong khi thanh khoản chung cũng có xu hướng thu hẹp. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng đà tăng của thị trường trong ngắn hạn sẽ được củng cố nhờ các thông tin tích cực liên quan đến kết quả kinh doanh quý 3/2015 của các doanh nghiệp cùng thông tin liên quan đến khả năng nới room.

Đà tăng vẫn được duy trì

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Thông tin quan trọng nhất tác động lên diễn biến thị trường trong tuần giao dịch trước liên quan tới việc Chính phủ yêu cầu SCIC thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn tiếp tục tạo hiệu ứng nâng đỡ thị trường trong phiên giao dịch đầu tuần. Với thông tin VNM sẵn sàng nâng room ngoại từ mức 49% hiện tại lên 100% nhằm mở đường cho SCIC thoái toàn bộ 45.1% vốn, cổ phiếu này ngay lập tức trở thành tâm điểm của dòng tiền, tăng lên sát mức trần góp phần kéo VN-Index lên sát ngưỡng 595 điểm. Tuy vậy nhóm các cổ phiếu Bluechips tại 2 rổ VN30 và HNX30 hoạt động kém tích cực. Giao dịch chậm kết hợp áp lực điều chỉnh tại nhiều mã lớn đã kéo lùi đà tăng của hai chỉ số. Thanh khoản chung toàn thị trường cũng có xu hướng thu hẹp, một phần bắt nguồn từ giao dịch sụt giảm mạnh của khối ngoại. Mức giải ngân đột ngột chậm lại tại các mã Bluechips cũng là nguyên nhân khiến nhóm này suy yếu.

Dòng tiền có dấu hiệu suy yếu sau khi không vượt qua được ngưỡng cản 600 điểm của phiên cuối tuần trước. Nhiều cổ phiếu lớn cũng đang gặp phải các ngưỡng cản tâm lý khiến áp lực chốt lời tiếp tục dâng cao đã tác động tiêu cực lên diễn biến thị trường chung. Nếu trong các phiên sắp tới không xuất hiện dấu hiệu bứt phá mạnh của thị trường, trạng thái giao dịch chậm chạp tiếp tục diễn ra thì rủi ro điều chỉnh sẽ bắt đầu tăng mạnh.

Thông tin về kết quả kinh doanh trong quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết đang tiếp tục dần được hé lộ. Đà tăng cũng vẫn tiếp tục được duy trì nhưng thanh khoản đang có dấu hiệu yếu đi cho thấy tâm lý thận trọng đang quay trở lại. Nhà đầu tư được khuyến nghị nên tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao, nhưng cũng không nên vội tiến hành tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, chờ các diễn biến tiếp theo của dòng tiền.

Đang ở trạng thái tăng điểm

CTCK MB (MBS): Về mặt kỹ thuật, VN-Index tiếp tục tiến lên vùng kháng cự 595-600 điểm, trong khi HNX-Index đã chớm vượt qua mốc kháng cự 81 điểm để hướng lên vùng kháng cự cao hơn quanh 83 điểm.

Xu thế ngắn hạn vẫn đang ở trạng thái tăng điểm với thanh khoản thị trường duy trì ở mức khá, do đó MBS khuyến nghị nhà đầu tư duy trì danh mục hiện tại và theo dõi diễn biến của thị trường tại các vùng kháng cự trên để có hành động phù hợp.

Còn đối diện khó khăn

CTCK Saigonbank Berjaya (SBBS): Chứng khoán châu Á giảm điểm trước thông tin tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chạm mức thấp kể từ 2009. Chứng khoán trong nước cũng có khởi đầu với trạng thái yếu trong phiên đầu tuần. Không có nhiều thay đổi về xu hướng thị trường trong suốt phiên. Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm nhưng với mức độ nhẹ. Khối ngoại sau khoảng thời gian mua ròng mạnh đã cho thấy dấu hiệu bán nhiều hơn hoặc dịch chuyển sang các mã khác. Trong khi đó dòng tiền vào các quỹ ETF đang chậm lại và thậm chí bị rút ra như ở FTSE Vietnam.

Đáng chú ý trong ngày là giao dịch của BVH, JVC và VNM. Nếu như VNM tăng mạnh trở lại nhờ vào thông tin về các buổi roadshow ở nước ngoài và dự định nới giới hạn sở hữu nước ngoài thì BVH và JVC điều chỉnh mạnh do áp lực chốt lời. Trường hợp JVC cần được xem xét thận trọng hơn khi lực tăng của cổ phiếu này trong tuần qua nhờ vào kế hoạch mua cổ phiếu quỹ, trong khi tình hình hoạt động của công ty vẫn đang là dấu hỏi. Nhìn chung trong phiên tới các chỉ số vẫn còn đối diện khó khăn.

Áp lực điều chỉnh ngắn hạn tăng dần

CTCK Bảo Việt (BVS): Thị trường đang tiệm cận ngưỡng kháng cự tâm lý tương đối mạnh tại mốc 600 điểm của chỉ số VN-Index. Điều này khiến tâm lý nhà đầu tư chuyển biến theo chiều hướng thận trọng, thể hiện qua sự sụt giảm đáng kể của thanh khoản.

BVS kỳ vọng các thông tin tích cực liên quan đến KQKD quý 3/2015 của các doanh nghiệp cùng thông tin liên quan đến khả năng mở room của từng mã cụ thể sẽ là lực đẩy giúp 2 chỉ số vượt qua vùng giá hiện tại. Triển vọng tích cực của thị trường trong trung hạn vẫn đang được bảo lưu, tuy nhiên áp lực điều chỉnh ngắn hạn đang tăng dần. Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng ở mức trung bình và chỉ nâng lên mức cao khi 2 chỉ số có các phiên tăng điểm thuyết phục hơn.

Minh Tuấn tổng hợp

Các tin tức khác

>   VIC, CVT, PDB và NAF có gì hấp dẫn để đầu tư? (19/10/2015)

>   Góc nhìn tuần 19-23/10: Mốc 600 điểm và sự phân hóa (18/10/2015)

>   Góc nhìn 16/10: Chờ đợi sự bứt phá (15/10/2015)

>   Góc nhìn 15/10: Vẫn có cơ hội chinh phục mốc 600 (14/10/2015)

>   Góc nhìn 14/10: Giằng co! (13/10/2015)

>   “Gia nhập TPP, Việt Nam có thể gặp nhiều bất lợi chứ không hề được lợi” (13/10/2015)

>   Góc nhìn 13/10: Trụ vững mốc 590 điểm? (12/10/2015)

>   Bất động sản hồi phục, cổ phiếu nào đáng đầu tư? (12/10/2015)

>   Góc nhìn tuần 12-16/10: Chinh phục mốc 600 điểm? (11/10/2015)

>   Góc nhìn 09/10: Tăng điểm nhưng có rung lắc (08/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật