Thứ Ba, 13/10/2015 10:12

“Gia nhập TPP, Việt Nam có thể gặp nhiều bất lợi chứ không hề được lợi”

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa – Nguyên Giám đốc Chiến lược CTCP Tập đoàn FPT (HOSE: FPT) đã có những chia sẻ về thực trạng các doanh nghiệp hiện nay cũng như bức tranh về nền kinh tế Việt Nam tại buổi Hội thảo thường niên – khu vực Asean về ngành tài chính - ngân hàng 2015 tổ chức ngày 09/10 tại Hà Nội.

Hội thảo thường niên – khu vực Asean về ngành tài chính - ngân hàng 2015 được tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 09/10.

Theo ông Hòa, trong 2 năm qua kinh tế Việt Nam không thay đổi gì đáng kể. Về căn bản, Việt Nam đi theo một chính sách ổn định trong một thế giới đang biến động không ngừng và ngày càng thay đổi.

Chúng tôi đã quan sát biến động tỷ giá USD/VNĐ giữa Việt Nam và các nước phát triển và đang phát triển, người ta biến động liên tục trong khi chúng ta giữ một tỷ giá gần như cố định. Nếu chúng ta nói việc chúng ta làm là ổn định, tuyệt vời thì cả thế giới đang sai” – ông Hòa chia sẻ.

Cộng đồng doanh nghiệp cũng chưa có thay đổi gì về tư duy, hầu hết các doanh nghiệp vẫn ngồi trách cứ, đổ lỗi cho cơ chế, chờ đợi những hợp đồng thay vì tự đi tìm kiếm. Đây là tư duy không khác gì 30 năm về trước.

Hội nhập đang diễn ra một cách ồ ạt, nhưng những lợi ích, những cơ hội mà Việt Nam có thể đạt được khi hội nhập nếu không được xem xét kỹ lưỡng chỉ là “bánh vẽ”. Ông Hòa nhận định: “Hội nhập là hai chiều, chúng ta phải bắt đầu chơi với những cuộc chơi hai chiều, song phương, trong đó Việt Nam là nước ở vị thế yếu. Xét trong số các quốc gia tham gia TPP, thực tế Việt Nam chỉ là một nước top cuối khi xét về quy mô và trình độ, khi gia nhập TPP Việt Nam có thể gặp phải những bất lợi chứ không hề được lợi”.

Điểm chung lại nhất của tất cả các hiệp định thương mại xét tới Việt Nam là năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam qua mấy năm nay chưa hề có sự thay đổi, ông Hòa cho biết, trong 12 trụ cột được đánh giá tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chia làm 3 phần chính là những đòi hỏi căn bản ở những quốc gia nghèo và chưa phát triển, mức thứ 2 là hiệu quả và đưa các chỉ số căn bản lên mức cao hơn và cuối cùng là những sáng tạo của công nghệ và dẫn dắt. Tuy nhiên, trong 3 nhóm chỉ số này, Việt Nam hầu hết đứng ở đẳng cấp thấp nhất.

* Ông Trương Đình Tuyển: “Việt Nam nên bình tĩnh với TPP”

Phân tích về 12 nước tham gia Hiệp định TPP

Trước đây, 20 năm làm việc ở nước ngoài, tôi bị cho là một chuyên gia Việt kiều về nước nói vớ vẩn. Đến bây giờ, sau 5 năm đóng thuế đổi chứng minh thư và sống như một công dân Việt Nam, quằn quại với những gì doanh nhân đang chịu đựng, tôi xin thật tình nói với các bạn, bức tranh kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam là một cái xe đạp rất cũ”.

Ngày nay, ngay cả một bộ phận cấu thành chiếc xe đạp theo nghĩa đen các doanh nghiệp cũng không làm được, đó là những kỹ năng sáng tạo mà doanh nhân Việt Nam còn thiếu. Thậm chí, không chỉ là xe đạp cũ và nó hiện giờ còn đang bị khóa lại. Đó là những ẩn số mà chúng ta phải tháo gỡ.

So sánh ngay một quốc gia cùng thuộc khu vực Châu Á là Nhật Bản. Theo ông Hòa, tư duy phát triển của Việt Nam và Nhật Bản quá khác nhau. Nhật Bản không có tài nguyên, không có FDI, không có nguồn nhân lực trẻ… họ chỉ có thể bám vào trí tuệ và sự sáng tạo. Điều này đóng góp vào GDP của Nhật Bản hay Singapore lên tới hơn 70%, sự sáng tạo của từng người công nhân đều đóng góp vào GDP của 2 nước này. Trong khi, với Việt Nam, tất cả các sản phẩm trí tuệ chỉ đóng góp chưa tới 3% GDP. Động lực tăng trưởng chủ yếu dựa vào khoáng sản, BĐS, dựa vào đầu tư nước ngoài và dựa vào nguồn lực từ nhân công giá rẻ.

Bản chất của vấn đề, cái quan trọng là định hướng vẽ ra lộ trình để từ nền kinh tế nhân công là chính trở lên nền kinh tế dựa vào sáng tạo và tri thức.

Tri thức này có thực sự ra được tiền hay không thì từng doanh nhân phải trả lời, chứ không phải Chính phủ. Đừng đổ lỗi cho cơ chế. Trong mỗi doanh nghiệp của các bạn, tại sao tỷ lệ các sản phẩm hỏng, sản phẩm lỗi, phí phạm lại cao gấp 20 lần so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực ở các nước khác. Lỗi này đừng đổ cho Chính phủ, lỗi này là do quản trị của chính từng doanh nghiệp”.

Đăng Tùng

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 13/10: Trụ vững mốc 590 điểm? (12/10/2015)

>   Bất động sản hồi phục, cổ phiếu nào đáng đầu tư? (12/10/2015)

>   Góc nhìn tuần 12-16/10: Chinh phục mốc 600 điểm? (11/10/2015)

>   Góc nhìn 09/10: Tăng điểm nhưng có rung lắc (08/10/2015)

>   Góc nhìn 08/10: TPP hết “thiêng”? (07/10/2015)

>   Góc nhìn 07/10: Tiếp tục khởi sắc nhưng nên thận trọng nhân tố ngoại (06/10/2015)

>   Góc nhìn 06/10: Tiến đến ngưỡng 574 điểm? (05/10/2015)

>   Cổ phiếu phù hợp với khẩu vị đầu tư ngắn hạn (05/10/2015)

>   Góc nhìn tuần 05-09/10: Rủi ro giảm mạnh? (04/10/2015)

>   Tháng 10, VN-Index sẽ lấy lại mốc tâm lý 600 điểm? (02/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật