Chủ Nhật, 10/06/2012 20:31

Kinh tế Vĩ mô Tuần 11 - 15/06: Áp lực tỷ giá USD/VNĐ đang lớn dần lên?

Chính sách vĩ mô đã chính thức chuyển sang giai đoạn nới lỏng; và có tín hiệu cho thấy NHNN đang muốn tín dụng tăng trưởng trở lại từ tháng 6 này.

I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Chính thức chuyển sang giai đoạn nới lỏng chính sách vĩ mô

Trong một động thái chính sách nằm trong kỳ vọng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa kéo giảm hàng loạt mức lãi suất điều hành. Cụ thể:

(1) Giảm 100 điểm phần trăm (1%) ở các lãi suất chính sách chủ chốt. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn sẽ là 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 9%/năm; lãi suất cho vay qua đêm là 12%/năm (Quyết định số 1196/QĐ-NHNN).

(2) Giảm mạnh 200 điểm phần trăm (2%) đối với trần lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng xuống còn 9%/năm. Đáng lưu ý, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên sẽ được phép dựa trên cơ sở thỏa thuận (Thông tư số 19/2012/TT-NHNN).

(3) Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế (chúng tôi hiểu là các lĩnh vực khuyến khích như đề cập trước đây) được quy định là 13% (Thông tư số 20/2012/TT-NHNN), giảm 100 điểm phần trăm (1%) so với hiện tại.

Việc giảm các mức lãi suất điều hành là không quá bất ngời với giới chuyên gia, và như vậy, thông tin này đã được TTCK chiết khấu.

Điểm đáng lưu ý nhất là các ngân hàng sẽ được thỏa thuận mức lãi suất tiền gửi dài hạn (vốn sẽ cao hơn so với ngắn hạn) để đảm bảo cân đối kỳ hạn đối với nguồn huy động.

Đồng thời, mức chênh lệch giữa trần lãi suất huy động và cho vay (spread) đối với một số lĩnh vực khuyến khích được nâng lên 4%, so với mức 3% như hiện tại. Có vẻ như đây là một bước “nhượng bộ”, và cùng với việc giá vốn tín dụng của hầu hết ngân hàng sẽ giảm mạnh từ tháng 6, NHNN đang muốn tín dụng tăng trưởng trở lại từ tháng này. Trước đó, cơ quan này cũng hàm ý rằng đây là đợt giảm lãi suất cuối cùng trong năm 2012.

Một thống kê của Ngân hàng Nhà nước tại TPHCM cho thấy, trong suốt tháng đầu tiên thực hiện Thông tư 14 về trần lãi suất cho vay với một số lĩnh vực ưu tiên, chỉ có vỏn vẹn 650 đơn vị trong tổng số 100,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TPHCM(tức chưa đầy 1%) tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất 14% này.

Việc thực hiện mua lại nợ xấu sẽ mất thời gian dài, trong khi có tín hiệu chứng tỏ các ngân hàng yếu kém còn lại (5-6 ngân hàng) sẽ được xử lý triệt để ngay trong tháng 6 này.

Như đề cập trước đây, tăng trưởng tín dụng tháng 6 sẽ là chỉ dấu hàng đầu để khẳng định nền kinh tế đã có thể hấp thụ tín dụng trở lại và vì vậy, TTCK cũng sẽ được hưởng lợi.

Áp lực tỷ giá USD/VNĐ đang lớn dần lên?

Như thường lệ trong một giai đoạn tín hiệu nới lỏng chính sách được phát đi, tỷ giá USD/VND lập tức có dấu hiệu tăng mạnh và các NHTM đều nâng lên đụng mức trần được NHNN ấn định.

Lý do được đưa ra giải thích là chênh lệch lãi suất tiền đồng và USD nay bị thu hẹp, nhu cầu USD của doanh nghiệp nhập khẩu hay thậm chí từ việc thoái vốn trên TTCK tăng lên…

Chúng tôi nhận thấy áp lực lên tỷ giá USD/VNĐ hiện nay đã suy giảm đi rất nhiều so với những năm trước đây; bởi lạm phát hầu như đã nằm trong vòng kiểm soát và dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng mạnh (thêm 7 tỷ USD kể từ đầu năm).

Tín hiệu mà chúng ta cần theo dõi trong thời gian tới là mức nhập siêu liệu có nới rộng và nhu cầu đẩy mạnh xuất khẩu từ trong nước; bên cạnh yếu tố đồng USD có thể mạnh lên do dòng vốn quốc tế tìm nới trú ấn khi châu Âu trở nên bất ổn hơn.

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC NỔI BẬT 

• Ngày 06/06, Standard & Poor’s (S&P) đã nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định”. Tổ chức này giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm ngắn và dài hạn của Việt Nam lần lượt ở mức “B” và “BB”. Đồng thời, S&P cũng nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank - CTG) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ “tiêu cực” lên “ổn định”.

• S&P cho biết 30% khả năng Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sẽ bị hạ bậc tín nhiệm trong 12 tháng tới. Mức xếp hạng “BB-“ và triển vọng “tiêu cực” của Vinacomin vẫn không thay đổi.

• Theo dự báo của Ngân hàng HSBC, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt tốc độ khiêm tốn 13% trong năm 2012. Ngoài ra, HSBC cũng cho biết tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam tuy chậm nhưng đang ổn định hơn.

• Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục khuyến nghị Việt Nam nên ưu tiên kiềm chế lạm phát, thận trọng với hạ lãi suất. Bên cạnh đó, các chính sách của Chính phủ cần phải ưu tiên sự ổn định, nhằm lấy lại niềm tin của thị trường.

• NHNN cho biết sẽ tiếp tục cổ phần hóa các ngân hàng nhà nước; nhưng riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) chưa có kế hoạch cổ phần hóa trong vòng 5 năm tới.

Dự kiến, đến năm 2015, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn của ngân hàng Agribank không dưới 80% tổng dư nợ cho vay; trong khi, các TCTD khác thì tỷ lệ này sẽ không dưới 20%. Đây là phần nội dung phát triển tam nông – nông nghiệp, nông dân, nông thôn – của NHNN.

• Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký hợp đồng mua điện với mức giá tăng 5% so với năm 2011, đối với hơn 10 nhà máy thủy điện nhỏ công suất dưới 30 MW.

Thân Hoàng Dung, Bộ phận Phân tích Vĩ mô (Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK)

Các tin tức khác

>   Cập nhật tình hình khủng hoảng châu Âu (31/05/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 28/05 – 01/06: Tiếp tục hạ lãi suất lúc nào và bao nhiêu? (27/05/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 21 - 25/05: Sẽ quyết liệt nới lỏng tín dụng? (19/05/2012)

>   ELC: Tỷ suất lợi nhuận quý 1 đạt mức “khủng” 46%, tiền mặt còn 400 tỷ đồng (18/05/2012)

>   Đề xuất miễn thuế của Chính phủ bị “bác”: Có thực sự đáng ngại? (17/05/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 14 - 18/05: Giảm giá xăng, tăng giá điện và kích thích tài khóa? (13/05/2012)

>   Góc nhìn về gói kích thích tài khóa năm 2012 (15/05/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 07 – 11/05: Trần lãi suất cho vay 15% và lãi suất thực chất (06/05/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 02-04/05: “Thuốc” chưa ngấm, vĩ mô chưa khởi sắc (01/05/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 16 – 20/04: Dự trữ ngoại hối vượt bậc, đã sẵn sàng để nới rộng tín dụng (14/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật