Thứ Hai, 07/09/2009 08:03

DN ngành cao su: Triển vọng lợi nhuận quý 3/2009 khả quan

(Vietstock) - Kinh tế thế giới đã thoát ra khỏi giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều này đã giúp giá cao su liên tục hồi phục trong những tháng gần đây. Trong 2 tháng đầu quý 3/2009, sản lượng khai thác tăng cao cùng với giá xuất khẩu hồi phục mạnh hứa hẹn đem đến lợi nhuận khả quan cho các doanh nghiệp (DN) trong ngành.

Tổng quan các doanh nghiệp trong ngành

Hiện tại có 5 doanh nghiệp trong ngành trồng và khai thác cao su đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE). Trong đó, CTCP Cao su Thống Nhất (TNC) ngoài khai thác cao su thiên nhiên còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác. Vì vậy, TNC được loại ra khỏi danh sách các DN trong ngành trong bài viết này. Đặc điểm chung của các DN này là cổ đông nhà nước, cụ thể là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, sở hữu tới hơn 51% tổng số cổ phần.

CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) là DN lớn nhất so với các DN đã cổ phần và niêm yết cho đến thời điểm hiện nay. Với diện tích khai thác khoảng 12,173 ha và sản lượng đạt 23,000 tấn, PHR đang dẫn đầu và vượt xa DN ở ví trí thứ 2 là CTCP Cao su Đồng Phú (DPR). CTCP Cao su Hòa Bình (HRC) là DN nhỏ nhất so với 3 DN còn lại, khi mà các chỉ tiêu về vốn và diện tích vườn cao su đều nhỏ hơn. Đặc biệt, đây cũng là công ty có năng suất khai thác thấp nhất và còn thấp hơn cả năng suất trung bình của toàn ngành, 1.7 tấn/ha. DPR và TRC được nằm trong top các DN trong ngành có năng suất khai thác cao su cao nhất trong năm 2008.

Hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009

Khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 đã tác động mạnh đến tình hình xuất khẩu của các DN trong ngành cao su; khi mà giá cao su tăng mạnh vào 8 tháng đầu năm và sau đó lại giảm mạnh trong những tháng cuối của năm. Tình hình vẫn tiếp tục tồi tệ trong vài tháng đầu năm 2009 khiến các DN lập kế hoạch kinh doanh năm khá thận trọng, giảm mạnh so với kết quả kinh doanh đạt được trong năm 2008.

Tuy nhiên, sau khi đã thiết lập mức đáy vào tháng 1/2009, liên tục sau đó, giá cao su đã tăng dần lên và đạt khoảng 1,700 USD/tấn vào cuối tháng 6. Điều này đã giúp các DN trong ngành đạt được kết quả kinh doanh cao hơn mức kỳ vọng trước đó của nhà đầu tư cũng như chính các DN.

Có thể thấy hầu hết các DN mới chỉ hoàn thành khoảng 40% kế hoạch doanh thu của năm do mùa vụ khai thác của ngành cao su tập trung vào 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, giá cao su tăng cao hơn dự kiến trước đó đã giúp đa số đạt mức lợi nhuận sau thuế vượt trên 50% kế hoạch hoạch năm. PHR là DN duy nhất mới hoàn thành 35% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho năm 2009.

Tình hình xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm 2009

Nền kinh tế hồi phục sớm hơn những dự đoán trước đó khiến nhu cầu và giá cao su liên tục tăng, xua tan nhanh chóng những lo ngại về khó khăn của ngành cao su trong năm 2009.

Theo số liệu công bố gần đây của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cao su trong tháng 8/2009 rất khả quan. Khối lượng xuất khẩu ước tính 83 ngàn tấn, kim ngạch đạt 122 triệu USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm ước đạt 417 ngàn tấn, tương đương 602 triệu USD. So với 8 tháng đầu năm 2008, giá trị xuất khẩu giảm mạnh 42% nhưng sản lượng tăng nhẹ 4%. Điều này cũng dễ hiểu vì từ đầu năm đến nay, giá cao su vẫn còn đang trên đường hồi phục.

Xét riêng về từng tháng, có thể thấy sản lượng và giá trị liên tục tăng trong những tháng qua, đặc biệt tăng mạnh trong tháng 7 và 8. Điều này phù hợp với diễn biến của nền kinh tế cũng như đặc tính của hoạt động xuất khẩu cao su. Đây là cơ hội lớn cho các DN trong ngành sớm hoàn thành kế hoạch kinh doanh của mình.

Triển vọng lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp trong ngành

Giá xuất khẩu cao su liên tục tăng và đạt khoảng 1,800 USD/tấn là tin vui cho các DN trong ngành cao su. 6 tháng cuối năm là mùa vụ chính của ngành khai thác cao su nên sản lượng kỳ vọng sẽ tăng nhiều hơn so với thời gian trước đó. Điều này sẽ giúp cho doanh thu và lợi nhuận của các DN trong ngành sẽ tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm.

Theo kết quả kinh doanh tháng 7/2009 của DPR, lợi nhuận đạt 21.5 tỷ đồng, bằng 42% so với lợi nhuận của 6 cả tháng đầu năm 2009. Còn PHR, lợi nhuận tháng 8 đạt tới 40.58 tỷ đồng, bằng 31.2% so với kế hoạch năm và gần bằng lợi nhuận cả 2 quý đầu năm. TRC mặc dù chưa công bố kết quả hoạt động kinh doanh tháng 7, tháng 8 nhưng việc điều chỉnh lợi nhuận kế hoạch năm tăng gần 20% vào ngày 27/08 chứng tỏ kết quả kinh doanh cũng đang rất khả quan trong giai đoạn hiện nay.

Với những diễn biến thuận lợi của giá cao su trong 2 tháng gần đây, có thể tự đoán lợi nhuận quý 3/2009 của các DN trong ngành sẽ tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm. Và nếu không có yếu tố bất thường lớn xảy ra trong thời gian tới, khả năng 4 DN này có kết quả kinh doanh vượt kế hoạch năm là điều hoàn toàn có thể hy vọng.

Ngô Thị Như Diễm

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu ngân hàng sẽ tạo sức bật cho VN-Index cuối năm (04/09/2009)

>   Góc nhìn từ chứng khoán Trung Quốc, Mỹ nghĩ đến Việt Nam (01/09/2009)

>   Trung Quốc: Nỗi lo từ giảm phát và bong bóng tài sản (27/08/2009)

>   Phát hành TPCP bằng ngoại tệ: Rủi ro tiềm ẩn (28/08/2009)

>   Cổ phiếu hàng hóa đang trở nên hấp dẫn (27/08/2009)

>   Hoa Kỳ, điểm sáng thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam (27/08/2009)

>   Tăng trưởng tốt, giá chứng chỉ quỹ vẫn kém 33% so NAV (26/08/2009)

>   Hoa Sen – Mô hình cải tổ đối phó với khủng hoảng (20/08/2009)

>   DIG – Tiềm lực dồi dào, niềm tự hào của phố biển (19/08/2009)

>   Cao su Phước Hòa – Cổ phiếu của dài hạn (17/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật