Thứ Năm, 27/08/2009 13:15

Cổ phiếu hàng hóa đang trở nên hấp dẫn

(Vietstock) - Thời gian gần đây, cổ phiếu hàng hóa trên các thị trường chứng khoán Châu Âu và Châu Á tăng mạnh bởi những nhận định lạc quan về thị trường hàng hóa. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng và thúc đẩy giá hàng hóa đi lên. Liệu làn sóng này có mang lại cơ hội cho nhà đầu tư Việt Nam?

Cổ phiếu hàng hóa đang… có giá

Cổ phiếu hàng hóa không phải là món hàng mới đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Cùng với sự phục hồi của thị trường hàng hóa thế giới, cổ phiếu của các công ty hàng hóa như Alcoa; BHP Billition… có sự tăng trưởng mạnh. Tính từ mức đáy ngày 9/3, trong khi chỉ số S&P500 tăng 52%, cổ phiếu các công ty ngành nguyên vật liệu thô đã tăng trung bình 67%.

Thống kê của Bloomberg cho thấy, cổ phiếu của một vài công ty trong chỉ số S&P500 có mức tăng trưởng rất mạnh, chẳng hạn Memphis (Công ty giấy có trụ sở tại Tennessee) có mức lãi 381%; Perrysburg (Có trụ sở tại bang Ohio) tăng 259%...

Bảng 1 cũng cho thấy cổ phiếu công ty Teck Resources Limited có mức sinh lời lên đến 6.74 lần hoặc giá cổ phiếu của Century Aluminum Co cũng đã tăng hơn 4 lần… Có thể nói rằng, cổ phiếu ngành tài chính và hàng hóa là hai nhóm ngành được các nhà đầu tư ưa thích lướt sóng trong thời gian vừa qua.

Bảng 1: Tỷ suất sinh lợi một số cổ phiếu hàng hóa

Công ty

Ngành

Giá đóng cửa cuối tháng 2

Giá đóng cửa ngày 23/08/2009

Mức sinh lợi (%)

Alcoa

Aluminum

6.23

12.13

94.70

Aluminum Corp of China Limited

Aluminum

11.71

29.38

150.90

Century Aluminum Co.

Aluminum

2.22

11.39

413.06

Freeport McMoRan

Copper

30.42

65.06

113.87

Southern Copper Corp

Copper

13.71

28.82

110.21

International Tower Hill Mines

Gold

2.19

3.25

48.40

Richmont Mines

Gold

2.45

2.77

13.06

Rio Tinto

Steel&Iron

102

159.25

56.13

BHP Billition

Steel&Iron

17.55

30.51

73.85

Vale SA

Steel&Iron

12.89

20.52

59.19

Teck Resources Limited

Industrial Metals&Minerals

3.45

26.73

674.78

Cameco Corp

Industrial Metals&Minerals

14.58

28.97

98.70

StatoilHydro ASA

Oil&Gas Drilling and Exploiration

16.66

22.46

34.81

EcoPetrol SA

Oil&Gas Drilling and Exploiration

15.84

27.7

74.87

Nguồn: Vietstock thống kê

Chính sự hấp dẫn khiến cổ phiếu hàng hóa đang được định giá khá cao. Theo dữ liệu ngày 24/08/2009 của Bloomberg, chứng khoán của các công ty sản xuất hàng hóa thuộc vào nhóm đắt nhất trong chỉ số S&P 500.

Trong khi mức P/E 2009 của chỉ số S&P500 vào khoảng 19.7 lần (dựa trên dự báo EPS năm nay của Goldman Sachs là 52 USD, đưa ra vào cuối tháng 7) thì P/E năm nay của nhóm ngành hàng hóa lại lên đến 33.1 lần. Như vậy, P/E cổ phiếu hàng hóa đắt gấp đôi so với toàn thị trường. Nhiều cổ phiếu hiện còn mắc hơn cả các công ty tài chính, vốn là ngành thường được định giá cao trên thị trường.

Một thống kê khác cho thấy, các công ty hàng hóa trong chỉ số MSCI Workd Index của 23 quốc gia phát triển hiện đang giao dịch tại mức 36.8 lần so với thu nhập năm ngoái, mức định giá cao nhất kể từ năm 1995.

Tuy nhiên, những dự báo gần đây về thị trường hàng hóa đang làm thay đổi kết quả định giá. Theo dự báo của Bloomberg, sự gia tăng giá cả hàng hóa thế giới sẽ làm chỉ số P/E 2010 của nhóm ngành hàng hóa chỉ còn ở mức 17.7 lần. Đây là mức sụt giảm lớn nhất về chỉ số P/E trong bất cứ ngành nào thuộc chỉ số S&P 500.

Trung Quốc làm bệ đỡ cho thị trường hàng hóa thế giới

Trung Quốc hiện đang là động lực cho sự tăng trưởng của thị trường hàng hóa thế giới. Trong thời gian vừa qua, nước này tăng cường mua vào nhiều loại nguyên vật liệu như than, nhôm… khiến giá hàng hóa thế giới tăng mạnh (Xem Hình 1). Do đó, việc Citigroup dự kiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng 8.7% trong năm nay và nâng dự báo tăng trưởng vào năm 2010 thêm 1%, lên đến 9.8% là một tin tốt đối với thị trường hàng hóa.

Theo ông Frank Holmes, nhà quản lý quỹ hàng hóa của US Global Investors đã cho rằng, Trung Quốc có thể sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối khổng lồ để mua hàng hóa như dầu và kim loại nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế. Trung Quốc cũng đang có các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng kéo dài trong vài năm tới. Các chương trình này gắn với quá trình xây dựng các tàu điện từ thành thị tới nông thôn… sẽ tạo nên nhu cầu lớn về kim loại.

Theo Luther Lu, nhà phân tích về than, kim loại và khoáng sản tại Friedman Billings Ramsey cho rằng, giá đồng có thể vẫn duy trì mức cao vì sự khan hiếm và chắc chắc Trung Quốc đang rất cần đồng để xây dựng các nhà máy điện nguyên tử và các cơ sở hạ tầng bằng điện. Hiện tại, giá đồng đã tăng hơn gấp đôi so với mức thấp trong 4 năm qua vào tháng 12/2008.

Một nguyên nhân khác cần kể đến là sự yếu đi của đồng USD trong thời gian vừa qua. Do mọi hàng hóa đều được định danh bằng đồng USD nên sự yếu đi của đồng USD đã làm tăng giá hàng hóa.

Trong khi đó, sự cải thiện gần đây trong triển vọng kinh tế Mỹ cũng góp phần vào sự phục hồi của thị trường hàng hóa. Doanh số bán ô tô của Mỹ đang cải thiện nhờ chương trình đổi xe cũ lấy tiền mặt (cash-for-clunkers program) đã tạo nên nhu cầu lớn đối với nhôm, dầu và các hàng hóa khác. Sự phục hồi của thị trường nhà đất cũng làm khởi sắc một số loại hàng hóa. Do vậy, nhà đầu tư đang lạc quan về thị trường hàng hóa khi có nhiều nhận định cho rằng, nền kinh tế Mỹ đã đạt đáy.

Hình 1: Chỉ số hàng hóa Reuters/Jefferies CRB Index

Nguồn: Jefferies

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu hàng hóa cũng được nhà đầu tư quan tâm chú ý. Nhờ sự ổn định của nền kinh tế và xu hướng giá cả hàng hóa thế giới, giá một số mặt hàng trong nước như thép, xi măng, cao su… có sự hồi phục mạnh trong thời gian vừa qua. Chính đây là lý do tại sao, giá cổ phiếu ngành cao su tăng mạnh vào thời điểm tháng 4 hay giá cổ phiếu ngành thép lên cơn sốt từ giữa tháng 6.

Việc các nhà đầu tư trên thế giới đang kỳ vọng một làn sóng mới đối với cổ phiếu hàng hóa, do đó đây là một cơ hội đối với nhà đầu tư Việt Nam. Điều này là hoàn toàn có cơ sở khi Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ chính của nhiều hàng hóa Việt Nam như than, quặng sắt, cao su...

Minh Huy

Các tin tức khác

>   Hoa Kỳ, điểm sáng thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam (27/08/2009)

>   Tăng trưởng tốt, giá chứng chỉ quỹ vẫn kém 33% so NAV (26/08/2009)

>   Hoa Sen – Mô hình cải tổ đối phó với khủng hoảng (20/08/2009)

>   DIG – Tiềm lực dồi dào, niềm tự hào của phố biển (19/08/2009)

>   Cao su Phước Hòa – Cổ phiếu của dài hạn (17/08/2009)

>   DIG - Giá chào sàn hấp dẫn, cơ hội mới với cổ phiếu BĐS  (13/08/2009)

>   Thị Trường lao động Mỹ: Con số và sự thật (10/08/2009)

>   LSS và rủi ro trước mức giá kháng cự mạnh 34,500 đồng (06/08/2009)

>   Ngành dược “được mùa” (10/08/2009)

>   Nhìn lại xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga (04/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật