Thứ Sáu, 09/07/2021 09:00

Lãi suất tiền gửi diễn biến trái chiều trước tình hình phức tạp dịch Covid-19

Đầu tháng 7, diễn biến lãi suất huy động tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng diễn ra bất nhất, “người tăng kẻ giảm” dù các dự báo trước đó đều cho thấy sẽ vẫn diễn ra ổn định.

Các ngân hàng có động thái tăng lãi suất tiền gửi, dù không nhiều, chỉ từ 0.1-0.2 điểm phần trăm, nhưng đa phần nằm ở nhóm nhà băng có lãi suất cao nhất.

Tại kỳ điều chỉnh 16/06/2021, Bac A Bank đã tăng 0.1-0.2 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn. Lãi suất ở kỳ hạn 1 tháng tăng lên 3.8%/năm, kỳ hạn 6 tháng lên mức 6.1%/năm và 12 tháng là 6.5%/năm, từ 24 tháng trở lên là 6.7%/năm.

NVB tăng từ 0.1-0.25 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ ngày 21/06/2021. Lãi suất ở kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống là 3.9%/năm, kỳ hạn 6 tháng lên mức 6.25%/năm và 12 tháng là 6.5%/năm, từ 24 tháng trở lên là 6.7%/năm.

Kỳ điều chỉnh ngày 22/06, NamABank điều chỉnh tăng 0.1 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi  kỳ hạn 12 tháng lên mức 6.2%/năm cho khoản tiền gửi dưới 500 tỷ đồng.

Từ ngày 15/06/2021, SHB tăng 0.2 điểm phần trăm tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tăng lên mức 3.6%/năm, 3 tháng là 3.9%/năm và 6 tháng là 5.4%/năm. Trong khi đó, lại giảm tiền gửi kỳ hạn 9 tháng 0.1 điểm phần trăm xuống còn 5.6%/năm.

Từ ngày 02/07, Techcombank cũng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng. Lấy ví dụ ở khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng kỳ hạn 24 tháng, dành cho khách hàng thường, dưới 50 tuổi, Techcombank áp dụng mức lãi suất tăng 0.1 điềm phần trăm so với kỳ điều chỉnh trước, lên mức 5.1%/năm, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 36 tháng tăng 0.2 điềm phần trăm lên mức 5.3%/năm.

Ở chiều ngược lại, một số nhà băng vẫn tiếp tục cắt giảm nhẹ lãi suất tiền gửi cá nhân từ 0.1-0.2 điểm phần trăm.

Sau khi tăng nhẹ ở kỳ điều chỉnh tháng trước, kỳ này Sacombank giảm nhẹ 0.2 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân ở tất cả các kỳ hạn từ ngày 22/06. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng giảm xuống mức 3.4%/năm, kỳ hạn 6 tháng còn 4.8%/năm và 12 tháng là 5.5%/năm.

Từ ngày 03/07, trừ kỳ hạn 3 tháng, VPBank giảm nhẹ 0.2 điểm phần trăm lãi suất ở tất cả kỳ hạn tiền gửi còn lại. Hiện, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng giảm còn 4.5%/năm và 12 tháng giảm còn 4.8%/năm.

Ở nhóm ngân hàng TMCP Nhà nước, Vietcombank tăng 0.2 điềm phần trăm lãi suất ở các kỳ hạn từ 9 tháng trở xuống. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tăng lên 3.1%/năm, 3 tháng tăng lên mức 3.4%/năm và 6 tháng lên mức 4%/năm. Các nhà băng khác trong nhóm vẫn giữ nguyên biểu lãi suất.

Dù có sự điều chỉnh ở một số ngân hàng nhưng chênh lệch lãi suất không lớn, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân phổ biến ở mức 2.8-4%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng; từ 3.5-5.4%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; và 4.6-6.5%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng.

Tính đến ngày 08/07/2021, ngoại trừ SCB áp dụng mức lãi suất cho số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên, ở kỳ hạn 12 tháng, Bac A Bank, Kienlongbank và VietABank là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất với 6.5%/năm. Xếp ngay đó là NCB mức 6.4%/năm.

Ở kỳ hạn 6 tháng, NCB áp dụng mức lãi suất cao nhất 6.25%/năm, kế đến là Bac A Bank với 6.1%/năm.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại các ngân hàng tính đến ngày 08/07/2021

Một báo cáo gần đây của BVSC cho hay, trong 6 tháng đầu năm, hơn 500,000 tỷ đồng đã được vay từ hệ thống ngân hàng, trong khi nguồn vốn huy động đạt khoảng 310,000 tỷ đồng. Do đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã bị thu hẹp khoảng 190,000 tỷ đồng.

BVSC nhận định diễn biến này cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm 2021 nhiều khả năng sẽ không còn dư thừa nhiều như trong năm trước.

Tuy nhiên, trước các diễn biến phức tạp của làn sóng dịch Covid-19 mới đây tại Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, NHNN vẫn tiếp tục có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp. Do đó, BVSC cho rằng lãi suất huy động vẫn sẽ giữ ở mặt bằng thấp hơn so với thời điểm cuối năm 2020.

Cùng quan điểm này, SSI Research cho rằng mặc dù chênh lệch huy động và tín dụng thu hẹp, thanh khoản các ngân hàng cũng kém hơn; nhưng trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp trở lại như hiện nay, cầu tín dụng có thể bị ảnh hưởng và NHNN cũng sẽ kiên định mục tiêu giữ lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. SSI Research dự báo mặt bằng lãi suất vẫn sẽ giữ ổn định ở mức thấp trong quý 2/2021 do thanh khoản các ngân hàng vẫn khá dồi dào.

Ở diễn biến khác, ngày 22/06/2021 vừa qua, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và một số cơ quan quản lý khác đề xuất giải pháp hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm cũng như đưa ra một số giải pháp kiến nghị để dẫn lãi suất về 0%. Tuy nhiên, hầu hết ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng việc này là không khả thi và sẽ có thể gây ra tình trạng mất thanh khoản cho ngân hàng.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Lãi suất tiền gửi 0% - Quan trọng là lộ trình (08/07/2021)

>   ĐHĐCĐ bất thường Eximbank trình phương án miễn nhiệm hàng loạt nhân sự HĐQT  (08/07/2021)

>   Hơn 3.7 triệu cp ACB của bầu Kiên được rao bán để thi hành án  (08/07/2021)

>   NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1,500 tỷ đồng  (07/07/2021)

>   Dưới 10% TCTD lo ngại kết quả kinh doanh giảm trong quý 3/2021 (07/07/2021)

>   MB nới room ngoại lên mức 23.24% (07/07/2021)

>   Con gái Chủ tịch Techcombank dự chi hơn 1,200 tỷ đồng để sở hữu cổ phiếu (07/07/2021)

>   Vi phạm công bố thông tin, SCB bị phạt tiền (06/07/2021)

>   Huy động vốn tăng thấp hơn tín dụng, vì đâu thanh khoản hệ thống vẫn ổn định? (06/07/2021)

>   Các chuyên gia nói gì về động thái tăng lãi suất của nhiều quốc gia trên thế giới (13/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật