Thứ Hai, 14/12/2015 10:18

Nắm giữ cổ phiếu nào cho mục tiêu tăng trưởng?

Với mục tiêu nắm giữ dài hạn và đầu tư cổ phiếu giá trị, các CTCK cho rằng nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu STK, BMI, DHGFMC do những tiềm năng về tăng trưởng cao.

STK: Nắm giữ do khả năng tăng trưởng cao

CTCK Ngân hàng Vietcombank (VCBS) khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu STK của CTCP Sợi Thế Kỷ.

VCBS đánh giá cao khả năng tăng trưởng của STK nhờ khả năng tăng công suất cả trong ngắn và dài hạn khi dư địa thị trường sợi dài vẫn còn nhiều, đặc biệt là sau khi TPP được kí kết sẽ giúp tăng mạnh đơn đặt hàng nội địa khi các công ty dệt may xuất khẩu phải mua nguyên liệu sợi trong nước để đạt được mức thuế ưu đãi.

Ngoài ra, STK sẽ phải giảm khoản chênh lệch giá giữa giá bán và giá nguyên liệu để tăng khả năng cạnh tranh và tận dụng tối đa công suất nhà máy. STK có khả năng không hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế đề ra do áp lực giảm giá bán và sản lượng và chi phí tài chính tăng đột biến.

Theo đó, dự báo doanh thu thuần 2015 của STK đạt 1,300 tỷ đồng (giảm 11% so với năm trước, đạt 77% kế hoạch) và lãi ròng đạt 107.5 tỷ đồng (giảm 1%, đạt 93% kế hoạch). VCBS khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ đối với cổ phiếu STK.

Xem thêm tại đây

BMI: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững

CTCK Bản Việt (VCSC) nhận định Tổng CTCP Bảo Minh (HOSE: BMI) là một trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững trong năm 2015.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh hai chữ số trung bình hằng năm 16% (từ 2004-2014) và tiềm năng phát triển của ngành còn rất rộng mở khi mức độ thâm nhập thị trường vẫn chỉ ở mức 0.7% trong khi ở các thị trường đang phát triển là hơn 1%, ở các nước phát triển là 2.3%. Trong khi nhu cầu bảo hiểm và tiềm năng phát triển cao, nhưng tỷ trọng phí bảo hiểm trên GDP vẫn còn thấp (2.44% GPD năm 2015) nên thị trường bảo hiểm Việt Nam được nhận định là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chính vì vậy, VCSC kỳ vọng năm 2015, BMI có thể đạt được các mục tiêu doanh thu (3,113 tỷ đồng, tăng 7%) và lợi nhuận trước thuế (170 tỷ đồng, tăng 17.1%) do các nỗ lực trong việc tái cấu trúc trong cả 2 mảng hoạt động (HĐKD bảo hiểm và tài chính) và trong việc tích cực kiểm soát rủi ro và chi phí; đồng thời do kết quả hoạt động quý 4/2015 của BMI được dự báo sẽ khả quan hơn vì nửa cuối năm được coi là mùa cao điểm của ngành.

Theo kế hoạch của BMI với mức lợi nhuận 170 tỷ đồng thì EPS vào cuối năm của BMI sẽ là 1,864 đồng.

Xem thêm tại đây

DHG: Nắm giữ với giá mục tiêu 68,600 đồng/cp

CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu của CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) với giá mục tiêu 68,600 đồng/cp

Theo thông tin từ VPBS, ban lãnh đạo DHG cho biết công ty sẽ chỉ hoàn thành 90% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2015. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2015 được dự kiến ở mức 3,624 tỷ đồng, giảm 7% so với năm trước, và lợi nhuận sau thuế ở mức 580 tỷ đồng, tăng 9%.

Từ năm 2015, DHG tập trung hơn vào việc xây dựng mối quan hệ với nhóm khách hàng nhỏ hơn, trong khi các khách hàng lớn của công ty đang giải quyết vấn đề hàng tồn kho. Trước đây, khoảng 80% doanh thu của DHG đến từ 24% số lượng khách hàng của công ty; do đó, khi hàng tồn kho của nhóm khách hàng này bị tồn đọng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến DHG. Với việc thay đổi chiến lược này, VPBS nhận thấy cơ cấu doanh thu của DHG trong 9 tháng đầu năm 2015 có sự chuyển dịch từ nhóm khách hàng lớn sang nhóm khách hàng nhỏ hơn với tỷ trọng doanh thu nhóm khách hàng nhỏ tăng từ 20% trong 9 tháng đầu năm 2014 lên 26% trong 9 tháng đầu năm 2015.

VPBS điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống 68,600 đồng/cp tương ứng với tiềm năng tăng giá là 10% (bao gồm 5% lợi suất cổ tức). Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu hiện là giảm giá, do đó VPBS duy trì khuyến nghị nắm giữ.

Xem thêm tại đây

FMC: Doanh thu sẽ tăng trưởng khả quan

 CTCK Ngân hàng Vietcombank (VCBS) nhận định FMC là cổ phiếu cần được theo dõi do doanh thu sẽ tăng trưởng khả quan nhờ lợi thế từ các hiệp định thương mại quốc tế.

KQKD 9 tháng đầu năm 2015 của FMC khá ấn tượng do tăng trưởng biên lợi nhuận nhờ nguồn tôm nguyên liệu nhập khẩu giá rẻ cũng như giữ vững sản lượng xuất khẩu mặc dù ngành tôm năm nay đang gặp nhiều khó khăn chủ yếu nhờ chuyển hướng sang thị trường EU.

VCBS cho rằng diễn biến này sẽ tiếp tục chi phối hoạt động kinh doanh của công ty trong cuối năm. Trong năm 2016, FMC có thể gặp rủi ro từ giá nguyên liệu đảo chiều do không tự chủ được nguồn nguyên liệu dẫn đến biên lợi nhuận gộp suy giảm. Tuy nhiên, doanh thu vẫn sẽ tăng trưởng khả quan nhờ phục hồi nhu cầu tôm trên thế giới và tác động tích cực nhờ lợi thế từ các hiệp định TPP và FTA cũng như mức thuế POR 0% ở thị trường Mỹ. Đặc biệt, rủi ro về dòng tiền cần được lưu ý khi công ty mẹ HVG có dòng tiền yếu sẽ gây áp lực cổ tức bằng tiền từ FMC.

VCBS vẫn giữ nguyên mức dự phóng năm 2015 cho FMC với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước đạt lần lượt đạt 2,764 tỷ đồng ( giảm 4% so với năm trước) và 91.1 tỷ đồng (tăng 45%), tương ứng với EPS và P/E forward đạt lần lượt 4,600 đồng và 6.7 lần. Vì vậy, VCBS khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu FMC.

Xem thêm tại đây

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 14 - 18/12: Chờ "quà giáng sinh" của Fed (13/12/2015)

>   Góc nhìn 11/12: Đà giảm hạ nhiệt, thị trường sắp cầm được máu? (10/12/2015)

>   Góc nhìn 10/12: Tiếp tục dò đáy? (09/12/2015)

>   Góc nhìn 09/12: Hình thành xu hướng đảo chiều? (08/12/2015)

>   Góc nhìn 08/12: VN-Index sẽ sớm về 550 điểm? (07/12/2015)

>   Đầu tư cổ phiếu đón đầu kết quả kinh doanh quý 4? (07/12/2015)

>   Góc nhìn tuần 07 - 11/12: Hạn chế tối đa hành động bắt dao rơi (06/12/2015)

>   Góc nhìn 04/12: Chưa thể bứt phá (03/12/2015)

>   Góc nhìn 03/12: Khó tăng tiếp (02/12/2015)

>   Góc nhìn 02/12: Rủi ro ngắn hạn, chờ tín hiệu hồi phục từ bluechips (01/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật