Thứ Tư, 17/06/2015 13:04

CPI tháng 6/2015 sẽ tăng trong mức nào?

Các chuyên gia công ty chứng khoán đều nhìn nhận CPI tháng 6/2015 sẽ tiếp tục gia tăng do biến động tăng giá xăng và một số hàng hóa dịch vụ công. Tuy nhiên, xuất hiện quan điểm trái chiều về mức tăng của CPI tháng 6/2015 so với tháng 5/2015.

Các chuyên gia dự đoán CPI tháng 6 sẽ gia tăng 0.35-0.45% so với tháng 5/2015 Nguồn: VietstockFinance

Ông Trần Minh Hoàng - Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược thị trường CTCK Vietcombank (VCBS) dự báo: “CPI tháng 6/2015 sẽ tăng 0.35-0.45% so với tháng 5/2015, tương ứng tăng 1-1.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thể cả năm CPI sẽ tăng từ 3-3.5%”.

Theo như nhận định của ông Hoàng, hiện tại CPI đang ghi nhận mức tăng khá thấp nhưng ông cho rằng con số này đã tạo đáy trong quý 1/2015 và được kỳ vọng sẽ tăng dần trở lại trong thời gian tới bởi những yếu tố mang tính mùa vụ và dưới ảnh hưởng của việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng chịu sự điều hành của Nhà nước như xăng dầu, dịch vụ y tế, giáo dục,....

Sau lần tăng giá từ đầu tháng 5, giá xăng dầu tiếp tục ghi nhận hai lần điều chỉnh với một lần tăng khá mạnh vào cuối tháng 5 và một lần điều chỉnh giảm nhẹ không đáng kể vào đầu tháng 6. Ông Hoàng cho rằng những lần tăng giá mạnh trước đó của mặt hàng xăng dầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây áp lực lên CPI trong thời gian tới. Ngoài ra, việc tăng giá dịch vụ y tế theo lộ trình từ đầu tháng 6/2015 ở TP.HCM cùng việc bước vào giai đoạn mùa vụ (nghỉ hè) cũng sẽ khiến CPI trong tháng 6 tăng. Theo đó, ông Hoàng dự báo CPI tháng 6 tăng 0.35-0.45% so với tháng 5/2015, tương ứng tăng từ 1-1.1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn nhận về các nhân tố tác động đến nền kinh tế chung, ông Hoàng cho biết lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi tốt và được thể hiện ở chỉ số tiêu thụ tăng trong khi tăng trưởng tồn kho suy giảm. Sự phân hóa rõ nét trong lĩnh vực này tiếp tục được ghi nhận với sự nổi lên của khối FDI trong khi các doanh nghiệp trong nước chưa có nhiều cải thiện.

Tín dụng tiếp tục tăng mạnh là tín hiệu về sự phục hồi tốt hơn của cầu đầu tư, chính vì vậy ông nhận định nhiều khả năng tín dụng trong cả năm 2015 sẽ gia tăng và vượt mục tiêu 15%.

Cầu tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi nhưng chỉ ở mức vừa phải. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2015 tăng 9.1% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thấp hơn mức 11% của cùng kỳ 2014. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát thấp, nếu loại trừ yếu tố giá, con số của năm 2015 dự đoán sẽ đạt 8.2%, cải thiện nhẹ so với mức 6% của năm 2014.

Mặt khác, ông lưu ý rằng với (1) việc giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng khá mạnh trở lại và (2) giá các mặt hàng thiết yếu khác dưới sự quản lý của Chính phủ như Y tế, Giáo dục sẽ tiếp tục tăng theo lộ trình khiến tâm lý tiết kiệm chi tiêu sẽ khó có thể được cởi bỏ và cầu tiêu dùng, theo đó, nhiều khả năng sẽ chưa thể sớm bứt phá trong thời gian tới.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác như áp lực tăng tỷ giá hiện hữu, lãi suất chịu áp lực gia tăng,...

Tương tự, ông Hoàng Công Tuấn – Chuyên viên phân tích CTCK MB (MBS) cũng cho rằng CPI tháng 6/2015 sẽ tiếp tục xu hướng gia tăng. Ông dự báo: “CPI tháng 6 sẽ gia tăng nhưng không quá cao khi chỉ ở mức 0.2% so với tháng 5. Chung lại, CPI cả năm 2015 chỉ dao động trong ngưỡng 3.5-3.8%”.

Theo ông Tuấn, nhân tố tác động đến từ việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu, tăng giá điện. Việc tăng giá này đã bắt đầu ngấm dần vào nền kinh tế và theo như ông nhìn nhận đây là mức tăng vòng 2. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những tháng đầu năm tương đối khả quan với sức cầu của nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng đang diễn biến tích cực. Hai yếu tố này cho thấy sức cầu tiêu dùng và đầu tư đều tăng lên.

Ông nhìn nhận, khi sức cầu tăng thì CPI sẽ có xu hướng gia tăng do CPI được cấu thành từ hai nhân tố là cầu kéo và chi phí đẩy. Tuy nhiên, mức độ tăng của CPI tháng 6/2015 sẽ không quá cao và chỉ khoảng 0.2% so với tháng 5/2015.

Ông Tuấn đưa ra một số yếu tố dẫn chứng cho lập luận trên như hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có xu hướng tăng lên và hàng hóa vật chất được tạo ra nhiều hơn qua đó làm CPI không còn tăng nóng như các năm trước nữa.

Ngoài ra, yếu tố tín dụng, tiêu dùng và đầu tư mặc dù đã tăng trở lại những mức độ tăng chỉ bình thường cũng không kích hoạt CPI tăng mạnh. Bên cạnh đó, mặt hàng nguyên liệu-vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm, trong khi đó Việt Nam đang cần khá nhiều các mặt hàng này đã giúp chi phí sản xuất giảm đi qua đó kéo giảm CPI.

Một nhân tố tác động khác cũng không kém phần quan trọng là dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã giảm so với năm ngoái. Thêm vào đó, khả năng Mỹ tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ kéo các dòng vốn nóng và giá rẻ quay trở lại thị trường Mỹ qua đó ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam và kéo giảm đà tăng trưởng chung.

Cùng quan điểm nhìn nhận CPI tháng 6/2015 sẽ gia tăng nhưng CTCK Ngân hàng BIDV (BSC) lại cho rằng mức tăng CPI tháng 6 chỉ xấp xỉ so với tháng 5. Cụ thể, BSC dự báo: “Chỉ số CPI trong tháng 6/2015 sẽ chỉ tăng 0.14%, do đó CPI quý 2/2015 dự báo tăng trung bình 0.15%/tháng”.

Theo BSC, việc điều chỉnh tăng giá xăng là nhân tố tác động mạnh nhất đến CPI trong tháng 6/2015. Tuy nhiên, BSC đánh giá, do mức tăng không quá lớn và giá các mặt hàng khác vẫn ổn định nên CPI tháng 6 sẽ chỉ xấp xỉ mức tăng của tháng 5.

Về yếu tố lạm phát, lạm phát 5 tháng đầu năm 2015 đang ở mức rất thấp, mới chỉ tăng 0.2% so với cùng kỳ năm 2014. Điều này là dấu hiệu cho thấy lạm phát năm 2015 có thể tiếp tục ở mức thấp và nếu giá dầu thế giới chậm hồi phục, lạm phát cả năm 2015 có thể chỉ ở mức 2-3%.

Duy Hoàng

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 17/06: Điều chỉnh mạnh đang hiện hữu (16/06/2015)

>   Góc nhìn 16/06: Điều chỉnh hay tiếp tục tăng? (15/06/2015)

>   Chọn cổ phiếu của những doanh nghiệp có dự án tốt (15/06/2015)

>   Góc nhìn tuần 15/06 – 19/06: Tiếp tục tăng! (14/06/2015)

>   Góc nhìn 12/06: Xu thế dần tích cực (11/06/2015)

>   Góc nhìn 11/06: Điều chỉnh sẽ kết thúc? (10/06/2015)

>   Góc nhìn 10/06: Rủi ro điều chỉnh sau tăng nóng (09/06/2015)

>   Góc nhìn 09/06: Điều chỉnh kỹ thuật diễn ra? (08/06/2015)

>   Tích lũy cổ phiếu có kết quả kinh doanh khả quan (08/06/2015)

>   Góc nhìn tuần 08/06 – 12/06: Tiến sát vùng 600 điểm! (07/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật