Thứ Hai, 11/08/2014 10:30

Cổ phiếu có thể bổ sung thêm vào danh mục

Các công ty chứng khoán (CTCK) đưa ra khuyến nghị mua thêm đối với DXG, BTP, DPRVIC.

DXG: Mua cho mục tiêu dài hạn

Thực hiện định giá theo phương pháp giá trị tài sản ròng và chiết khấu dòng tiền, giá cổ phiếu CTCP Dịch vụ & Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (HOSE: DXG) được CTCK Ngân hàng Vietcombank (VCBS) xác định ở mức 18,438 đồng/cp.

VCBS đánh giá cáo việc quy trình sản xuất của DXG đang hoàn thiện với các mảng hoạt động hỗ trợ lẫn nhau và gia tăng giá trị cho công ty. Trong đó, mảng môi giới giúp DXG đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Mảng xây dựng giúp DXG đảm bảo tiến độ, chất lượng xây dựng tại các dự án của mình; gia tăng lợi nhuận tại các dự án đầu tư thứ cấp (đảm nhiệm hai vai trò môi giới sản phẩm và xây dựng). Mảng chuyển nhượng bất động sản với sản phẩm thuộc phân khúc trung bình được thị trường đón nhận tích cực, sẽ đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của DXG.

Tổng quỹ đất hiện tại của DXG khoảng 40ha (tại Đồng Nai, TPHCM) là khá thấp so với một số công ty khác. Tuy nhiên, hiện DXG đang khá tích cực trong việc mở rộng quỹ đất tại khu vực được hưởng lợi về phát triển hạ tầng trong tương lai (phía Đông TPHCM) và có tính đột biến về nhu cầu (đất tại các thành phố ven biển như Đà Nẵng, Phú Quốc).

VCBS ước tính trong năm 2014, doanh thu thuần DXG sẽ đạt 512 tỷ đồng (bằng 98% kế hoạch); lợi nhuận sau thuế đạt 117 tỷ đồng (bằng 94% kế hoạch) và EPS cơ bản đạt 1,401 đồng. Trong đó, mảng chuyển nhượng BĐS với Gold hill center, Tân Vũ Minh và sản phẩm tồn kho tại các dự án khác ghi nhận 268 tỷ đồng vào doanh thu; mảng môi giới bao gồm đầu tư thứ cấp và môi giới dự án sẽ đóng góp khoảng 198 tỷ đồng; mảng xây dựng ghi nhận 44 tỷ đồng. Qua đó, VCBS khuyến nghị mua cổ phiếu DXG cho mục tiêu dài hạn.

Tuy nhiên, VCBS cũng cho rằng rủi ro của DXG là sự pha loãng cổ phiếu liên tục sẽ gây áp lực lên việc duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh (EPS, ROE, ROA) và giảm sự hấp dẫn của DXG với các cổ đông hay nhà đầu tư lớn.

>>Xem báo cáo chi tiết

DPR: Định giá khoảng 42,700 đồng/cp

Về dài hạn, diện tích khai thác của CTCP Cao su Đồng Phú (HOSE: DPR) tiếp tục được mở rộng với quy mô lớn trong 5 năm tới, cùng với đà hồi phục của giá cao su, CTCK Bảo Việt (BVSC) cho rằng triển vọng dài hạn của DPR là khá khả quan. Với định giá hợp lý theo BVSC khoảng 42,700 đồng/cp, cao hơn 10% so với mức hiện tại, BVSC khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu DPR.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2014, DPR tiêu thụ 6,411 tấn thành phẩm, tăng 19% so với cùng kì. Tuy nhiên với việc giá bán bình quân chỉ đạt 43.6 triệu đồng/tấn, giảm tới 27% so với mức 59.7 triệu đồng/tấn cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế của công ty ước đạt 91.4 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ và bằng 37% kế hoạch năm 2014.

BVSC ước tính trong năm 2014, DPR có thể tiêu thụ 19,500 tấn cao su, đạt doanh thu 932 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 206 tỷ đồng, giảm 44% so với năm 2013.

Ngành cao su tự nhiên trong đó có DPR vẫn phải đối mặt đà giảm liên tục của giá cao su. Tuy nhiên, nhờ khả năng kiểm soát chi phí giá vốn khá linh hoạt theo giá bán, BVSC cho rằng DPR vẫn sẽ duy trì được tỷ suất sinh lời ở mức hấp dẫn so với các công ty trong ngành và trung bình thị trường.

>>Xem báo cáo chi tiết

TDC: P/E đang ở mức thấp hơn so với ngành

Với lợi thế về quỹ đất rộng, vị trí đắc địa, giá trị thương mại cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt, tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt tương đối hấp dẫn, đồng thời P/E của cổ phiếu CTCP Kinh doanh & Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) đang ở mức thấp hơn so với ngành. Do đó CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu TDC.

TDC có lợi thế về quỹ đất do công ty mẹ Becamex có quỹ đất lên đến 10,000 ha ở Bình Dương, vị trí đắc địa trong quy hoạch các quận trung tâm Tp.Bình Dương, Tp.Thủ Dầu Một và các thị xã lân cận. Hoạt động bán đất nền giá rẻ kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại doanh thu khả quan trong những năm tới.

Cuối quý 1/2014, hệ số Nợ/Tổng tài sản (TTS) của TDC ở mức 71.6% cao hơn khá nhiều so với trung bình ngành (đang là 54%). Số dư tiền và tương đương tiền chỉ đạt 20 tỷ đồng trong khi các khoản nợ chịu lãi ngắn hạn và phải trả người bán lên tới 1,600 tỷ đồng (chiếm 37.5% TTS) - áp lực trả nợ của công ty là đáng quan ngại. Để có thêm tiền đầu tư các dự án và trả các khoản nợ công ty có kế hoạch phát hành thêm 500 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2014.

VCBS dự phóng, năm 2014 TDC ước đạt 1,177 tỷ đồng doanh thu, và 106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. EPS forward đạt 1,060 đồng, với mức giá ngày 06/08/2014 là 10,400 đồng, P/E forward 2014 là 9.81 lần - thấp hơn so với trung bình ngành hiện là 13x.

Tuy nhiên, VCBS cho rằng, TDC đang chịu không ít những rủi ro bởi vì: (1) Tỷ lệ đòn bẩy cao, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn; (2) Hoạt động kinh doanh đất nền kì vọng sẽ mang lại dòng tiền về nhanh chóng cho TDC tuy nhiên đang gặp các vấn đề về pháp lý; (3) Hoạt động sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chưa có động lực tăng trưởng mạnh trong thời gian tới; (4) Hoạt động liên doanh liên kết dàn trải và chưa mang lại hiệu quả.

>>Xem báo cáo chi tiết

VIC: Mua để đầu tư trung, dài hạn

CTCK FPT (FPTS) tiến hành định giá lần đầu đối với mã cổ phiếu Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC), giá mục tiêu được xác định theo phương pháp định giá giá trị tài sản ròng điều chỉnh (RNAV) là 91,801 đồng/cp, cao hơn 18% so với mức giá hiện tại trên thị trường. Do đó, FPTS khuyến nghị mua để đầu tư trung, dài hạn với cổ phiếu VIC.

Theo FPTS, VIC là doanh nghiệp bất động sản lớn nhất trên TTCK Việt Nam. Không chỉ dẫn đầu về mảng kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản (BĐS), hoạt động cho thuê trung tâm thương mại (TTTM) (diện tích mặt bằng bán lẻ chiếm 55% tại Hà Nội và 25% cả nước), hoạt động khách sạn (chiếm 20% cả nước) tiếp tục tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2014 khi Vinpearl Phú Quốc được đưa vào hoạt động.

Cơ cấu doanh thu 3 năm trở lại đây vẫn chủ yếu từ chuyển nhượng BĐS. Việc mở bán Vinhomes Riverside năm 2012, Royal City và Times City năm 2013, 2014 đánh dấu bước nhảy vọt về doanh thu và lợi nhuận của VIC trong 3 năm trở lại đây.

Về dài hạn, VIC đặt mục tiêu tăng nguồn doanh thu thường xuyên (cho thuê bán lẻ, cho thuê BĐS, bệnh viện, trường học...) vào khoảng 40-50% tổng doanh thu. Việc sở hữu dòng tiền ổn định sẽ giảm bớt áp lực vay vốn đồng thời bước vào giai đoạn phát triển bền vững hơn.

Trong kế hoạch phát triển 6 tháng cuối năm 2014 và 2015, VIC sẽ tiếp tục đẩy mạnh bán hàng ở các dự án BĐS như Royal City, Times City, Vinhomes Riverside. Bên cạnh đó, VIC cũng chính thức đưa vào hoạt động và ghi nhận doanh thu từ các dự án trung tâm thương mại (TTTM), khu nghỉ dưỡng như Vincom Center Hạ Long, Vinpearl Phú Quốc từ quý 4/2014.

>>Xem báo cáo chi tiết

Gia Nguyên tổng hợp

-----------------------------------------

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 11 – 15/08: Đủ lực vượt ngưỡng kháng cự mạnh 610? (10/08/2014)

>   Góc nhìn 08/08: Rủi ro giảm điểm vẫn hiện hữu (07/08/2014)

>   Góc nhìn 08/08: Rủi ro giảm điểm vẫn hiện hữu (07/08/2014)

>   Góc nhìn 07/08: Hiệu ứng domino và kịch bản bán tháo? (06/08/2014)

>   Góc nhìn 06/08: Tín hiệu cho một chu kỳ tăng điểm! (05/08/2014)

>   Góc nhìn 06/08: Tín hiệu cho một chu kỳ tăng điểm! (05/08/2014)

>   Góc nhìn 05/08: Vẫn thiếu động lực tăng giá (04/08/2014)

>   Thị trường tháng 8: Xu hướng tích lũy, điểm nhấn cổ phiếu BĐS và chứng khoán? (04/08/2014)

>   Điểm mặt cổ phiếu có thể thêm vào hoặc nắm giữ (04/08/2014)

>   Góc nhìn tuần 04 – 08/08: Khó hình thành nhịp tăng? (03/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật