Thứ Năm, 19/09/2013 18:24

Góc nhìn 20/09: Khó đột biến trong phiên cơ cấu cuối cùng của ETF

Theo các chuyên gia, phiên giao dịch cuối cùng trong kỳ cơ cấu danh mục của ETF sẽ có đột biến về thanh khoản nhưng về mặt điểm số thì khó tích cực khi mà tâm lý NĐT vẫn chưa lạc quan trở lại.

Khó có triển vọng tích cực

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): Những tưởng lo ngại về Taper được giải quyết sẽ giúp thị trường bay cao như TTCK thế giới. Nhưng không, thị trường vẫn cho cảm giác giảm điểm khi mà áp lực bán vẫn rất lớn. Rõ ràng những thông tin như vậy mà không kích thích được thì thị trường giai đoạn này quả thực lành ít dữ nhiều.

Trong 3 tuần tới, khi mà các quỹ ETF đóng trạng thái thị trường sẽ gần như trống vắng sự hỗ trợ cho đến nửa đầu tháng 10 trước khi mùa BC KQKD Quý 3 mà dự báo rằng sẽ không có nhiều đột biến. Sẽ chỉ có những công ty lớn giữ được nhịp kinh doanh và những cổ phiếu công ty này còn giữ được giá. Phần lớn số DN còn lại sẽ có một mùa BC KQKD ảm đảm và nhìn toàn cảnh thì Quý 3 sẽ không mang đến điều gì.

Do đó, nhìn về TTCK giai đoạn tới sẽ khó có những triển vọng mang tính tích cực. Đối với các hoạt động Trading ngắn hạn, phiên 19/09 cho thấy cầu bắt đáy khá mạnh, kể cả những cổ phiếu có áp lực bán lớn như VCGPVX.

Ngày mai 20/9 thị trường sẽ chứng kiến lực mua-bán mạnh của các quỹ ETF đặc biệt là phiên ATC. Với tình hình thị trường hiện tại thì nhiều khả năng lực mua bán sẽ được khối nội cung ứng đủ và nhiều dự báo sẽ không có đột biến kể cả với cổ phiếu SHB khi dự báo lực mua còn lại khoảng hơn 30 triệu đơn vị nữa. Theo như diễn biến của kỳ review lần 2, sau ngày mua cuối cùng này thị trường đã bị giảm điểm mạnh do áp lực bán quá lớn. Và liệu rằng TT có xảy ra hiện tượng đó hay không khi mà những khoảng vắng thông tin và sự hỗ trợ không còn nữa.

Sớm giảm trở lại

CTCP Chứng khoán ACB (ACBS): Phiên tăng 19/09 của các chỉ số khá nhỏ và không hình thành tín hiệu kỹ thuật quan trọng nào. Về mặt kỹ thuật, thị trường có thể chỉ hồi phục nhỏ trong xu hướng giảm ngắn hạn nên có thể sớm giảm trở lại trong các phiên tới.

VN-Index có thể giảm sâu hơn về vùng hỗ trợ 460-465 trong khi HNX-Index có thể giằng co trong vùng hỗ trợ 58-59. Ở chiều tăng, VN-Index và HNX-Index sẽ gặp kháng cự nhỏ 480 và 60,3. Thị trường sẽ cho tín hiệu đảo chiều khá tốt nếu các chỉ số vượt qua các vùng kháng cự này.

Khuyên nghị nhà đầu tư có thể tham gia thị trường hoặc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi các tín hiệu đảo chiều nói trên xuất hiện.

Chưa thể chuyển biến tích cực

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Diễn biến của thị trường trong thời gian gần đây đang là những phiên tăng giảm nhẹ xen kẽ thể hiện rõ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Tại các thời điểm chỉ số tiếp cận gần với ngưỡng cản trên, thị trường vẫn gặp khó khăn khi áp lực bán gia tăng và nhiều cổ phiếu đang thiếu động lực để có thể duy trì diễn biến hồi phục. Thanh khoản trồi sụt và không cho một xu hướng rõ ràng khiến xu thế của thị trường khó nắm bắt hơn.

Phiên 19/09, giao dịch sôi động của khối ngoại tại một số mã chứng khoán trong diện cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs và thông tin công bố về việc Fed giữ nguyên gói QE3 cũng không thể giúp tâm lý nhà đầu tư nội trở nên lạc quan hơn; tâm lý nhà đầu tư vẫn ở trạng thái thăm dò và kém lạc quan nên diễn biến hồi phục của những cổ phiếu riêng lẻ phải đối mặt với áp lực bán lớn do lợi nhuận kỳ vọng thấp.

Trong phiên tiếp theo cũng là phiên cuối cùng trong kỳ cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs, thanh khoản có thể sẽ tiếp tục được cải thiện tuy nhiên nếu không xuất hiện yếu tố tích cực đủ mạnh để nâng cao kỳ vọng nhà đầu tư thì khả năng phục hồi sẽ gặp khó khăn tại những ngưỡng nhạy cảm. Theo đó, FPTS tiếp tục bảo lưu khuyến nghị nhà đầu tư duy trì sự thận trọng, chờ đợi những tín hiệu tiếp theo từ thị trường và khối ngoại; giao dịch vẫn cần được hạn chế khi mà chưa xuất hiện yếu tố lạc quan làm cơ sở cho một chu kỳ tăng giá mới.

Cần thêm yếu tố nội tại

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Sau khi quyết định này được đưa ra, thị trường chứng khoán thế giới đã có những phản ứng tốt lành khi hầu hết các thị trường đều tăng điểm và TTCK Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

Tác động tích cực từ việc chưa cắt giảm gói hỗ trợ này của FED cùng với xu hướng gia tăng khối lượng chứng chỉ quỹ của các quỹ ETF trong thời gian gần đây có thể đẩy lùi nỗi lo về nguy cơ rút vốn trên thị trường mới nổi của dòng vốn ngoại sẽ là động lực giúp thị trường tăng điểm trong những phiên sắp tới.

Mặc dù vậy, VDS cho rằng TTCK Việt Nam vẫn rất cần những yếu tố nội tại như tâm lý NĐT trong nước cũng như dòng tiền mạnh hơn.

Sanh Tín tổng hợp 

Các tin tức khác

>   Ông Peter Goodson, Ban cố vấn Mekong Capital: Vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn sẽ gia tăng (19/09/2013)

>   CTCK Saigonbank Berjaya: Khối ngoại không tác động tích cực trong quý 4 (19/09/2013)

>   Góc nhìn 19/09: Giằng co và giảm điểm (18/09/2013)

>   CTCK Quốc tế Hoàng Gia: 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán quý 4 (18/09/2013)

>   VAFI ủng hộ nới room ngoại lên 60% (18/09/2013)

>   Góc nhìn 18/09: Có thể lướt sóng (17/09/2013)

>   Góc nhìn 17/09: Tiếp tục giằng co (16/09/2013)

>   Góc nhìn tuần 03-06/09: Cơ hội lướt sóng (01/09/2013)

>   Lựa chọn cổ phiếu đón đầu kết quả kinh doanh quý 3 (16/09/2013)

>   Góc nhìn 09 - 13/09: Thị trường sẽ đi ngang (15/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật