Thứ Năm, 22/11/2012 19:15

Góc nhìn 23/11: Vẫn ảm đạm!

Thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, không hề có thông tin đủ mạnh để hỗ trợ tích cực. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán tiếp tục cho rằng chỉ cần có chiến lược thông minh nhà đầu tư vẫn tìm thấy cơ hội.

Thanh khoản tiếp tục kiệt quệ

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch giằng co trong biên độ hẹp, cơ hội thanh khoản phục hồi gần như là không có khi giá trị khớp lệnh trên cả hai sàn rớt về mức thấp kỷ lục, chỉ đạt xấp xỉ 300 tỷ đồng. Trong khi đó, giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài cũng thu hẹp đáng kể, chưa kể là họ bán ròng khoảng 5,69 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Điểm tích cực duy nhất là độ rộng thị trường nhờ nhiều cổ phiếu pennies trên cả hai sàn tăng trần.

Mức thanh khoản yếu kèm với thiếu vắng thông tin hỗ trợ, VDS cho rằng thị trường sẽ tiếp tục tình trạng như trên trong phiên cuối tuần, tâm lý nhà đầu tư nhìn chung là thận trọng và không kỳ vọng nhiều vào số liệu kinh tế sẽ công bố trong thời gian còn lại của năm 2012.

Sự phân hóa ở các nhóm chính

CTCP Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE): Chỉ đạt trên 30 triệu cổ phiếu, thanh khoản thị trường xuống mức rất thấp trong năm 2012. Cả hai chỉ số hầu như không đổi trong 5 phiên gần nhất. Hai yếu tố nêu trên phản ánh rằng các nhà đầu tư vẫn thờ ơ với thị trường trong ngắn hạn.

Tương đồng với biến động trái chiều của hai chỉ số, trong nội bộ các nhóm chính như ngân hàng, bất động sản cũng xuất hiện sự phân hóa. Với cổ phiếu đáng chú ý, áp lực chốt lời đã khiến KDC (-1.0%) giảm phiên đầu tiên sau đợt tăng nóng.

Sẽ có phân hóa chọn lọc cổ phiếu

Công ty TNHH Chứng khoán NH Đông Á (DAS): Theo quan sát của DAS áp lực cung bán cổ phiếu tại mức thấp suy yếu, lực cầu mua thận trọng nên thanh khoản của cả sàn không mạnh như những phiên trước, tuy nhiên tín hiệu tích cực trên sàn HOSE là tỷ lệ mã tăng giá và đứng giá lớn hơn gấp 2.3 lần mã giảm, trong đó tỷ lệ cổ phiếu tăng trần chiếm 2/5 trên tổng số cổ phiếu tăng và cao gấp đôi so với số lượng cổ phiếu giảm sàn.

Sàn HNX ngày 21/11 có khối lượng giao dịch thấp kỷ lục lần thứ 3 kể từ đầu năm, phiên giao dịch 22/11 đã khởi sắc trở lại đóng cửa xanh tăng 0.33% và khối lượng giao dịch tăng 25% so với phiên trước.

Các cổ phiếu thuộc nhóm đầu cơ lướt sóng ngắn hạn BGM, FCN đã đóng cửa dư mua trần trở lại, cho thấy các nhà đầu tư lướt sóng vẫn theo sát biến động của thị trường và tham gia ngay khi có cơ hội.

Chỉ báo kỹ thuật cho thấy VN-Index và HNX-index vẫn giao động trong dải Bollinger Bands hẹp, đường Index biến động sát với đường trung bình giá SMA 15 ngày, chỉ báo MFI của VN-Index đang phân kỳ dương có tín hiệu tích cực, khả năng sắp tới thị trường sẽ vài có những phiên tăng nhẹ và phân hoá có chọn lọc các giữa cổ phiếu cũng như nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư nhạy bén và thông minh trong thời điểm hiện nay.

Thử thách người bán

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC): Thị trường chung có thể coi là tăng nhẹ với số mã tăng giá chiếm ưu thế. Tuy nhiên trên HOSE, trong nhóm bluechip chỉ có GMD (tăng trần) và HPG (+3.9%) là có mức tăng đáng kể, còn lại chủ yếu dao động nhẹ quanh tham chiếu. KDC hôm nay quay đầu giảm điểm khi không còn sự hỗ trợ từ khối ngoại. Hiện tại, room nước ngoài của KDC gần như đã cạn kiệt trong khi vùng giá 40-42 là ngưỡng kháng cự mạnh của mã này. Trên HNX, cổ phiếu thị giá “siêu nhỏ” lên ngôi, tiêu biểu là SHN, PVL tăng trần. Trong khi đó các mã chủ chốt đa số chỉ dao động nhẹ quanh tham chiếu.

Thị trường tiếp tục diễn biến khá ảm đạm với thanh khoản suy giảm mạnh. Với thanh khoản thấp như vậy, giá cổ phiếu rất dễ dao động nên việc nhiều mã cổ phiếu tăng hoặc giảm nhẹ 1-2 line không mang nhiều ý nghĩa. Tâm lý thị trường đang thiên về hướng ”phòng thủ chờ đợi thêm thông tin” từ cả phía bên mua lẫn bên bán. Do đó thị trường giai đoạn này thực sự cần thêm thông tin hỗ trợ để mang lại chuyển biến rõ nét hơn. Nếu không sự kiên nhẫn của bên bán nhiều khả năng sẽ bị thử thách khi diễn biến “èo uột” như hiện tại kéo dài.

Chờ đợi cơ hội rõ rệt hơn

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/11 hai sàn đều không có biến động mạnh và có thể coi là một phiên giao dịch đi ngang. Tuy nhiên nhìn vào điểm số thì lại có sự trái chiều, trong khi HNX-Index lấy lại được sắc xanh thì VN-Index tiếp tục giảm nhẹ, tuy nhiên thanh khoản của hai sàn vẫn ở mức thấp kỷ lục. Nhóm cổ phiếu Bluechips giao dịch khá trầm lắng với diễn biến đi ngang trong khi đó rất nhiều cổ phiếu penny có thị giá thấp tăng trần gây sự chú ý cho thị trường như DLG, BGM, SHN, HLA, KSS… Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch cũng khá ít, giá trị bán ròng cả phiên là 5,6 tỷ đồng, lượng bán ra tập trung ở một số cổ phiếu SHB, TLG, SBS.

Thanh khoản có dấu hiệu ngày càng suy kiệt cho thấy mức độ quan tâm đến thị trường chứng khoán của nhà đầu tư đang giảm đi rõ rệt. Vì vậy trong ngắn hạn những diễn biến tăng, giảm của thị trường có lẽ không quan trọng bằng sự khởi sắc rõ rệt của thanh khoản. Với diễn biến này FPTS tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng, giữ tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục, chờ đợi những cơ hội rõ rệt hơn.

Đang trong giai đoạn tích lũy

CTCP chứng khoán đầu tư Việt Nam (IVS): Các thị trường có một phiên tăng giảm trái chiều trong khi KLGD sụt giảm mạnh. Sau HNX-Index phiên 21/11 đến lượt VN-Index lập kỷ lục về KLGD khi chỉ có 14.7 triệu đơn vị khớp lệnh, mức thấp nhất trong vòng vài năm trở lại đây và không có một cổ phiếu nào đạt khối lượng khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị.

Đồ thị ngày của cả hai chỉ số đặc biệt là chỉ số VN-Index thể hiện rất rõ biến động lớn và rời rạc cho thấy mức độ giao dịch không liên tục và ảnh hưởng từ việc tăng giảm của cổ phiếu vốn hóa lớn. Thị trường đang loanh quanh với biên độ hẹp trong khi thanh khoản sụt giảm liên tục.

Giai đoạn này được coi như một sự tích lũy đối với cả hai thị trường. Nhà đầu tư dài hạn có thể lựa chọn cổ phiếu tiềm năng để mua dần. Còn trong ngắn hạn, thị trường khó sụt giảm mạnh nhưng cơ hội tăng điểm chưa có. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện lý tưởng cho các cổ phiếu có hệ số beta cao có thể thể hiện sức mạnh. Những mã có thông tin tốt như chi trả cổ tức, kết quả kinh doanh ... đều có khả năng tăng điểm. Nhà đầu tư theo trường phái ngắn hạn có thể tìm mua những mã theo tiêu chí này, tránh mua những mã đã tăng giá nhiều và mua đuổi.

Mỹ Hà tổng hợp (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 22/11: Không kỳ vọng nhiều vào CPI (21/11/2012)

>   Ngày 21/11: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (21/11/2012)

>   Góc nhìn 21/11: Bán khi thị trường tăng (20/11/2012)

>   Góc nhìn 20/11: Không có gì đột biến (19/11/2012)

>   Hết thời cổ phiếu đa ngành? (19/11/2012)

>   Góc nhìn tuần 19-23: Giảm là xu hướng chủ đạo (18/11/2012)

>   Dự báo chứng khoán tuần qua: Một mình BVS “dũng cảm” khuyến nghị MUA (17/11/2012)

>   UBCK trả lời về “4 vấn đề vô cùng cấp bách” (17/11/2012)

>   Góc nhìn 16/11: Chờ xem giải pháp vĩ mô (15/11/2012)

>   Góc nhìn 15/11: Tích cực hay thận trọng? (14/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật