Thứ Tư, 21/11/2012 21:00

Góc nhìn 22/11: Không kỳ vọng nhiều vào CPI

Nhiều chuyên gia cho rằng dự báo về CPI là khá rõ ràng cho nên tác động của nó đến thị trường sẽ không tạo ra sự đột biến. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư vẫn có thể tìm thấy các cơ hội đầu tư tốt cũng như cắt lỗ kịp thời.

Cơ hội để tích lũy cổ phiếu tốt

Công ty TNHH Chứng khoán NH Đông Á (DAS): Khối lượng giao dịch khớp lệnh không bao gồm thoả thuận của 2 sàn gần đây đạt mức thấp, duy trì khoảng 18 triệu cổ phiếu trên HOSE và 21 triệu cổ phiếu trên HNX. So sánh với khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên của cả hai sàn đều chưa cho thấy tín hiệu tích cực.

Sàn HNX phiên giao dịch 21/11 có khối lượng thấp kỷ lục, đây là lần thứ 3 tính từ đầu năm khối lượng giao dịch sàn HNX đạt mức dưới 15 triệu đơn vị ngày, gần đây nhất là phiên giao dịch ngày 4/10, thanh khoản giảm sút cho thấy áp lực cung bán cổ phiếu giá thấp không còn mạnh nữa. Theo quan sát của DAS, những đợt giảm mạnh xảy ra cũng sẽ sớm kết thúc và những phiên giảm mạnh là cơ hội để mua vào cũng như cơ cấu danh mục một cách phù hợp.

Những nhà đầu tư ngắn hạn chọn thời điểm mua vào để mua bán lướt sóng nhanh. Những nhà đầu tư theo giá trị thực hiện giải ngân từng phần danh mục vào các mã cổ phiếu tiềm năng ở những phiên điều chỉnh, không nên mua đuổi giá ở các phiên tăng mạnh, kiên nhẫn chờ đợi phiên điều chỉnh để tham gia với mức giá tốt hơn. Khả năng về một sự bật mạnh trở lại của thị trường là khá mong manh nhưng việc tích luỹ cổ phiếu cho mục điều đầu tư dài hạn trở nên khả quan hơn trong giai đoạn hiện nay. Nhà đầu tư thông minh sẽ tìm được những cơ hội lớn trong tình hình thị trường còn khó khăn và nhiều nghi ngờ.

Lo ngại về thanh khoản suy yếu

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Đà tăng điểm của phiên giao dịch liền trước đã không thể duy trì được trong ngày 21/11 khi cả hai sàn đều quay đầu giảm điểm. Diễn biến trong phiên cũng không có gì khởi sắc, thị trường giao dịch trầm lắng cùng tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Trên bảng điện tử sắc đỏ chiếm chủ đạo cùng với đó thì thanh khoản cũng vẫn duy trì ở mức thấp cho thấy nhà đầu tư không thật sự hào hứng với thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ với giá trị 12.2 tỷ đồng, trong thời gian gần đây giao dịch của khối ngoại cũng khá thận trọng, không có một xu hướng mua bán cụ thể và gần như chỉ là cơ cấu danh mục khi giá trị mua bán ròng mỗi phiên đều khá thấp.

Điều đáng lo ngại hiện nay đó là thanh khoản có dấu hiệu ngày càng suy kiệt cho thấy mức độ quan tâm đến thị trường chứng khoán của nhà đầu tư đang giảm đi rõ rệt. Vì vậy trong ngắn hạn những diễn biến tăng, giảm của thị trường có lẽ không quan trọng bằng sự khởi sắc rõ rệt của thanh khoản. Với diễn biến thị trường hiện tại, FPTS tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng, giữ tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục, chờ đợi những cơ hội rõ rệt hơn.

Không kỳ vọng nhiều vào CPI

CTCP Chứng khoán MB (MBS): Thị trường lại chìm trong sắc đỏ khi lực cầu trên tham chiếu suy kiệt và các cổ phiếu bluechip tỏ ra đuối sức trong phiên giao dịch ngày 21/11. Áp lực bán ra không quá mạnh song lực mua quá yếu khiến thị trường rất dễ rơi vào trạng thái giảm điểm mỗi khi bên bán tỏ ra mất kiên nhẫn. Các cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán, bất động sản bị bán ra khá mạnh tuy nhiên hiện tượng giảm sàn hàng loạt đã không diễn ra. Đa phần các cổ phiếu bluechip trong rổ VN30 và HNX30 đều đứng giá tham chiếu hoặc giảm nhẹ ngoại trừ KDC, CTG, HAG, PVC, DBC tăng giá. Thanh khoản của thị trường vẫn đứng ở mức thấp thể hiện sự lưỡng lự của các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường thiếu vắng thông tin hỗ trợ. Hiện tượng đua giá và bán tháo chỉ diễn ra tại một vài mã cổ phiếu đơn lẻ và không gây tác động đến thị trường chung.

Thông tin từ Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0.22% so tháng trước và tăng 6.67% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu của Cục thống kê TP HCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 chỉ tăng 0.1% so với tháng trước và tăng 4.66% so với cùng kỳ năm trước. MBS đánh giá, mức tăng CPI thấp trên hai đầu tầu kinh tế của cả nước là Hà Nội và TP HCM sẽ tạo tiền đề cho một mức tăng CPI thấp trên địa bàn cả nước trong tháng 11. Mặc dù, một số địa phương sẽ tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục trong song điều này sẽ chỉ tác động hạn chế đến chỉ số CPI cả nước nói chung. Mô hình phân rã lạm phát của MBS dự báo CPI tháng 11 sẽ tăng 0.3% so với tháng trước và tăng 6.9% so với cùng kỳ năm trước. MBS đánh giá mức tăng CPI trên sẽ không gây tác động lớn đến thị trường chứng khoán do đã nằm trong kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư.

Cơ hội để thoái

CTCP Chứng khoán Á Âu (AAS): Không có quá nhiều điều để nhận xét về thị trường trong giai đoạn này ngoại trừ việc tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư từng bước hạ thấp tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, thu hồi vốn, chờ đợi những tín hiệu sáng sủa hơn của các chỉ số giao dịch.

Trong vài ngày tới, thông tin CPI tháng 11 của cả nước sẽ được công bố, với các tín hiệu từ 2 thành phố lớn thì khả năng cao là chỉ số này sẽ giảm nhẹ so với tháng trước. Trong ngắn hạn, tác động tích cực là hiện hữu, khi đó, cơ hội để thoái với với mức thiệt hại được giảm thiểu trong những phiên thị trường tích cực là động thái nên được nhà đàu tư cân nhắc.

Đi ngang trong ngắn hạn

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC): Không giữ được đà tăng trước đó, thị trường quay đầu giảm ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 21/11. Biên độ giảm phiên này xấp xỉ biên độ tăng phiên liền trước, tức là về xu thế ngắn hạn, cả 2 chỉ số vẫn đang dao động đi ngang trong biên độ hẹp.

Điểm đáng chú ý là thanh khoản hôm nay giảm rất mạnh, đặc biệt trên HNX khi khối lượng sàn này chưa tới 15 triệu đơn vị, phản ánh cầu ở mức giá hiện tại rất yếu nhưng bên bán vẫn kiên trì không muốn đẩy giá xuống thấp hơn. BSC cho rằng sự kiên trì của bên bán nhiều khả năng sẽ bị thử thách trong các phiên tới nếu xu thế này không được cải thiện.

Mỹ Hà tổng hợp (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Ngày 21/11: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (21/11/2012)

>   Góc nhìn 21/11: Bán khi thị trường tăng (20/11/2012)

>   Góc nhìn 20/11: Không có gì đột biến (19/11/2012)

>   Hết thời cổ phiếu đa ngành? (19/11/2012)

>   Góc nhìn tuần 19-23: Giảm là xu hướng chủ đạo (18/11/2012)

>   Dự báo chứng khoán tuần qua: Một mình BVS “dũng cảm” khuyến nghị MUA (17/11/2012)

>   UBCK trả lời về “4 vấn đề vô cùng cấp bách” (17/11/2012)

>   Góc nhìn 16/11: Chờ xem giải pháp vĩ mô (15/11/2012)

>   Góc nhìn 15/11: Tích cực hay thận trọng? (14/11/2012)

>   Thuế cho quỹ mở, nên “cởi mở” sớm (14/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật