Thứ Hai, 19/11/2012 13:16

Hết thời cổ phiếu đa ngành?

Theo ông Nguyễn Ngọc Bích – Giám đốc khối Phát triển khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), NĐT không nên lướt sóng theo những sóng lên và xuống vì tâm lý mà nên đầu tư vào những CP tốt. Điều này rất quan trọng và bây giờ nên đầu tư vào những cổ phiếu của DN kinh doanh một ngành chứ không phải những DN đầu tư đa ngành. NĐT nước ngoài thường đánh giá rất thấp những công ty đầu tư đa ngành.

Tránh đa ngành

Hiện giá cổ phiếu (CP) của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã xuống rất thấp nhưng, nhiều CP vẫn không có thanh khoản. Quan điểm giá thấp nhưng chưa rẻ khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) vẫn chưa “xuống tiền”. Tuy nhiên, giá như thế nào mới có thể đầu tư được?

Theo TS. Alan Phan - Chủ tịch quỹ Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải: “Trong việc đầu tư vào CP, tôi không bao giờ quan tâm đến vấn đề giá. Chẳng hạn, anh ra chợ mua một cái điện thoại Iphone với giá gấp 3 lần giá điện thoại của Trung Quốc, nhưng tại sao người ta không mua điện thoại Trung Quốc mà lại chọn Iphone. Vấn đề ở đây là mua CP với giá 3 đồng hôm nay thì bao giờ tôi sẽ có lời đây? Nếu CP của một công ty có giá 30 đồng, nhưng có thể lời gấp đôi trong 2 tháng thì tôi vẫn mua. Còn CP của DN khác chỉ bán với giá 3 đồng, song triển vọng là giá CP này sẽ xuống, thì có cho không tôi cũng không lấy. Vấn đề là chất lượng của sản phẩm mình mua”.

Như vậy chọn CP của những công ty như thế nào trong bối cảnh “chợ chiều”. Theo ông Nguyễn Ngọc Bích – Giám đốc khối Phát triển khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), NĐT không nên lướt sóng theo những sóng lên và xuống vì tâm lý mà nên đầu tư vào những CP tốt. Điều này rất quan trọng và bây giờ nên đầu tư vào những cổ phiếu của DN kinh doanh một ngành chứ không phải những DN đầu tư đa ngành. NĐT nước ngoài thường đánh giá rất thấp những công ty đầu tư đa ngành.

Chẳng hạn với nhiều NĐT tại Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều đánh giá rất thấp những công ty đầu tư đa ngành. Những CP của những DN chú trọng vào một ngành thì tăng trưởng từ 30-40%/năm và vẫn có lợi nhuận thì NĐT tiếp tục theo dõi và nên mua những loại CP này. Với những công ty có cơ cấu phức tạp thì nên tránh.

Ngoài ra, không nên nghe những người khác đồn về chính sách vĩ mô, chính trị, vì không thể nào tin được hết những tin đồn này.

NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục quan tâm đến Việt Nam, dĩ nhiên họ quan tâm những gì đã xảy ra đối với thị trường Việt Nam vừa qua, nhưng họ vẫn tiếp tục săn lùng những CP có giá trị, DN đang phát triển tốt, có chất lượng sản phẩm tốt, được quản trị tốt, cởi mở thông tin đối với NĐT mà không phải là những CP ngành Ngân hàng hay bất động sản (BĐS).

Đến hồi thoái vốn

Một điều băn khoăn là tại sao có nhiều DN Việt lại tham gia đầu tư ngoài ngành? Vì Việt Nam đang là nước phát triển nên có rất nhiều cơ hội đầu tư. Đó chính là lý do nhiều DN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, do dư dả tiền nên khi thấy có nhiều cơ hội là “nhảy” vào cùng một lúc 4-5 ngành khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm quản lý trong những lĩnh vực này, nên hầu hết đều thua lỗ.

Nhìn sang các nước khác như Hàn Quốc có tập đoàn LG. Trước đó tập đoàn này cũng có một ngân hàng và họ đã sử dụng tiền của ngân hàng huy động được để mà đầu tư vào máy điện lạnh, cho vay qua quan hệ... cuối cùng những công ty đó đều phá sản.

Vì lẽ đó, hiện nhiều DN đang tìm cách thoái vốn ngoài ngành. Tuy nhiên, thoái vốn như thế nào khi TTCK đang gặp khó khăn lại là điều không hề dễ dàng. Chấp nhận lỗ để lấy lại hình ảnh và tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính mang lại hiệu quả phát triển lâu dài – đây chính là giá trị của DN mà NĐT tìm kiếm.

TTCK cũng đánh giá rất cao những công ty đang thoái vốn ngoài ngành. Chẳng hạn như CTCP Vàng bạc Phú Nhuận thoái vốn những ngành năng lượng, phân phối gas. CTCP Kinh Đô thoái sạch vốn khỏi BĐS… Bên cạnh đó, TTCK hiện nay ngoài sự ảnh hưởng của tâm lý thì yếu tố chính tác động đến thị trường là lãi suất. Nếu Chính phủ tiếp tục giảm lãi suất cùng với tâm lý ổn định và lợi nhuận của nhiều DN khả quan thì chứng khoán sẽ lên điểm, ông Nguyễn Ngọc Bích cho biết.

Quang Anh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 19-23: Giảm là xu hướng chủ đạo (18/11/2012)

>   Dự báo chứng khoán tuần qua: Một mình BVS “dũng cảm” khuyến nghị MUA (17/11/2012)

>   UBCK trả lời về “4 vấn đề vô cùng cấp bách” (17/11/2012)

>   Góc nhìn 16/11: Chờ xem giải pháp vĩ mô (15/11/2012)

>   Góc nhìn 15/11: Tích cực hay thận trọng? (14/11/2012)

>   Thuế cho quỹ mở, nên “cởi mở” sớm (14/11/2012)

>   10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (14/11/2012)

>   Góc nhìn 14/11: Đi ngang và giằng co (13/11/2012)

>   Kích cầu bằng trái phiếu công trình (13/11/2012)

>   Góc nhìn 13/11: Giảm điều chỉnh? (12/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật