Thứ Tư, 14/11/2012 21:01

Góc nhìn 15/11: Tích cực hay thận trọng?

Những phiên tăng giảm đan xen của thị trường nên các công ty chứng khoán cũng có những cái nhìn trái ngược, nhưng đa số đều cho rằng thị trường vẫn khó tích cực trong ngắn hạn.

Khó vượt 390 điểm

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Sàn HOSE có được cú đảo chiều khá tốt về điểm số, mức tăng điểm của VN-Index chủ yếu nhờ sự đóng góp đến từ một vài mã vốn hóa lớn (VNM, VCB, CTG), bên cạnh đó, thanh khoản của các mã này cũng cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, xét chung toàn thị trường, giao dịch đa số là giằng co quanh ngưỡng tham chiếu, tâm lý nhà đầu tư không đủ tích cực kéo theo thanh khoản hai sàn sụt giảm. Trong khi đó, mức độ tham gia của khối ngoại có gia tăng so với phiên trước song lại nghiêng về hướng bán ròng, đặc biệt là tại mã MBB.

Diễn biến thị trường những phiên gần đây cho thấy sự thận trọng vẫn đang duy trì đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tâm lý trên kéo dài sẽ là yếu tố cản trở VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự, nhất là trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hiện nay. Do đó, chúng tôi cho rằng, xác suất chỉ số VN-Index giằng co trong biên độ hẹp sẽ cao hơn khả năng tăng điểm vượt qua ngưỡng 390 điểm trong hai phiên giao dịch cuối tuần này.

Duy trì danh mục và tránh mua đuổi

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS): Chỉ số hai sàn diễn biến trái chiều với thanh khoản trở về mức thấp. Tại sàn HOSE, tiếp nối diễn biến không thuận lợi từ cuối phiên trước, tâm lý thận trọng khiến đầu phiên thị trường khởi động chậm, ít giao dịch được thực hiện thành công. Tuy nhiên, nhờ các blue chips như BVH, VNM, VCB, HPG tăng điểm trở lại đã giúp dòng tiền tự tin hơn.

Còn tại sàn HNX, giống như phiên trước, chỉ số HNX-Index tiếp tục dao động trong biên độ hẹp với các giao dịch được thực hiện chủ yếu quanh vùng giá tham chiếu. Do thiếu cổ phiếu dẫn dắt nên dường như nhà đầu tư đặt ít sự quan tâm đến diễn biến trên sàn HNX.

Theo quan điểm của BVS, hiện một số mã đã tìm được vùng giá cân bằng, nên khả năng giảm sâu khó xảy ra. Mặc dù thanh khoản vẫn ở mức thấp, tuy nhiên sự phân hóa sẽ khiến thị trường trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu hiện tại nhưng tránh mua đuổi ở những phiên tăng mạnh.

Khó tăng mạnh và giảm sâu

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Trên HNX, xu thế chung là lình xình đi ngang trong suốt phiên giao dịch. Ba mã dẫn đầu thị trường phiên trước là SHB, SCRVCG đều đã quay đầu điều chỉnh trong phiên 14/11. Mặc dù vậy mức điều chỉnh của SCR và VCG khá nhẹ, SHB vẫn giữ được tham chiếu. Các mã cổ phiếu chủ chốt khác như ACB, VND, KLS, PVX, PVS đi ngang.

Trái lại trên HOSE, một số bluechip lớn bất ngờ tăng mạnh từ đầu phiên kéo chỉ số VN-Index tăng khá, nổi bật là VNM chốt phiên tăng trần và VCB tăng 2.6%. Ngoài HPG, CTG và SBT cũng tăng khá tốt các mã lớn khác nói chung không có nhiều biến động.

Chúng tôi giữ quan điểm xu hướng ngắn hạn của thị trường trong thời gian tới khó tăng mạnh cũng như giảm sâu. Do đó, nhà đầu tư có ý định giải ngân có thể áp dụng chiến lược ”mua dần vào khi điều chỉnh và bán ra trong những phiên tăng”.

Lướt sóng nếu chấp nhận rủi ro

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS): Thông tin về việc thành lập Công ty Xử lý nợ xấu thuộc NHNN được giới đầu tư quan tâm nhất hiện nay đã tác động tích cực đến chỉ số VN-Index trong những phiên vừa qua.

Sau 4 phiên tăng điểm, VN-Index đã lắp đầy khoảng trống giá cho phiên mất điểm mạnh trước đó, với nỗ lực của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn như CTG,VNM, HPG, KDC và đặc biệt là VCB tăng khá mạnh nhờ lực cầu từ khối ngoại đã kéo đường giá lấy lại điểm số đã mất của phiên hôm qua, áp lực chốt lời của lượng cổ phiếu đã bắt đáy trước đó đẩy đường giá vào thế lưỡng lự giằng co tại đường mid bands.

Mặc dù điểm số tăng nhưng điều lo lắng nhất là thanh khoản vẫn không có biểu hiện tích cực, duy trì dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất. Nếu điều này không cải thiện trong những phiên tới thì khả năng đường giá sẽ test lại vùng giá cũ 380-378 do chúng tôi nhận thấy vùng kháng cự dày đặc của đường giá khi tiến lên sẽ chạm những kháng cự của kỹ thuật Ichimoku với lượng mây khá dày tại 390-393.

Khả năng phân hóa của các nhóm cổ phiếu trên thị trường có thể sẽ tiếp diễn, đặc biệt là dòng ngân hàng. Những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro có thể thực hiện các chiến thuật lướt sóng ở một vài mã có tín hiệu phân hóa và biến động không theo xu hướng chung của thị trường.

Giữ tiền mặt cao

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Thanh khoản vẫn là yếu tố quan trọng để thị trường có những diễn biến tích cực hơn khi đối mặt với những ngưỡng kháng cự mạnh trong ngắn hạn. Tuy nhiên thị trường đang khá trầm lắng cùng tâm lý thận trọng của nhà đầu tư nên khả năng sẽ cần thêm thời gian tích lũy để có thể giao dịch tích cực hơn.

Thị trường đang thiếu những thông tin hỗ trợ vì vậy chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm thận trọng và khuyến nghị nhà đầu tư giữ tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục khi thị trường chưa có tín hiệu bứt phá hoặc thông tin tích cực hơn.

Đã qua vùng quá bán

CTCP Chứng khoán Maritime Bank (MSBS): Nhiều khả năng thị trường đang chuẩn bị cho sóng tăng giá khi 2 chỉ số chứng khoán đang tạo mô hình tăng điểm đẹp. Xu hướng tăng điểm thông thường trải qua giai đoạn tích lũy đi ngang với khối lượng lớn hoặc khá thấp. Trường hợp đi ngang với khối lượng lớn không xảy ra do thị trường đã ở trong giai đoạn quá bán.

Chúng tôi nghiêng về kịch bản thị trường sẽ tăng điểm trong các phiên tới. Nhà đầu tư vẫn nên kiên nhẫn hoặc chấp nhận giải ngân thăm dò vào các mã cổ phiếu cơ bản tốt. Dòng tiền đầu cơ đang có thể sẵn sàng tham gia vào thị trường ở các phiên bùng nổ tăng điểm.

Viết Vinh tổng hợp (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Thuế cho quỹ mở, nên “cởi mở” sớm (14/11/2012)

>   10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (14/11/2012)

>   Góc nhìn 14/11: Đi ngang và giằng co (13/11/2012)

>   Kích cầu bằng trái phiếu công trình (13/11/2012)

>   Góc nhìn 13/11: Giảm điều chỉnh? (12/11/2012)

>   “Ném đá dò đường” - Chiến lược cắt lỗ hiệu quả thời giá xuống (12/11/2012)

>   Góc nhìn tuần 12-16/11: Ai tin thị trường sẽ tích cực? (11/11/2012)

>   “Hớ” với tín hiệu đảo chiều, tự doanh tranh thủ lướt sóng (10/11/2012)

>   Đừng hiểu sai vai trò của VSD (09/11/2012)

>   Trách nhiệm chính thuộc về đối tượng thực hiện giao dịch thỏa thuận (09/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật