Thứ Hai, 19/11/2012 19:12

Góc nhìn 20/11: Không có gì đột biến

Với những tin tức hiện có, các chuyên gia vẫn chưa nhận thấy tín hiệu của sự đột biến. Nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và kiên nhẫn chờ đợi.

Thanh khoản tiếp tục yếu

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 19/11 thị trường đã không còn giữ được màu xanh như diễn biến cuối tuần trước, chỉ số trên cả hai sàn đều quay đầu giảm điểm, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp khiến cho những nỗ lực hồi phục của thị trường gặp nhiều khó khăn. Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày 19/11 đã quay trở lại bán ròng với giá trị bán ròng trên toàn thị trường là 23.8 tỷ đồng, lượng bán ra tập trung mạnh ở một số cổ phiếu Ngân hàng SHB, STB, MBBHAG.

Trong bối cảnh dòng tiền và tâm lý vẫn khá yếu thì thị trường đang thiếu những thông tin hỗ trợ tích cực để có thể làm động lực giúp các chỉ số hồi phục. Nhà đầu tư đang hướng về những giải pháp và vấn đề nợ xấu cụ thể để có thể kỳ vọng nhiều hơn cho dài hạn. Còn trong ngắn hạn thị trường vẫn có thể có những rủi ro nhất định, diễn biến tăng giảm của thị trường có lẽ không đáng chú ý bằng sự gia tăng rõ rệt về thanh khoản vì vậy FPTS tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng, giữ tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục, chờ đợi những cơ hội rõ rệt hơn.

Khả năng test đáy

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Thị trường phiên 19/11 tiếp tục giao dịch ảm đạm với thanh khoản suy yếu.

Trên HSX, hầu hết các mã bluechip đều đi ngang hoặc giảm giá ngoại trừ một vài mã riêng lẻ là KDC, MSNDHG. Trong đó chỉ có KDC thực sự nổi bật khi chốt phiên tăng tới 1300 đồng (+3.5%) cùng với thanh khoản tăng mạnh so với các phiên trước. Động lực tăng điểm của mã này có sự hỗ trợ từ việc tăng cường mua vào của khối ngoại gần đây.

Trên HNX, 3 mã SCR, SHB và VND vẫn là cột trụ thanh khoản với khối lượng chiếm tới gần 50% tổng khối lượng toàn sàn. Cũng giống như sàn HSX, hầu hết các mã chủ chốt trên sàn Hà Nội đều chỉ đi ngang hoặc giảm nhẹ, điểm sáng duy nhất đến từ SCR chốt phiên tăng trần với khối lượng khớp lớn (5.78 triệu đơn vị).

Thị trường nhiều khả năng quay trở lại kiểm tra mức 380 điểm đối với VN-Index và mức đáy 50 điểm đối với HNX-Index. Nhà đầu tư ngắn hạn chấp nhận rủi ro cao có thể mua dần vào nếu thị trường tiếp cận mức điểm trên. Nhà đầu tư có quan điểm phòng thủ nên tạm thời đứng ngoài quan sát.

Rất khó có biến chuyển lớn

CTCP Chứng khoán Á Âu (AAS): Rất khó để có thể kỳ vọng vào một sự thay đổi lớn theo cả hai chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực ở thời điểm có quá ít những tác động có ảnh hưởng đủ mạnh như hiện tại. Thị trường chứng khoán đang đánh mất dần sự hấp dẫn vốn có với diễn biến èo uột trong một thời gian dài vừa qua. Các dao động nếu xuất hiện thì cũng khá nhạt nhòa hoặc lại mang tính đột ngột do được bắt nguồn từ những tin tức khó đoán định và thông thường, hậu quả đi kèm thường không mấy tích cực.

Tiếp tục bảo lưu khuyến nghị thận trọng trong cách thức ứng xử với thị trường, AAS cho rằng để phân tán rủi ro, nhà đầu tư nên gia tăng nắm giữ tiền mặt hoặc tạm thời chuyển sang các kênh đầu tư khác và chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn.

Trong thời gian tới, VN-Index nhiều khả năng chỉ có thể dao động hẹp trong khung 375 – 390 điểm với sự nổi lên mang tính chất đơn lẻ ở một vài cổ phiếu đầu cơ và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ở phần còn lại của thị trường là rất nhỏ.

Vẫn sẽ giằng co nhẹ

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Thị trường trải qua phiên giao dịch đầu tuần thiếu vắng thông tin hỗ trợ, sự thận trọng của nhà đâu tư tiếp tục chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, lực cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu trụ cột giảm mạnh khiến nhóm cổ phiếu này thể hiện tiêu cực hơn ở phiên 19/11. Điểm số cũng như thanh khoản thị trường do vậy vẫn trong xu hướng giằng co trầm lắng.

Cho đến thời điểm hiện tại, VDS chưa nhận thấy thông tin tích cực đủ mạnh để giảm bớt sự thận trọng của nhà đầu tư trên TTCK. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của các tỉnh thành và cả nước dự kiến sẽ lần lượt được công bố trong tuần này. Tuy nhiên, VDS không đánh giá cao khả năng tác động của các thông tin này đối với TTCK trong giai đoạn hiện nay. Thay vào đó, xu hướng giằng co nhẹ vẫn được duy trì trong tuần.

Tâm lý khá bi quan

CTCP Chứng khoán MB (MBS): Thị trường tiếp tục giảm điểm với khối lượng giao dịch suy kiệt trong phiên giao dịch ngày 19/11. Sức cầu quá yếu và chỉ đặt ở các mức giá thấp đã khiến cho thị trường ở trong trạng thái rất dễ giảm điểm mỗi khi áp lực bán mạnh lên.

Hiện tượng bán tháo hàng loạt không thật sự diễn ra trong phiên giao dịch ngày 19/11, tuy nhiên đã có tín hiệu cho thấy sự sốt ruột của bên bán tại một số mã cổ phiếu khi mức độ chấp nhận hạ giá đã tăng lên đáng kể trong đợt giao dịch buổi chiều. Số lượng các cổ phiếu giảm giá vượt trội so với các cổ phiếu tăng giá cho thấy tâm lý của đa số các nhà đầu tư rất bi quan.

Mỹ Hà tổng hợp (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Hết thời cổ phiếu đa ngành? (19/11/2012)

>   Góc nhìn tuần 19-23: Giảm là xu hướng chủ đạo (18/11/2012)

>   Dự báo chứng khoán tuần qua: Một mình BVS “dũng cảm” khuyến nghị MUA (17/11/2012)

>   UBCK trả lời về “4 vấn đề vô cùng cấp bách” (17/11/2012)

>   Góc nhìn 16/11: Chờ xem giải pháp vĩ mô (15/11/2012)

>   Góc nhìn 15/11: Tích cực hay thận trọng? (14/11/2012)

>   Thuế cho quỹ mở, nên “cởi mở” sớm (14/11/2012)

>   10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (14/11/2012)

>   Góc nhìn 14/11: Đi ngang và giằng co (13/11/2012)

>   Kích cầu bằng trái phiếu công trình (13/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật