Thứ Hai, 29/06/2009 09:53

Giá nào cho ngày giao dịch đầu tiên của Vietcombank?

(Vietstock) - Ngày 30/6 tới đây, Vietcombank sẽ tiến hành niêm yết hơn 112 triệu cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). Liệu thị trường sẽ đánh giá cổ phần của Vietcombank ra sao?

Vietcombank và các ngân hàng khác qua một số chỉ tiêu thị trường

Đối với ngành tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, chỉ tiêu lợi nhuận thường rất dễ bị thay đổi. Chỉ đơn giản bằng cách thay đổi mức trích lập dự phòng tín dụng hoặc bán ra những khoản đầu tư có lợi nhuận… thì ngân hàng có thể làm thay đổi lợi nhuận tùy theo mục đích quản trị của ban lãnh đạo. Chính vì đặc trưng này nên các nhà đầu tư thường quan tâm đến giá trị của danh mục đầu tư của mỗi ngân hàng hơn là lợi nhuận. Danh mục đầu tư ở đây bao gồm cả đầu tư tín dụng, chứng khoán… Giá trị của danh mục đầu tư được thể hiện qua chỉ số P/B. Trong lĩnh vực ngân hàng, Tổ chức Morningstar khuyến nghị nên dùng P/B để so sánh hơn là P/E và trung bình trong khoảng 3 - 4 lần.

Theo báo cáo tài chính cuối năm 2008, giá trị sổ sách của Vietcombank là 11,397 đồng/cổ phiếu đang thấp hơn so với một số ngân hàng niêm yết. Cụ thể, giá trị sổ sách của ngân hàng thương mại Á Châu là 12,230 đồng/cp và STB là 15,196 đồng/cp. Với mức giá khởi điểm 50,000 đồng/cp, chỉ số P/B của Vietcombank là 4.09 lần cao hơn chỉ số P/B của ACB là 3.85 lần (tương ứng giá 49,600 đồng/cp) và của Sacombank là 2.34 (tương ứng với mức giá 35,500 đồng/cp). Điều này cho thấy rằng, với mức giá khởi điểm này cổ phiếu Vietcombank thiếu tính hấp dẫn dựa trên chỉ tiêu P/B vì nhà đầu tư phải trả một mức giá khá cao so với giá trị sổ sách của nó theo khuyến nghị của Morningstar.

Ngay cả khi xét ở khía cạnh lợi nhuận thì giá khởi điểm 50,000 đồng của Vietcombank có vẻ như vẫn không có gì là hấp dẫn. Với kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2,458 tỷ đồng, EPS dự kiến năm 2009 của Vietcombank có thể là 2,031 đồng cổ phiếu và P/E tương ứng là 24.62 lần. Trong khi đó, ACB đặt ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay là 2,700 tỷ đồng và EPS dự kiến là theo tính toán của chúng tôi là khoảng 2,964 đồng/cổ phiếu (xem bảng). Với mức giá 49,600 đồng thì P/E2009 của ACB cũng chỉ ở mức 16.73 lần. Tương tư cho Sacombank thì EPS dự kiến cũng ở mức 2,437 đồng/cp và P/E2009 cũng chỉ ở mức 14.57 lần (tương ứng giá 35.500 đồng/cp). Điều này có thể thấy giá khởi điểm của Vietcombank là khá đắt so với khả năng tạo ra lợi nhuận của nó. Thậm chí nếu xét đến cả năm 2010 khi mà lợi nhuận sau thuế của Vietcombank có sự tăng trưởng mạnh 53%, đạt mức 3,780 tỷ đồng, thì EPS của Vietcombank cũng mới chỉ là 3,124 đồng. Tương ứng P/E2010 của Vietcombank ở mức 16 lần, tức cũng chỉ tương đương với mức P/E hiện nay của ACB.

 

Vietcombank

ACB

STB

 

2008

2009F

2010F

2008

2009F

2008

2009F

Lợi nhuận sau thuế

dự kiến (tỷ đồng)

2,537

2,458

3,780

 

2,025

 

1200

EPS (VND)

 

 2,031

3,124

 

2,965

 

 2,439

Giá 26/06/2009

 

50,000

50,000

 

49,600

 

35500

P/E

 

24.61

16.01

 

16.73

 

14.56

Cổ tức tiền mặt (VND)

 

1,200

1,200

 

2,300

 

0

Book value

11,397

12,228

14,152

12,230

12,895

 15,196

17,635

P/B

 

4.09

3.53

 

3.85

 

2.01

D/P (tỷ suât cổ tức)

 

2.40%

2.40%

 

4.64%

 

0.0%

                                                                              Nguồn: vietstock.com.vn

Có một so sánh khác để cho thấy, nhà đầu tư khó có thể kỳ vọng một mức tỷ suất sinh lợi cao đối với Vietcombank so với ACB. Do quy mô vốn và tài sản của Vietcombank lớn hơn so với ACB nên Vietcombank khó có nhiều “không gian phát triển” để đạt mức tăng trưởng dài hạn cao như ACB. Điều này có thể nhận biết khi Vietcombank và các ngân hàng thương mại nhà nước đang có tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm dần trong khi ACB và các ngân hàng thương mại cổ phần lại có xu hướng tốc độ tăng trưởng tín dụng cao.

Mặt khác, trong những năm qua, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Vietcombank ở mức 17%-18% và dự kiến sẽ duy trì mức này trong hai năm 2009 và 2010. Trong khi đó, ROE của ACB được duy trì ở mức trên 27-28%. Vì vậy, khi cả hai ngân hàng này có cùng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại như nhau thì tốc độ tăng trưởng của ACB trong dài hạn sẽ lớn hơn so với Vietcombank. Theo ước tính, với các mức ROE trên thì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của Vietcombank ít nhất phải gấp 1.7 lần so với ACB mới có được tốc độ tăng trưởng dài hạn như nhau.

Trong khi đó, tỷ suất cổ tức của Vietcombank là 2.4% tương ứng với mức cổ tức dự kiến năm 2009 là 1,200 đồng, tỷ suất cổ tức của ACB là 4.64% tương ứng với mức cổ tức năm 2009 là 2,300 đồng. Như vậy, cả hai yếu tố cấu thành nên tỷ suất sinh lợi mong đợi (tỷ suất sinh lợi mong đợi = tỷ suất cổ tức + tốc độ tăng trưởng dài hạn) của Vietcombank đều thấp hơn so với ACB. Điều này tỷ suất sinh lợi mong đợi của Vietcombank sẽ thấp hơn so với ACB.

Nhận xét trên cho thấy, nhà đầu tư không nên quá đặt nặng mức giá của Vietcombank phải cao hơn của các ngân hàng khác nếu chỉ dựa vào cái gọi là “thương hiệu”. Liệu rằng các nhà đầu tư có chấp nhận mua với mức giá khởi điểm này của Vietcombank.

Ở một khía cạnh khác, giá trị giao dịch của Vietcombank trên thị trường OTC vào thời điểm trước ngày 15/6/2009 khoảng ở mức 46,000-48,000 đồng/cp. Đây là mức giá cao sau một chuỗi ngày lên giá kể từ tháng 3 theo xu hướng chung của ngành và thị trường. Ứng với thời điểm này, giá cổ phiếu của ACB và STB cũng đang lần lượt ở mức 53,500 đồng và 39,000 đồng . Nhưng từ sau ngày 15, trong khi giá cổ phiếu của ACB, STB và kể cả một số ngân hàng khác trên thị trường OTC cũng giảm do sự điều chỉnh chung của toàn thị trường, thì giá Vietcombank lại được “bình yên” vì ngừng giao dịch trước giờ niêm yết. Phải chăng, Vietcombank cần một sự điều chỉnh giá khi được giao dịch trở lại?

Những tác động của Vietcombank đến thị trường

Với số lượng niêm yết lên đến 112 triệu cổ phiếu, Vietcombank có ảnh hưởng đáng kể đối với VN-index do vốn hóa thị trường của Vietcombank chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số thị trường. Thử luận bàn các kịch bản dừng chân của giá Vietcombank?

Nếu như cổ phiếu của Vietcombank chào sàn ở mức giá thấp hơn 50,000 đồng/cp thì các chỉ tiêu thị trường có thể hợp lý phần nào. Nếu ở mức giá sàn, Vietcombank sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi P/B ở mức 3.27 lần, thấp hơn so với ACB và gần tương đương với Sacombank. Các chỉ tiêu khác cũng sẽ gần với ACB và STB hơn, chẳng hạn như P/E2009 sẽ ở mức 19.69 lần, tỷ suất cổ tức đạt 3%. Lúc này, sự hấp dẫn của Vietcombank có thể là một trong những nhân tố đưa thị trường đi lên khi mà nhiều nhà đầu tư bắt đầu mua vào cổ phiếu của ngân hàng này. Trong trường hợp này khả năng tăng giá sẽ rất cao và kéo theo VN-Index tăng điểm. Kịch bản này phù hợp với xu hướng 5 sóng của lý thuyết sóng Elliott cho VN-Index.

Một lý do khác để cho thấy, cổ phiếu của Vietcombank khó có thể giảm sâu là do mức giảm của các cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên sàn như ACB và STB không quá lớn trong thời gian qua. Do đó một mức sụt giảm trong khoảng 20% của Vietcombank đủ có thể phản ánh mức điều chỉnh và tạo đà cho thị trường.

Mặc khác, một sự tăng giá trần sẽ đẩy giá của Vietcombank trở nên nóng hơn cho thị trường. Điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường không dám mạnh tay mua vào. Sức mua yếu sẽ đẩy cho Vietcombank có nhiều khả năng giảm điểm. Lý do này sẽ khiến cho VN-Index giảm điểm, tác động đến tâm lý chung của thị trường. Tuy nhiên, chỉ một động thái lợi nhuận ấn tượng trong quý 2/2009 sẽ tác động đến tâm lý của thị trường và ru ngủ các nhà đầu tư ngắn hạn. Đây là cơ hội cho Vietcombank tăng giá sau ngày niêm yết. Điều đáng lưu ý, trước ngày niêm yết, VCB đã công bố lợi nhuận đạt được trong 5 tháng đầu năm chưa tính lợi nhuận hợp nhất của các công ty con đã lên đến 2,489 tỷ đồng. So với kế hoạch năm, VCB đạt được hơn 90% kế hoạch lợi nhuận. Điều đó có nghĩa rằng lợi nhuận cuối năm 2009 sẽ vượt mức con số kế hoạch xây dựng cho cả năm rất nhiều. Nói cách khác EPS cuối năm có thể lên đến mức bằng với ACB. Chính điều này tạo ra một khả năng tiềm ẩn tăng giá cuối năm. Nhưng không loại trừ việc công bố lợi nhuận này chỉ là một màn ảo thuật để ru ngủ nhà đầu tư.

Trương Minh Huy

Các tin tức khác

>   Khởi động làn sóng thanh lý cổ phiếu quỹ ? (25/06/2009)

>   Kinh tế Việt Nam từ dự báo của EIU và thực tế (24/06/2009)

>   Sàn UpCom, còn nhiều bỏ ngỏ (22/06/2009)

>   Các doanh nghiệp lớn lựa chọn UPCoM, HoSE hay HaSTC? (22/06/2009)

>   Bất thường nhà Từ Liêm – NTL (18/06/2009)

>   Quá trình hồi phục kinh tế Mỹ sau khủng hoảng (09/06/2009)

>   Kim ngạch XK tháng 5/2009: Cải thiện nhưng chưa khả quan (05/06/2009)

>   Các ngân hàng Mỹ thoái lui khỏi TARP: Tác động gì đến TTCK ? (04/06/2009)

>   Kinh tế đã vượt qua đáy khủng hoảng? (01/06/2009)

>   TCT: Thận trọng trước ngày chốt quyền (01/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật