Bất thường nhà Từ Liêm – NTL
(Vietstock) - Liên tục trong 14 ngày qua, cổ phiếu của công ty cổ phần phát triển đô thị từ Liêm (HoSE: NTL) tăng trần, điều gì đã làm nên sự tăng trưởng này.
Theo một báo cáo phân tích của công ty chứng khoán VNDirect (VNDS), lợi nhuận của NTL năm 2009 sẽ tăng đột biến. Theo đó, doanh thu có thể đạt 650 tỷ đồng và 276,8 tỷ đồng lợi nhuận. Điều này đưa đến EPS dự kiến có thể đạt 16.878 đồng/cp. Có thể xem báo cáo này như là một kim chỉ nam cho sự dịch chuyển giá thời gian qua. Nhưng liệu rằng sự thật có phải như những gì dự báo của VNDS.
Nhìn lại quá khứ số liệu tài chính của NTL, liên tục các quý 1, 2, 3 năm 2008, lợi nhuận của công ty công bố rất thấp. Tuy nhiên, lợi nhuận này được làm đẹp trong báo cáo quý 4/2008 với mức doanh thu và lợi nhuận tương ứng khá cao, đã có sự tăng trưởng đột biết. Điều này cho thấy đã có một động thái của chính những người quản lý công ty trong việc quản lý lợi nhuận bằng việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận qua các thời kỳ. Biết rằng, trong kế toán thường có những bút toán được ghi nhận cuối kỳ báo cáo nhưng việc ghi nhận doanh thu lại không thuộc cách ghi nhận này. Có lẽ, đặc điểm của ngành xây dựng, bất động sản có thể được thực hiện hình thức ghi nhận này. Điều đáng nói ở đây chính là sự tăng trưởng đột biến doanh thu và lợi nhuận trong quý 4/2008 đã cho thấy việc cần phải tuân thủ báo cáo quyết toán năm. Nói cách khác, tính chất báo cáo quý không quan trọng và không cần phải kiểm toán nên không nhất thiết phải nghi nhận một cách đầy đủ.
Bảng kết quả doanh thu và lợi nhuận qua các quý
|
Quí 1/08
|
Quí 2/08
|
Quí 3/08
|
Quí 4/08
|
Quí 1/09
|
Doanh thu
|
6,376
|
64,502
|
53,170
|
311,452
|
19,839
|
Lợi nhuận
|
0,404
|
1,780
|
6,313
|
90,229
|
7,037
|
Điều đáng nói thứ hai chính là động cơ của nhà quản lý trong việc quản lý lợi nhuận của công ty. Trong số doanh thu và lợi nhuận được ghi nhận vào quý 4/2008 đã cho thấy một sự không đồng nhất giữa doanh nghiệp và kiểm toán. Điều này đã làm giảm doanh thu xuống 64 tỷ đồng và lợi nhuận gộp giảm 52,9 tỷ đồng. Một bằng chứng khác chính là việc treo chi phí quả lý vào tài khoản 142 để giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận cũng bị kiểm toán phát hiện. Những dẫn chứng này chỉ minh họa cho một động cơ trong việc quản lý lợi nhuận của ban quản lý.
Thông thường việc quản lý lợi nhuận của các nhà quản lý các công ty trên thế giới nhằm mục đích cho những lợi ích gắng liền với nó như tiền lương, tiền thưởng (lưu ý điều này đã từng xảy ra ở SSI) và một động cơ khác chính là làm giá cổ phiếu (việc làm giá này cho mục đích bán ra của nhà quản lý hoặc cho động cơ phát hành huy động them vốn). Vậy đâu là lý do của NTL?
Quay trở lại với phân tích của VNDS, doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ lệ 75-78% trong tổng doanh thu và lợi nhuận gộp khoảng 50%. Nghĩa là trong tổng doanh thu năm 2008 là 371,3 tỷ thì lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bất động sản sẽ là 140 tỷ đồng. Nhưng sự thật chỉ có 129 tỷ đồng. Phải chăng các mảng kinh doanh khác bị thua lỗ? Điều này đã nói lên phần nào dự báo của VNDS có vấn đề. Do đó lập luận trong 500 tỷ đồng đạt được từ hoạt động kinh doanh bất động sản để có được lợi nhuận ròng là 276,8 tỷ đồng là điều không thể (nếu có hoàn nhập dự phòng thì cao lắm cũng chỉ có 40 tỷ đồng – từ chi phí tài chính năm 2008).
Ở đây chúng tôi không bàn đến tính hợp lý của dự báo doanh thu 650 tỷ đồng của VNDS mà chỉ nói đến con số lợi nhuận đưa ra để ru ngủ biết bao nhà đầu tư trên thị trường.
Trong quá khứ, ngay chính báo cáo của công ty cũng đã có những sai lệch trầm trọng so với kiểm toán thì đừng quá cả tin vào một báo cáo của những tổ chức vừa tư vấn đầu tư và vừa tự doanh. Những sai lầm đáng tiếc có thể có cho những ai đến sau.
Nhìn vào giá quá khứ của NTL, đạt mức 71.000 đồng/cp với khối lượng giao dịch rất lớn so với trước đó, lên đến 38.220 lô cổ phiếu vào ngày 29/08/2008. Và rồi sau đó giảm thê thảm chỉ còn khoảng 26.000 đồng/cp ngay khi báo cáo lợi nhuận quý 4 tăng đột biết được công bố. Gần đây, ngày 10/6/2009 cũng có khối lượng giao dịch cực lớn, lên đến 102,071 lô cổ phiếu trong khi mọi báo cáo của công ty đều chưa có. Với lịch sử đã từ quản lý lợi nhuận của ban quản lý thì có thể lợi nhuận quý 2/2009 khó có thể như mong muốn của nhà đầu tư hay thậm chí là dự đoán của VNDS.
Như Anh
|