Thứ Năm, 27/05/2021 09:06

POW - Rủi ro giảm điểm đã kết thúc?

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HOSE: POW) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành điện đầy tiềm năng ở Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình giá cổ phiếu đang gặp phải thách thức.

Nhu cầu sử dụng điện không ngừng tăng lên

Nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng trong những năm qua. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ở mức cao khiến hoạt động sản xuất điện hiện tại phải nỗ lực và liên tục phát triển để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất.

Theo ước tính của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ vượt nguồn cung khoảng 6.6 tỷ kWh vào năm 2021 và 11.8 tỷ kWh năm 2022.

Chuỗi giá trị (Value Chain) của ngành điện Việt Nam

Nếu như năm 2010 sản lượng điện toàn hệ thống chỉ đạt 93.99 tỷ kWh thì đến năm 2020 đạt 250.02 tỷ kWh, tăng 4.3% so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) giai đoạn 2010-2020 lên đến 10.28%. Như vậy, có thể thấy nhu cầu điện năng của nước ta đang tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định qua từng năm. Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, tổng sản lượng điện năm 2021 sẽ đạt 267.9 tỷ kWh, tăng 7.15% so với năm 2020.

Theo Viện Năng lượng, nhu cầu tiêu thụ điện dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 8%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Động lực tăng trưởng chính trong thời gian tới vẫn sẽ đến từ sự tăng trưởng kinh tế khi Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Nguồn: EVN

Tăng cường tỷ trọng của nhiệt điện khí, điện gió và điện mặt trời

Nhiều nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, Việt Nam có thể khai thác được nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25 - 26 ngàn MW, tương ứng với khoảng 90 - 100 tỷ kWh điện năng.

Trong giai đoạn từ năm 2013 trở về trước, công suất đặt của thủy điện luôn chiếm phần lớn và là nguồn sản xuất điện chính của Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc tính của thủy điện là phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa, dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện vào những năm xảy ra hiện tượng El Nino. Đồng thời, khí hậu và thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, hạn hán thường xuyên xảy ra khiến cho thủy điện không thể là nguồn cung điện ổn định và an toàn.

Theo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cơ cấu công suất có sự thay đổi dần theo hướng giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, tăng dần tỷ trọng nguồn nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo. Tỷ trọng thủy điện cũng sẽ giảm dần do hiện đã khai thác gần hết tiềm năng. Điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng 35% vào năm 2020, 25% vào năm 2025, 18% vào năm 2030 và giảm xuống chỉ còn 8% vào năm 2050.

Nguồn: Viện Năng lượng (Bộ Công Thương)

Nợ vay giảm dần đều

POW nằm trong top những doanh nghiệp phát điện lớn nhất Việt Nam cùng với EVNGENCO 1, EVNGENCO 2 (UPCoM: GE2), EVNGENCO 3 (UPCoM: PGV)... Cụ thể, trong năm 2020, giới phân tích ước tính POW chiếm khoảng gần 8% thị phần ngành điện của Việt Nam.

Sự hấp dẫn của POW không chỉ đến từ bản thân doanh nghiệp này mà còn bởi Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ điện tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Điều này hứa hẹn dư địa phát triển rất lớn cho các nhà sản xuất trong giai đoạn tới.

Nguồn: EVN, POW, EVNGENCO 1, EVNGENCO 2 và EVNGENCO 3

Tính đến hết Q1/2021, các khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn chỉ còn chiếm tỷ lệ lần lượt 29.14% và 19.84% so với tổng nợ phải trả. Mức giảm đáng kể so với giai đoạn trước năm 2019.

Nguồn: VietstockFinance

Death Cross xuất hiện

Hiện tại, giá cổ phiếu POW đang hồi phục tích cực sau khi test thành công vùng hỗ trợ 11,000-11,500 (có sự hiện diện của ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% và trendline dài hạn bắt đầu từ tháng 04/2020).

Dòng tiền hiện nay của cổ phiếu vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện khi khối lượng giao dịch vẫn nằm dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất. Cùng với đó, điểm giao cắt tử thần (death cross) đã xuất hiện khi đường SMA 50 ngày đã rơi xuống dưới SMA 100 ngày.

Nếu trong thời gian tới SMA 50 ngày tiếp tục cắt xuống dưới SMA 200 ngày thì đây sẽ là sự khẳng định cho xu hướng giảm của POW. Khi đó thì nhà đầu tư nên tránh xa cổ phiếu này vì sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro giảm giá mạnh trong tương lai.

Kháng cự gần nhất mà POW cần chinh phục là vùng 12,600-13,100. Vùng này được đánh giá là kháng cự mạnh và sẽ là thử thách lớn đối với POW khi đường SMA 50 ngày, SMA 100 ngày và ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% cùng hiện diện tại đây. Nếu vượt được kháng cự này thì cổ phiếu mới có hy vọng quay lại đà tăng dài hạn.

Phân kỳ giá lên của MACD có thể xuất hiện trong thời gian tới. Nếu tín hiệu này xuất hiện và trendline dài hạn (tương đương vùng 11,000-11,500) trụ vững thì rủi ro sẽ giảm bớt.

Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   DRC - Tiếp tục tích cực với lốp Radial (28/05/2021)

>   DHC - Tiếp tục tích cực (14/05/2021)

>   HPG - Tăng trưởng khả quan (06/05/2021)

>   VNM - Giá nào là hợp lý? (05/05/2021)

>   MPC - Triển vọng dài hạn vẫn còn hấp dẫn (28/04/2021)

>   VEA - Triển vọng dài hạn khá tích cực (20/04/2021)

>   MWG - Hàng tốt nhưng giá “chát” (16/04/2021)

>   DCM - Canh mua nếu giá về dưới mức 16,500 đồng (12/04/2021)

>   PLX - Khởi sắc nhờ giá dầu hồi phục (14/04/2021)

>   KBC - Triển vọng dài hạn vẫn còn tốt? (01/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật