Thứ Tư, 14/04/2021 11:00

PLX - Khởi sắc nhờ giá dầu hồi phục

Giá cổ phiếu của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE: PLX) có triển vọng tích cực nhờ vào sự tăng trưởng của giá dầu và đà phục hồi của nền kinh tế.

Triển vọng ngành khá tích cực

Ngành dầu khí đã có một năm 2020 đầy biến động. Giá dầu WTI lần đầu tiên trong lịch sử rơi xuống mức âm, mức giảm thấp nhất là -37.63 USD/thùng. Giá dầu Brent cũng giảm xuống mức nhấp nhất gần 16 USD/thùng do nhu cầu về dầu trở nên cạn kiệt bắt nguồn từ các đợt giãn cách xã hội và chính sách phong tỏa của các quốc gia trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, với việc xuất hiện các loại vaccine ngừa Covid-19 được đưa vào sử dụng như: Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson tại Mỹ và AstraZeneca tại Anh đã giúp cho nhu cầu nhiên liệu này trở lại mạnh mẽ. Bên cạnh đó, để giải quyết tình trạng dư cung trên toàn thế giới, OPEC+ đã cắt giảm sản lượng từ tháng 05/2020 đến tháng 04/2021.

Nguồn: TradingView, EIA và VietstockFinance

Ngoài ra, sự gián đoạn nguồn cung xăng dầu do thời tiết mùa đông khắc nghiệt khiến các đường ống dẫn dầu bị đóng băng ở Hoa Kỳ (đặc biệt là ở Texas) cũng đã gây áp lực tăng giá dầu thô. Theo đó, Cơ quan quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (Energy Information Administration - EIA) dự báo giá dầu Brent trung bình sẽ ở mức 61 USD/thùng trong năm 2021 nên triển vọng của ngành xăng dầu là khá tích cực.

Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh to lớn

Hãng nghiên cứu Business Monitor International (BMI) dự báo lượng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) là 4.7% trong vòng 5 năm tới, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới (khoảng 1.3%).

PLX là doanh nghiệp đứng đầu ngánh bán lẻ xăng dầu trên cả nước với thị phần giữ vững quanh mức 50%, bỏ xa thị phần khoảng 20% của Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (UPCoM: OIL).

Nguồn: VietstockFinance, PLXOIL

PLX phân phối sản phẩm xăng dầu thông qua 3 kênh: kênh hệ thống đại lý/tổng đại lý (DODO), kênh bán lẻ (COCO) và kênh khách hàng công nghiệp. Đến nay, PLX vẫn đang có lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khi có tới 43 đơn vị thành viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu trong nước và hơn 5,500 cửa hàng xăng dầu hiện diện trên khắp cả nước (hơn 2,700 cửa hàng bán lẻ trực thuộc trực tiếp và hơn 2,800 cửa hàng đại lý) tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm, dịch vụ của PLX dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng hơn.

Bên cạnh đó, PLX cũng sở hữu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lớn nhất trong các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam với cấp độ hiện đại và đồng bộ đạt tiêu chuẩn khu vực, bao gồm hệ thống kho bể lớn nhất cả nước với sức chứa hơn 2.2 triệu m3; hệ thống công nghệ bơm, chuyền cấp phát, đo tính; hơn 570 km đường ống dẫn dầu. PLX hiện có 22 cảng biển tiếp nhận tàu 1,000-150,000 DWT, 20 cảng sông tiếp nhận tàu 250-5,000 DWT và là đơn vị duy nhất có kho ngoại quan tiếp nhận tàu chở dầu cỡ lớn 150.000 DWT.

Do có các lợi thế là doanh nghiệp đầu ngành, cơ sở vật chất đầy đủ và nguồn tài chính dồi dào giúp cho uy tín của PLX trong mắt người bán rất cao. Từ đó, vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán trở thành một yếu tố quan trọng cấu thành nguồn vốn của PLX.

Kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi phục trong năm 2021

Lũy kế cả năm 2020, lợi nhuận ròng đạt 970 tỷ đồng, giảm 76.67% so với cùng kỳ năm trước do các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội để chống lại đại dịch của Chính phủ.

Giá dầu thô đang có xu hướng tăng trưởng trở lại và theo dự báo của EIA, giá dầu Brent trung bình năm 2021 sẽ ở mức 61 USD/thùng và có thể cao hơn nữa nếu kỳ vọng về việc OPEC+ tăng sản lượng vào nửa cuối năm 2021 không xảy ra. Việc giá dầu tăng sẽ giúp PLX có thể hoàn nhập trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong năm 2021.

Tình hình phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam về cơ bản đã được kiểm soát. Việc này sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trong nước, từ đó thúc đẩy các mảng kinh doanh của PLX phát triển.

Nguồn: VietstockFinance

Chiến lược đầu tư

SMA 50 cắt lên trên các đường SMA 100, SMA 200 tạo thành các điểm giao cắt vàng (golden cross). Điều này chứng minh xu hướng dài hạn của PLX đã chuyển từ giảm sang tăng.

Hiện tại, sau khi test vùng kháng cự 59,000-62,000 đồng thì giá của PLX đã điều chỉnh trở lại. Quá trình này có khả năng sẽ còn kéo dài trong bối cảnh khối lượng thường xuyên nằm dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất.

Vùng 51,000-53,000 được giới phân tích dự kiến sẽ là hỗ trợ mạnh trong thời gian tới. Việc mua vào khi giá test vùng này được ủng hộ.

Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   KBC - Triển vọng dài hạn vẫn còn tốt? (01/04/2021)

>   Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành cảng biển (Kỳ 2) (15/04/2021)

>   Lý giải đợt tăng trưởng đầy ấn tượng của LPB (12/03/2021)

>   Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành cảng biển (Kỳ 1) (08/04/2021)

>   Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành dệt may (06/04/2021)

>   Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành vật liệu xây dựng (Kỳ 2) (18/03/2021)

>   Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành vật liệu xây dựng (Kỳ 1) (01/03/2021)

>   Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành ngân hàng (Kỳ 2) (25/03/2021)

>   Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành ngân hàng (Kỳ 1) (22/03/2021)

>   Góc nhìn đầu tư 2020: Ngành bất động sản (Kỳ 3) (03/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật