Thứ Tư, 30/10/2019 17:30

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm dự án Cát Linh - Hà Đông

Đây là nội dung trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về tình hình thực hiện một số dự án giao thông cấp bách của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có dự án Cát Linh - Hà Đông.

* Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử để nghiệm thu

* Kéo dài đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm 20km

* Thiếu nhiều hồ sơ thẩm định an toàn dự án Cát Linh - Hà Đông

* Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Bài học lớn của Bộ GTVT

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm dự án Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 1.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa đưa vào vận hành được vì chưa giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến an toàn - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Về dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp cơ quan liên quan xem xét đưa vào sử dụng nếu đảm bảo tuyệt đối an toàn. Những sai phạm phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các cơ quan liên quan sớm thẩm định và báo cáo Bộ Chính trị xin ý kiến chỉ đạo, báo cáo Quốc hội.

Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải rà soát các dự án đường sắt đô thị đang triển khai tại Hà Nội và TP.HCM, đề xuất phương án đảm bảo tính kết nối đồng bộ về quy hoạch tuyến, công nghệ vận hành, thu phí  tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.

Mới đây, trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bộ Giao thông vận tải cho biết hiện nay tổng thầu EPC của dự án là Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc đã đề xuất mốc thời gian hoàn thành công tác nghiệm thu, chuyển giao dự án dự kiến vào ngày 31-12-2019.

Tuy nhiên, do tiến độ tổng thầu đưa ra còn có nhiều nội dung chưa chi tiết và có các điều kiện ràng buộc, theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, mốc thời gian nêu trên khó khả thi.

Theo Bộ Giao thông vận tải, đến nay dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông  đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng gồm 13,05km cầu cạn cho tuyến đường sắt trên cao, toàn bộ đường ray,  toàn bộ 12 nhà ga, hoàn thành việc mua sắm 13 đoàn tàu và mua sắm 11 hạng mục chuyên ngành khác.

Tổng thầu đã nhập khẩu tổng khối lượng vật tư, thiết bị về đến công trường đạt khoảng 99%. Công tác thi công lắp đặt thiết bị đang được tổng thầu triển khai đạt khoảng 97%.

Bên cạnh đó đã hoàn thành việc đào tạo toàn bộ 201 nhân lực tại Trung Quốc và đào tạo lý thuyết tại Việt Nam 450 người cho vận hành, khai thác dự án.

Hiện nay, tồn tại, vướng mắc chủ yếu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là việc tổng thầu chưa tập trung giải quyết dứt điểm các nội dung liên quan đến đảm bảo an toàn trước khi đưa dự án vào vận hành khai thác, trong đó bao gồm vấn đề đánh giá an toàn đoàn tàu và đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống.

ĐỨC PHÚ

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Hà Nội phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 4 huyện lên quận (30/10/2019)

>   Làm lại 'kế sách' chống ngập (30/10/2019)

>   Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử để nghiệm thu (29/10/2019)

>   Đồng Nai sẽ mở thêm 8 khu công nghiệp khủng? (28/10/2019)

>   Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Năm 2019 mới giải ngân được 12,6% vốn (28/10/2019)

>   Nhận diện công thức vàng tham nhũng đất đai (28/10/2019)

>   Mở rộng quốc lộ 1A đoạn Dầu Giây - Phan Thiết và các cầu hẹp ở miền Tây (25/10/2019)

>   39 hộ không nhà bỗng dưng giờ... có nhà: Cục Thống kê TP.HCM nói gì? (25/10/2019)

>   Tháo dỡ, làm lại tuyến đường 250 tỉ đồng chưa nghiệm thu đã hỏng (25/10/2019)

>   Tốc độ tăng phương tiện gấp hơn 3 lần hạ tầng (25/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật