Thứ Sáu, 25/10/2019 21:45

Tốc độ tăng phương tiện gấp hơn 3 lần hạ tầng

Theo đánh giá của Sở GTVT TP.HCM, một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông là quỹ đất dành cho giao thông trên địa bàn TP quá thấp.

Tốc độ tăng phương tiện gấp hơn 3 lần hạ tầng
Nhiều dự án trọng điểm đình trệ, giao thông TP.HCM ngày càng ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh: Ngọc Dương

Cụ thể, tổng chiều dài các tuyến đường của TP khoảng 4.205,80 km, đạt mật độ 2 km/km2 (theo quy hoạch là 10 - 13,3 km/km2). Diện tích đất dành cho giao thông khoảng 7.987 ha (theo quy hoạch là 22.305 ha). Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 8,73% (theo quy hoạch là 22,3%).

Chưa kể, hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu chủ yếu do lịch sử để lại, nhiều tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Với dân số khoảng 13 triệu người, TP.HCM được xem là “siêu đô thị”, và mỗi năm dân số cơ học tăng thêm khoảng 200.000 người.

Trong khi đó, việc đầu tư hạ tầng còn khá khiêm tốn. Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng giai đoạn 2015 - 2020 cần khoảng 320.000 tỉ đồng, nhưng thực tế mỗi năm chỉ có khoảng 10.000 tỉ đồng để đầu tư cầu, đường... (trong đó khoảng 5.000 tỉ dành cho thi công công trình, khoảng 5.000 tỉ còn lại dành cho giải phóng mặt bằng). Bình quân tỷ lệ hạ tầng TP tăng khoảng 3%/năm, trong khi phương tiện tăng khoảng 10%.

Điểm lại, ít nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây, không có bất kỳ dự án hạ tầng giao thông mới, lớn nào được khánh thành tại TP.HCM. Loạt dự án được coi là trọng điểm cũng phải kéo dài vài năm, có khi hàng thập niên chưa xong. Theo tính toán, mỗi năm TP.HCM thiệt hại khoảng 1,2 triệu giờ công lao động, 1,3 tỷ USD/năm do ùn tắc giao thông.

Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, nhận định hàng loạt dự án giao thông trọng điểm của TP đều trì trệ, có 2 nguyên nhân chính. Về phía Chính phủ, chưa có sự đánh giá đúng mức về đóng góp kinh tế để tính toán mức độ ưu tiên đúng tầm cho TP.HCM. Là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, đầu mối phát triển của cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, TP.HCM cần được tập trung đầu tư mạnh hơn nữa cho hạ tầng, tháo gỡ cơ chế để các dự án “chạy” nhanh hơn, để làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, kéo theo sự phát triển của toàn vùng, đóng góp trở lại cho nhà nước.

Về phía TP, vẫn còn quá bị động và chưa quyết liệt. Đối với các công trình hạ tầng dẫn dắt sự phát triển, giúp người dân đi lại nhanh chóng, thuận tiện hơn như các tuyến đường trên cao, đường cao tốc, đường vành đai, ngân sách nhà nước không đủ đầu tư, không còn cách nào khác là kêu gọi tư nhân cùng tham gia. Lãnh đạo TP.HCM luôn khẳng định chủ trương kêu gọi xã hội hóa, nhưng không đưa ra được bất cứ chính sách cụ thể nào để thu hút tư nhân tham gia các dự án hạ tầng. Nhiều dự án đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) trong hai năm qua không thể triển khai do vướng các thủ tục đầu tư hình thức này, mặc dù đã được điều chỉnh bổ sung nhưng các nội dung hướng dẫn vẫn chưa ban hành kịp thời.

“TP cần nghiêm túc xem xét, đánh giá lại tất cả quy hoạch, đề ra một chương trình phát triển cụ thể để lọc ra các dự án cần ưu tiên làm trước, từ đó có cơ chế huy động nguồn lực”, ông Tuấn nói.

H.Mai

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Hơn 3,6 tỉ USD "cứu" giao thông TP.HCM (25/10/2019)

>   TP.HCM cần hơn 83.000 tỉ để giải phóng giao thông (24/10/2019)

>   Lo phình nợ công nếu giao ACV làm sân bay Long Thành (24/10/2019)

>   Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương đón tin vui sớm hơn metro số 1 (24/10/2019)

>   Hà Nội yêu cầu xóa nhà siêu mỏng, siêu méo trên các tuyến đường mới mở (24/10/2019)

>   Đường Hồ Chí Minh vừa làm đã nứt toác, Bộ Giao thông nói tại địa hình bất lợi (23/10/2019)

>   Không rút thủ tục sẽ tắc dự án trọng điểm (23/10/2019)

>   Kéo dài đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm 20km (22/10/2019)

>   Sắp khởi công loạt dự án giao thông vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng (21/10/2019)

>   Chính phủ dồn lực làm sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam (21/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật