Thứ Hai, 27/03/2017 20:00

Anh quan trọng như thế nào đối với EU?

Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit - có nghĩa là một trong những nền kinh tế lớn nhất của khối này sẽ ngừng đóng góp vào ngân sách chung, CNBC cho hay.

Điều này làm dấy lên các câu hỏi như: Anh tiếp tục đóng góp tiền vào ngân sách cho đến khi nào? Làm sao EU có thể khỏa lấp khoảng trống khi Anh chính thức ra đi?

 

Trước đó, Anh đã cho biết sẽ không chi trả 60 tỷ Euro (tương ứng 64.73 tỷ USD) để rời EU. Theo EU, đây là khoản tiền dùng để trả tiền lương hưu, tỷ trọng nợ của Anh trong tổng nợ của EU, và các hóa đơn chưa thanh toán.

Cùng lúc đó, một số thành viên EU cho biết họ không sẵn lòng đóng góp nhiều hơn vào ngân sách chung để bù đắp cho sự ra đi của Anh.

Sau đây, CNBC đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tầm quan trọng của Anh đối với ngân sách của EU và liệu các quốc gia khác sẽ đối phó với việc này như thế nào.

Anh là một trong những thành viên đóng góp nhiều nhất cho ngân sách EU

Năm 2014, Anh là quốc gia đứng thứ 4 về lượng tiền đóng góp vào ngân sách EU, chỉ sau Đức, Pháp và Italy. Trong thời gian này, Anh đã đóng tổng cộng 11.34 tỷ Euro (tương ứng 12.24 tỷ USD) vào ngân sách trị giá 116.53 tỷ Euro của EU.

Qua năm 2015, mức đóng góp đã tăng lên 18.20 tỷ Euro trong tổng ngân sách 118.60 tỷ Euro.

“Anh là quốc gia đứng thứ 3 về khoản đóng góp vào ngân sách EU năm 2015, chỉ sau Đức và Pháp. Bên cạnh đó, Anh còn là quốc gia đứng thứ 6 về việc nhận chi tiêu từ EU”, một tài liệu được chuẩn bị cho các nhà lập pháp châu Âu cho thấy.

Vậy tiền của EU sẽ đổ vào đâu?

Anh đã sử dụng phần lớn các khoản tiền từ EU vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển khu vực.

Bên cạnh đó, lượng vốn của EU được sử dụng để chống lại khủng bố, thúc đẩy tạo việc làm và đóng góp cho các dự án ở các quốc gia ngoài EU. Sử dụng để trang trải cho các khoản chi phí hành chính của tất cả các tổ chức châu Âu, tiền lương hưu và các trường học dành cho con cái của các nhân viên EU.

Có bao nhiêu nhân viên Anh làm việc ở các tổ chức châu Âu?

“Giả định rằng lượng công dân vương quốc Anh trong các tổ chức của EU chiếm trung bình khoảng 4% trong tổng số 45,845 thì số nhân viên EU làm việc lâu dài và tạm thời mang quốc tịch Anh có thể ước tính ở mức 1,800, không bao gồm các đại lý hợp đồng, những người làm việc tự do, các nhà cung cấp dịch vụ, trợ lý MEP, các chuyên gia biệt phái”, tài liệu Quốc hội cho thấy.

Lượng tiền mà Anh phải trả để rời khỏi EU được các quan chức EU đề cập bao gồm cả chi phí để di dời các cơ sở của châu Âu có trụ sở tại Anh.

Bên cạnh 52 nhân viên thuộc Ủy ban châu Âu (EC) có trụ sở ở vương quốc Anh và 17 thành viên làm việc trong Quốc hội châu Âu trải dài từ Luân Đôn cho tới Edinburgh thì có 2 cơ quan EU cần phải được di dời: Đó là Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Cơ quan Quản lý Ngân hàng Châu Âu (EBA).

Khi nào thì Anh sẽ ngừng đóng góp vào ngân sách chung?

Đây là một trong những mối lo lắng lớn nhất xoay quanh các cuộc đàm phán về “Brexit”. Ngân sách EU được xây dựng dựa trên khung thời gian 7 năm - hay còn gọi là Khuôn khổ Tài chính nhiều thời kỳ (Multiannual Financial Framework).

Ngân sách gần nhất được thiết lập cho giai đoạn từ năm 2014-2020.

Theo dự kiến, Anh sẽ rời EU vào tháng 3/2019. Điều này cũng có nghĩa EU sẽ phải quyết định cách thức tổ chức ngân sách từ tháng 3/2019 đến cuối năm 2020.

Liệu các nước thành viên EU có phải đóng góp thêm?

EU cuối cùng đã cho thấy một số dấu hiệu phục hồi kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, khoản đóng góp ngày càng gia tăng của các thành viên EU có thể là một bài toán vô cùng hóc búa.

Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 2/2017, Günther Oettinger, Ủy viên phụ trách về ngân sách của EU, cho biết Đức và các quốc gia khác sẽ phải đóng góp thêm vào ngân sách chung khi Anh rời khỏi EU.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Sigmar Gabriel, cho biết Đức nên đề nghị các nước thành viên đóng góp nhiều hơn vào ngân sách của EU.

Tuy nhiên, Jens Spahn, Thư ký của Bộ trưởng Tài chính Đức, cho hay không có cơ chế tự động nào buộc Đức và các quốc gia khác phải gia tăng khoản đóng góp của mình. Tại thời điểm đó (tháng 1/2017), ông cho rằng ngân sách EU sẽ phải thu hẹp lại vì Brexit.

Bộ trưởng Tài chính Đan Mạch, Kristian Jensen, cũng đưa ra quan điểm tương tự. Trong ngày thứ Ba, ông nói rằng Đan Mạch sẽ không đóng góp nhiều hơn vào ngân sách EU sau Brexit, ngân sách EU nên được cắt giảm bớt.

“Tại thời điểm này, tất cả chúng ta đều biết rằng Brexit sẽ dẫn tới việc cắt giảm nguồn thu trong ngân sách EU”, một quan chức ẩn danh của EU cho biết.

“Tuy nhiên không ai biết rằng liệu vấn đề này có thể được giải quyết thông qua việc gia tăng khoản đóng góp của các thành viên, tạo lập ra một nguồn thu mới, cắt giảm khoản chi tiêu của EU, hay là kết hợp cả 3 lựa chọn này”, ông nói thêm.

Người này còn cho rằng các thành viên của EU vẫn chưa chính thức đưa ra quan điểm của họ về ngân sách EU trong tương lai./.

Các tin tức khác

>   Đồng yên Nhật sắp phá ngưỡng 110? (27/03/2017)

>   Chủ nghĩa bảo hộ có thể làm tăng thâm hụt thương mại? (26/03/2017)

>   Ai thắng ai thua trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật? (26/03/2017)

>   Vàng leo dốc tuần thứ 2 liên tiếp (25/03/2017)

>   Dầu sụt giảm tuần thứ 3 trong 1 tháng (25/03/2017)

>   Quốc gia nào sẽ tăng trưởng nhanh nhất ở Tây Á-Thái Bình Dương trong 2017? (24/03/2017)

>   Có khi nào dầu sẽ rớt về 30-35 USD/thùng? (24/03/2017)

>   Vì sao người tiết kiệm Mỹ chưa thể hưởng lợi từ quyết định tăng lãi suất của Fed? (24/03/2017)

>   Mexico sẵn sàng “ra đi” nếu NAFTA mới không đem lại lợi ích (24/03/2017)

>   Vàng đứt mạch leo dốc 5 phiên liên tiếp (24/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật