Thứ Sáu, 24/03/2017 13:40

Vì sao người tiết kiệm Mỹ chưa thể hưởng lợi từ quyết định tăng lãi suất của Fed?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất thêm 0.25% vào hôm thứ Tư tuần trước – và đó là lần tăng thứ 3 kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính kết thúc, Washingtonpost đưa tin.

Có lẽ bạn đã để ý rằng những đợt tăng lãi suất làm cho việc vay mượn trở nên đắt đỏ hơn do lãi suất dành cho thẻ tín dụng, các khoản vay hạn mức theo vốn chủ sở hữu và những hình thức vay khác bị đẩy lên. Tuy nhiên, có thể phải mất một thời gian trước khi các đợt tăng lãi suất ấy giúp cho tiền trong tài khoản tiết kiệm của bạn tăng lên. Các ngân hàng phải chọn thời điểm tăng lãi suất dành cho tài khoản tiết kiệm, và họ chẳng vội vàng gì trong chuyện mang thêm tiền đến cho bạn.

“Mọi người cần phải quen với chuyện lãi suất tiết kiệm thấp”, Alan MacEachin, chuyên gia kinh tế doanh nghiệp tại Navy Federal Credit Union, nói.

Trong quá khứ, các đợt tăng lãi suất của Fed hầu như ngay lập tức dẫn đến lợi suất tốt hơn dành cho các tài khoản tiết kiệm. Lãi suất cao hơn khiến cho các ngân hàng và hội tín dụng có thể tính chi phí vay cao hơn, giúp họ kiếm được lợi nhuận nhiều hơn, rồi từ đó “san sẻ” cho khách hàng gửi tiết kiệm dưới hình thức lợi suất cao hơn.

Tuy vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính – một sự kiện khiến cho nhiều người tiêu dùng lo lắng hơn khi đầu tư hay tiêu tiền, nhiều tổ chức tài chính đã dồi dào tiền mặt đến nỗi họ không có nhiều động lực tăng lợi suất dành các tài khoản tiết kiệm, Sean McQuay, chuyên gia ngân hàng và tín dụng của trang web tài chính cá nhân NerdWallet, nêu ý kiến. Mặc dù một số công ty đã bắt đầu áp dụng lãi suất cao hơn cho người tiết kiệm, nhưng Fed có thể phải nâng lãi suất thêm vài lần nữa trước khi ‘các tài khoản tiết kiệm được hưởng lợi suất cao hơn’ trở thành điều bình thường, McQuay nói.

Kể từ khi Fed bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất mới nhất vào tháng 12/2015, lợi suất dành cho các tài khoản tiết kiệm, chẳng hạn như các tài khoản thị trường tiền tệ, chứng chỉ tiền gửi, và tài khoản tiết kiệm truyền thống đã tương đối ổn định. Theo Bankrate.com, trang web chuyên so sánh lãi suất các ngân hàng với nhau, từ thứ Tư tuần trước trở đi, lợi suất trung bình dành cho các tài khoản thị trường tiền tệ là 0.11%, không thay đổi nhiều so với mức 0.10% hồi tháng 12/2015.

Ngược lại, người tiêu dùng đang bị “vắt kiệt” bởi lãi suất cao dành cho tín dụng và các khoản vay khác, vốn luôn bị các đợt tăng lãi suất của Fed ảnh hưởng trực tiếp. Chẳng hạn, theo Bankrate.com, vào tuần trước lãi suất tín dụng trung bình đã tăng từ mức 15.77% (thời điểm đầu tháng 12/2015) lên 16.26%. Lãi suất trung bình dành cho các khoản vay hạn mức theo vốn chủ sở hữu, vốn cũng trực tiếp bị ảnh hưởng bởi Fed, đã tăng từ mức cũ là 4.75% lên 5.15%, trong cùng khoảng thời gian đó.

Ngay cả sau khi nhiều ngân hàng hơn bắt đầu tăng lãi suất tiết kiệm, chúng ta còn lâu lắm mới được thấy các mức lợi suất “hào phóng” 5%, 6% hay 7% dành cho các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 5 năm vốn khá phổ biến trong những năm 1980 và 1990, Greg McBride, chuyên gia phân tích tài chính trưởng của Bankrate.com, cho biết. “Sẽ là một hành trình dài và khó khăn”, ông nói, và cho biết thêm ông kỳ vọng Fed sẽ tăng từ từ.

Cho tới lúc đó, người tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính lớn nhìn chung sẽ cần phải tiết kiệm thêm, hoặc chờ lâu hơn, để bù cho quãng thời gian lợi suất thấp.

Một số người tiêu dùng có thể quyết định đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu – và đối mặt với nhiều rủi ro hơn – nếu họ muốn kiếm được lợi nhuận cao hơn, Clinton Key, chuyên gia nghiên cứu của Pew Charitable Trusts, nói. Điều đó có thể không là vấn đề đối với những người tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn, như hưu trí, và những người có nhiều thời gian hồi phục thua lỗ.

Nhưng một số người đã hoặc sắp về hưu, cũng như những ai đang tiết kiệm cho một mục tiêu ngắn hạn, chẳng hạn như để có tiền đặt cọc cho một ngôi nhà họ muốn mua trong 5 năm tới, có thể không thể chấp nhận loại rủi ro đó, Key nói.

Nếu bạn không muốn chấp nhận rủi ro đó, thì lướt một vòng quanh các ngân hàng, hội tín dụng trong khu vực mình đang sống và những tài khoản tiết kiệm trực tuyến để có được lợi suất cao nhất cho tài khoản tiết của mình có lẽ là điều khôn ngoan, McQuay. Chẳng hạn, một số ngân hàng trực tuyến có thể đưa ra các lợi suất tiết kiệm lên tới 1%, so với lợi suất 0.01% thông thường mà các ngân hàng truyền thống đang áp dụng, ông nói./.

Các tin tức khác

>   Mexico sẵn sàng “ra đi” nếu NAFTA mới không đem lại lợi ích (24/03/2017)

>   Vàng đứt mạch leo dốc 5 phiên liên tiếp (24/03/2017)

>   Dầu giảm liền 4 phiên trước lo ngại về tình trạng dư cung toàn cầu (24/03/2017)

>   Nhà đầu tư đang quá lạc quan về kinh tế Mỹ? (23/03/2017)

>   Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối (kỳ 1): Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu (24/03/2017)

>   Vàng tăng liền 5 phiên nhờ đà suy yếu của các tài sản có rủi ro cao (23/03/2017)

>   Dầu suy yếu khi dự trữ dầu thô tại Mỹ lên cao kỷ lục (23/03/2017)

>   3 xu hướng kinh tế nào sẽ diễn ra ở châu Á-Thái Bình Dương trong 2017? (23/03/2017)

>   Italy kêu gọi G7 chống lại lập trường bảo hộ thương mại của Donald Trump (22/03/2017)

>   Apple trình làng iPhone màu đỏ và iPad rẻ hơn (22/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật