Thứ Hai, 27/03/2017 13:30

Đồng yên Nhật sắp phá ngưỡng 110?

Đồng tiền vốn bị bán tháo mạnh nhất kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nay đã trở lại vô cùng mạnh mẽ, Bloomberg cho hay.

Việc đánh giá lại khả năng thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng ở Mỹ cũng như hàng loạt các yếu tố kỹ thuật và nội địa đã đồng loạt làm gia tăng nhu cầu mua đồng JPY và các nhà phân tích cho rằng nhu cầu này sẽ còn tăng nữa.

Lãi suất thực ngày càng tăng tại Nhật Bản và khả năng trú ẩn an toàn của đồng JPY trước các sự bất ổn chính trị toàn cầu và các tín hiệu kỹ thuật đã góp phần giúp đồng tiền này hồi phục 7% so với đồng USD từ mức thấp nhất được thiết lập trong tháng 12/2016. Các thành phần tham gia thị trường cho hay đồng JPY có thể tăng thêm 2% và dao động ở mức 108 đổi 1 USD vào tháng 6/2017.

“Một yếu tố cụ thể ở Nhật Bản đang dần tác động tích cực đến đồng JPY. Cụ thể, các kỳ vọng lạm phát ngày càng suy yếu đã đẩy lãi suất thực lên cao”, Minori Uchida, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, cho hay. “Đồng JPY sẽ hướng về mức 108 vào tháng 6/2017. Với việc các kỳ vọng vào các chính sách thúc đẩy tăng trưởng của Donald Trump có khả năng giảm sút, chúng tôi đang xem xét điều chỉnh dự báo cặp tỷ giá USD/JPY xuống mức 107 vào cuối năm 2017”.

Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng lõi (core consumer prices) tiến 0.1% trong tháng 1/2017 - lần tăng đầu tiên trong 13 tháng - chủ yếu là nhờ đà hồi phục của giá dầu. Tại cuộc họp chính sách tháng 3/2017, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã thừa nhận rằng các kỳ vọng về lạm phát tiếp tục suy yếu.

Đồng JPY đã tăng nhiều nhất là 0.8% lên mức cao nhất kể từ ngày 22/11/2017 trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, sau khi Đảng Cộng hòa buộc phải rút lại dự luật cải tổ hệ thống y tế ở Mỹ hồi tuần trước. Dẫu vậy, đồng JPY vẫn còn giảm 5% so đồng USD kể từ lúc Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Điều này cũng có thể khuyến khích nhà đầu tư mua đồng JPY, theo quan điểm của ông Uchida.

Áp lực từ đồng USD

Đà suy yếu của đồng JPY sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ phần lớn xuất phát từ các kỳ vọng về chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng của Donald Trump. Chính các kỳ vọng này đã nhấc bổng đồng USD. Tuy nhiên, sự thất bại trong việc thông qua đạo luật chăm sóc sức khỏe của Donald trump đã làm dấy lên mối nghi ngờ về khả năng thông qua các chính sách thúc đẩy tăng trưởng của ông, đồng thời châm ngòi cho mối lo ngại rằng các biện pháp kích thích tài khóa của ông Trump sẽ bị giảm quy mô. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến đồng USD và hỗ trợ cho đồng JPY.

“Nhìn chung, đồng USD đang suy yếu so với nhiều đồng tiền, chứ không chỉ riêng đồng JPY”, Satoshi Okagawa, Chuyên gia phân tích thị trường toàn cầu cấp cao tại Tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking, cho hay. Sức ảnh hưởng chính trị ngày càng giảm sút của Donald Trump đã khiến tác động của các chính sách của ông giảm sút so với kỳ vọng ban đầu. “Điều này sẽ dẫn tới đồng USD yếu hơn, đồng thời giúp đồng JPY đột phá ngưỡng 110 và hướng tới mức 108”, ông nói thêm.

Việc đồng USD dao động dưới mức 111.35 JPY, vốn được xem là mức hỗ trợ kỹ thuật đối với các chuyên viên giao dịch, cũng truyền tải một tín hiệu bán tháo trong ngắn hạn, Tatsuhiro Iwashige, Chiến lược gia ngoại hối hàng đầu tại GCI Asset, cho biết. Ông cho rằng nếu cặp tỷ giá USD/JPY ổn định dưới mức 111.35, thì đây sẽ là một dấu hiệu bán tháo trong dài hạn và khiến cặp tỷ giá này rơi xuống mức 107.50.

Các yếu tố ở châu Âu

Bên cạnh sự khác biệt trong lãi suất, môi trường tiền tệ cũng như chính trị ở châu Âu cũng là những yếu tố thúc đẩy đồng JPY vì Nhật Bản được xem là một nơi trú ẩn an toàn, đặc biệt là trước các rủi ro chính trị ở Pháp, theo quan điểm của ông Okagawa.

“Cặp tỷ giá EUR/USD mạnh hơn có nghĩa là đồng USD đang bước vào giai đoạn khó tăng trưởng, qua đó gia tăng thêm sự hỗ trợ cho triển vọng của đồng JPY”, ông Uchida cho biết.

Các nhà phân tích đã bắt đầu hạ dự báo đối với đà suy yếu của đồng JPY trong 6 tháng đầu năm 2017. Hiện họ dự báo đồng JPY sẽ dao động ở mức 115 so với đồng USD cuối tháng 6/2017, thấp hơn so với dự báo 118 được đưa ra hồi tháng 1/2017./.

Các tin tức khác

>   Chủ nghĩa bảo hộ có thể làm tăng thâm hụt thương mại? (26/03/2017)

>   Ai thắng ai thua trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật? (26/03/2017)

>   Vàng leo dốc tuần thứ 2 liên tiếp (25/03/2017)

>   Dầu sụt giảm tuần thứ 3 trong 1 tháng (25/03/2017)

>   Quốc gia nào sẽ tăng trưởng nhanh nhất ở Tây Á-Thái Bình Dương trong 2017? (24/03/2017)

>   Có khi nào dầu sẽ rớt về 30-35 USD/thùng? (24/03/2017)

>   Vì sao người tiết kiệm Mỹ chưa thể hưởng lợi từ quyết định tăng lãi suất của Fed? (24/03/2017)

>   Mexico sẵn sàng “ra đi” nếu NAFTA mới không đem lại lợi ích (24/03/2017)

>   Vàng đứt mạch leo dốc 5 phiên liên tiếp (24/03/2017)

>   Dầu giảm liền 4 phiên trước lo ngại về tình trạng dư cung toàn cầu (24/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật