Chủ Nhật, 26/03/2017 15:00

Ai thắng ai thua trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật?

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một phần trong chiến lược tăng trưởng của Chính phủ Nhật Bản hiện tại, vì thế việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận thương mại này đã gây thiệt hại cho Thủ tướng Shinzō Abe, và sẽ gây ra thêm nhiều vấn đề trong tương lai, CNBC đưa tin.

Mặc dù các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn còn bất ổn, nhưng một thỏa thuận song phương giữa Nhật và Mỹ sẽ là bước đi hợp lý nhất cho cả hai cường quốc.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu Nhật Bản sẽ bị buộc phải ký một thỏa thuận ít thuận lợi hơn nhiều so với thỏa thuận trước đây? Hiện có suy đoán cho rằng trường hợp này sẽ xảy ra, và khiến cho Thủ tướng Abe càng thêm “đau đầu”.

Kể từ khi Tổng thống Trump bắt đầu nhậm chức hồi tháng Giêng năm nay, càng có nhiều lo ngại rằng thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ sẽ khiến cho quan điểm chủ nghĩa bảo hộ của Nhà Trắng tăng thêm.

Trong quý 4/2016, tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã mạnh lên nhờ kim ngạch xuất khẩu thiết bị điện tử và những sản phẩm công nghệ thông tin khác sang Trung Quốc và các quốc gia còn lại ở châu Á, chứ không phải là Mỹ, được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu kim ngạch xuất ô tô của Nhật Bản sang Mỹ tiếp tục tăng và thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ tiếp tục phình lên, thì Nhật Bản có thể sẽ thấy áp lực chủ nghĩa bảo hộ ngày càng trầm trọng thêm. Đây không phải là một tình huống tốt cho nền kinh tế Nhật Bản, nếu xét đến việc quốc gia này đang phụ thuộc nặng nề vào mảng xuất khẩu.

Những cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Nhật Bản về các vấn đề kinh tế giữa Phó Thủ tướng Taro Aso và Phó Tổng thống Mike Pence được mong chờ sẽ diễn ra vào tháng Tư tới. Tuy vậy, cố vấn thương mại hàng đầu của Mỹ là Peter Navarro đã phát biểu rằng thương mại giữa một số quốc gia hiện không mang lại lợi ích lẫn nhau, và đưa ra vài ví dụ như thâm hụt thương mại của Mỹ so với Đức, những rào cản phi thuế quan của Nhật Bản, và đồng Nhân dân tệ bị phá giá của Trung Quốc.

Hiện vẫn chưa rõ rào cản phi thuế quan của Nhật Bản mà ông đề cập đến là gì, nhưng có khả năng là Mỹ sẽ yêu cầu xem xét lại để cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước.

Thao túng tiền tệ?

Một điều có thể xảy ra là chính sách nới lỏng đa chiều của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể bị chỉ trích vì thao túng tiền tệ. Kiểu chỉ trích này – từng được Tổng thống Trump đưa ra hồi đầu tháng 2 khi cho rằng việc Nhật Bản thao túng đồng Yên – sẽ đặt dấu chấm hết cho chính sách kiểm soát đường cong lãi suất hiện thời của BoJ và có thể dẫn đến lãi suất dài hạn cao hơn.

Và kết quả là gì? Có thể nền kinh tế Nhật Bản sẽ phải hứng chịu một đợt ảnh hưởng khác, với tỷ lệ lạm phát suy giảm sau lần gia tăng đầu tiên kể từ năm 2015 đến nay.

Ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, tập trung chính của Abenomics sẽ là sự tiến triển của các chiến lược tăng trưởng của Chính phủ. Đặc biệt, đáng lưu ý rằng đó là những cải cách trong “phong cách làm việc” mà Thủ tướng Abe cho là “thách thức lớn nhất” của mình.

Những biện pháp cụ thể trong các cải cách này bao gồm việc cân bằng lương, giảm giờ làm việc quá dài, áp dụng rộng rãi giờ làm việc linh động và hỗ trợ việc làm cho phụ nữ và người lớn tuổi. Những thói quen trong môi trường làm việc truyền thống của Nhật Bản như ưu tiên người làm việc liên tục trong dài hạn và hệ thống lương dựa trên thâm niên, được xem như là rào cản đối với sự phục hồi kinh tế của quốc gia này.

Với mức tăng trưởng tiềm năng đang giảm ở Nhật Bản vì tỷ lệ sinh giảm và dân số đang ngày càng già đi, thì thúc đẩy năng suất bằng cách đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin và tự động hóa ở các nhà máy, giảm sự thiếu hụt lao động bằng cách thuê thêm phụ nữ và người Nhật Bản lớn tuổi hơn mà có thể đã về hưu, là sẽ rất cần thiết. Ngoài ra, Nhật Bản cần tìm cách củng cố nguồn vốn con người bằng cách cải thiện kỹ năng và năng suất của lực lượng lao động.

Ở khía cạnh tiền tệ, Nhật Bản mong muốn chứng kiến sự mất giá hơn nữa của đồng Yên và đạt tỷ giá 1:117 so với đồng USD trong năm nay ngay sau khi chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ được nới rộng. Điều này đã thúc đẩy thị trường chứng khoán và chỉ số Nikkei 225 lên quanh mốc 21,000.

Tập trung vào các yếu tố cơ bản

Tuy nhiên, Nhật Bản không nên quên rủi ro của chính sách bảo hộ không khoan nhượng từ chính quyền mới của Mỹ. Trong trường hợp này, Nhật Bản sẽ cần tập trung vào các yếu tố cơ bản khi có khả năng đồng Yên sẽ mạnh lên dù đã bị mất giá so với đồng USD.

Dù mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhật Bản và Mỹ dựa trên mối quan hệ đáng tin cậy giữa các nhà lãnh đạo 2 phía, nhưng những cuộc thảo luận trong tương lai sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề thương mại và tiền tệ. Với việc những cuộc đàm phán về thỏa thuận song phương giữa hai quốc gia vẫn chưa bắt đầu, chỉ có thời gian mới cho ta biết được ai sẽ là người chiến thắng trong một cuộc “tranh tài” mà chắc chắn sẽ mang nhiều ý nghĩa cho cả hai nền kinh tế này./.

Các tin tức khác

>   Vàng leo dốc tuần thứ 2 liên tiếp (25/03/2017)

>   Dầu sụt giảm tuần thứ 3 trong 1 tháng (25/03/2017)

>   Quốc gia nào sẽ tăng trưởng nhanh nhất ở Tây Á-Thái Bình Dương trong 2017? (24/03/2017)

>   Có khi nào dầu sẽ rớt về 30-35 USD/thùng? (24/03/2017)

>   Vì sao người tiết kiệm Mỹ chưa thể hưởng lợi từ quyết định tăng lãi suất của Fed? (24/03/2017)

>   Mexico sẵn sàng “ra đi” nếu NAFTA mới không đem lại lợi ích (24/03/2017)

>   Vàng đứt mạch leo dốc 5 phiên liên tiếp (24/03/2017)

>   Dầu giảm liền 4 phiên trước lo ngại về tình trạng dư cung toàn cầu (24/03/2017)

>   Nhà đầu tư đang quá lạc quan về kinh tế Mỹ? (23/03/2017)

>   Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối (kỳ 1): Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu (24/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật