Thứ Sáu, 24/03/2017 20:05

Quốc gia nào sẽ tăng trưởng nhanh nhất ở Tây Á-Thái Bình Dương trong 2017?

Xét cho tới nay các quốc gia thuộc khu vực Tây Á và Thái Bình Dương đã triển khai hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và cải thiện đời sống của người dân. Và sự bùng nổ về cơ sở hạ tầng cũng chỉ là một trong số những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia nằm trong khu vực trải dài từ Nhật Bản cho đến Singapore.

Sau đây, Forbes đã ghi nhận dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) về 5 quốc gia sẽ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Tây Á và Thái Bình Dương trong năm 2017:

1. Lào – 7%

 

Lào, quốc gia nghèo khó với Chính quyền Cộng sản nghiêm ngặt, được WB dự báo tăng trưởng ở mức 7% trong năm nay nhờ hoạt động đầu tư vào lĩnh vực điện và việc hội nhập sâu hơn vào Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đất nước của khoảng 7 triệu người này đang ra sức cải thiện mạng lưới điện của mình để cung cấp nguồn điện tới 10% số hộ gia đình vào năm 2020 và cũng có khả năng sẽ xuất khẩu điện, theo website của Bộ Doanh nghiệp Năng lượng Lào. Bên cạnh đó, Lào cũng đang cải thiện môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Được biết, GDP 2016 của Lào ở mức 13.7 tỷ USD.

2. Philippines – 6.9%

 

WB ước tính nền kinh tế Philippines sẽ tăng trưởng 6.9% trong năm nay. Động lực mang lại đà tăng trưởng này xuất phát từ hoạt động chi tiêu vào cơ sở hạ tầng công cộng. Cụ thể, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng công cộng sẽ chạm mức kỷ lục với 17.7 tỷ USD, khoảng hơn 5% GDP của quốc gia này. Jonathan Ravelas, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường ở Banco de Oro UniBank, cho hay đất nước với 102 triệu người này sẽ chứng kiến việc triển khai nhanh hơn và hiệu quả hơn về các cuộc cải cách thuế và các dự án cơ sở hạ tầng của Chính phủ cũng như việc đẩy mạnh mối quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Hoạt động chi tiêu vào cơ sở hạ tầng cùng với các yếu tố chi phối kinh tế lâu đời – như lượng kiều hối từ nước ngoài và chi tiêu tiêu dùng– sẽ thúc đẩy nền kinh tế Philippines đi lên trong năm nay.

3. Campuchia – 6.9% 

 

WB ước tính nền kinh tế Campuchia sẽ tăng trưởng 6.9% trong năm nay, nhờ khoản đầu tư vốn nước ngoài FDI vào lĩnh vực may mặc, bất động sản và các dự án xây dựng. Một số nhà máy may mặc đã chuyển từ Việt Nam sang Campuchia vì lao động ở đây rẻ hơn. Nhờ đó, giá trị hàng xuất khẩu hàng may mặc đã chạm mức 6 tỷ USD trong năm 2015, chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này. Ngoài ra, lĩnh vực may mặc cũng cung cấp việc làm cho 700,000 người, theo thông tin từ công ty Research and Markets. Cũng giống như Lào, Campuchia đang nỗ lực tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh diễn ra dễ dàng hơn, WB cho hay.

4. Myanmar – 6.9%

WB ước tính Myanmar sẽ tăng trưởng với tốc độ 6.9% trong năm 2017. Quốc gia này sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế từ việc mở cửa đầu tư nước ngoài trong năm 2012 để làm động lực tăng trưởng. Ngoài ra, khoản đầu tư từ khu vực tư nhân cũng là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với đất nước này. Được biết, Myanmar đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lực lượng lao động trẻ và những sự thay đổi luật có lợi cho môi trường kinh doanh. Một số dự án được nước ngoài tài trợ bao gồm điện, sản xuất may mặc, thực phẩm và đồ uống.

5. Trung Quốc – 6.5%

 

Mặc dù WB dự báo tốc độ tăng trưởng trong năm 2017 của Trung Quốc chỉ đạt 6.5%, tức giảm 0.2% so với mức 6.7% trong năm ngoái, nhưng nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới vẫn tiếp tục mở rộng. Đây chủ yếu là nhờ các biện pháp kích thích tài khóa, sự để tâm đến các cơ sở hạ tầng mới như cầu đường, và việc tập trung vào hoạt động sản xuất-xuất khẩu. Những động lực trên sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng ở Trung Quốc trong năm nay. Hiện khoản đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 15% trong năm 2017, cao hơn rất nhiều so với mức 4.1% trong trước./.

Các tin tức khác

>   Có khi nào dầu sẽ rớt về 30-35 USD/thùng? (24/03/2017)

>   Vì sao người tiết kiệm Mỹ chưa thể hưởng lợi từ quyết định tăng lãi suất của Fed? (24/03/2017)

>   Mexico sẵn sàng “ra đi” nếu NAFTA mới không đem lại lợi ích (24/03/2017)

>   Vàng đứt mạch leo dốc 5 phiên liên tiếp (24/03/2017)

>   Dầu giảm liền 4 phiên trước lo ngại về tình trạng dư cung toàn cầu (24/03/2017)

>   Nhà đầu tư đang quá lạc quan về kinh tế Mỹ? (23/03/2017)

>   Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối (kỳ 1): Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu (24/03/2017)

>   Vàng tăng liền 5 phiên nhờ đà suy yếu của các tài sản có rủi ro cao (23/03/2017)

>   Dầu suy yếu khi dự trữ dầu thô tại Mỹ lên cao kỷ lục (23/03/2017)

>   3 xu hướng kinh tế nào sẽ diễn ra ở châu Á-Thái Bình Dương trong 2017? (23/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật