Thứ Năm, 26/03/2015 09:16

Chứng khoán 2015: 3 nhân tố hỗ trợ và 3 chiến lược đầu tư phù hợp

Tại buổi hội thảo “Triển vọng thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2015 và chiến lược đầu tư” do CTCK Rồng Việt (HNX: VDS) tổ chức, khối phân tích VDS cho rằng thị trường chứng khoán năm 2015 vẫn hứa hẹn là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ ba nhân tố chính là quan điểm tích cực hơn với kinh tế vĩ mô, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp cải thiện và chính sách kích thích kinh tế ở một số nền kinh tế phát triển.

Theo các chuyên viên VDS, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được các tổ chức kinh tế đánh giá tích cực, trong đó, ADB nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2015 với GDP ở mức 5.8%, Fitch Rating nâng xếp hạng nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ BB- lên B+ và triển vọng cũng được nâng từ “ổn định” lên “tích cực”, Moody’s tăng mức tín nhiệm với trái phiếu Chính Phủ từ B2 lên B1 và triển vọng đánh giá “ổn định”.

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết sẽ được cải thiện nhờ chi phí lãi vay cũng như chi phí sản xuất giảm theo xu hướng giảm chung của lãi suất, giá xăng dầu và hàng hóa nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp biết chú trọng vào hoạt động cốt lõi và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi các hiệp định FTA lần lượt được ký kết.

Trong khi đó, điều kiện vĩ mô và các cải cách hành chính gần đây góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho TTCK Việt Nam, trong bối cảnh dòng vốn ngoại dự kiến vẫn dồi dào nhờ chính sách hỗ trợ kinh tế ở các quốc gia phát triển. Trên thực tế, sau giai đoạn bán ròng cuối năm 2014, NĐT nước ngoài đã quay lại mua ròng trên sàn chứng khoán Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2015.

Về xu hướng dòng tiền, theo VDS, thay vì chỉ đơn giản đổ vào các doanh nghiệp có “tái cấu trúc” như năm 2014, dòng tiền năm 2015 có thể sẽ “khó tính” hơn và chú trọng vào hiệu quả kinh doanh, cũng như tính khả thi của các kế hoạch tái cấu trúc.

Các dấu hiệu chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô và hoạt động tái cấu túc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hứa hẹn sẽ “cung cấp” thêm cho TTCK nhiều loại hàng hóa hơn trong năm 2015 với ba nguồn chính là DNNN được cổ phần hóa, doanh nghiệp được SCIC thoái vốn cổ phần có kế hoạch niêm yết mới và cuối cùng là cổ phần phát hành thêm trong năm 2015.

VDS cho rằng, mặc dù nguồn cung dồi dào và đa dạng, khả năng thu hút dòng tiền sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như chất lượng hàng hóa chào bán.

Một điểm nhấn khác mà VDS đề cập là sự giảm mạnh của VN-Index trong giai đoạn cuối năm 2014 đã khiến TTCK Việt Nam trở thành thị trường có mức P/E và P/B thấp nhất so với thị trường lân cận như Malaysia, Indonesia, Phillipines, và Thái Lan.

Trên cơ sở các vấn đề đưa ra, VDS đưa ra hai kịch bản, kịch bản xấu và kém khả quan thì VN-Index có thể dao động quanh ngưỡng 561 điểm, với kịch bản lạc quan và có các thông tin hỗ trợ thì VN-Index có thể lên mốc 718 điểm. Tuy nhiên, VDS dự báo kết thúc năm 2015, VN-Index ở mức hợp lý là 633.23 điểm.

Chuyên viên của VDS trình bày tại buổi hội thảo

3 chiến lược đầu tư

Trên nhìn nhận VN-Index, VDS cũng đưa ra 3 chiến lược đầu tư phù hợp trong năm là đầu tư cơ hội, đầu tư ngành chu kỳ và đầu tư ngược xu thế.

Ở chiến lược đầu tư cơ hội, VDS xây dựng dựa trên triển vọng ký kết các hiệp định thương mại, hỗ trợ lớn đối với cổ phiếu ngành thủy sản, dệt may, bất động sản khu công nghiệp và kho vận; đồng thời việc thúc đẩy giải quyết nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đem lại cơ hội với việc đầu tư vào cổ phiếu ngành bất động sản và ngân hàng.

Với chiến lược đầu tư ngành chu kỳ, VDS khuyến khích nhà đầu tư quan tâm đến nhóm cổ phiếu được hưởng lợi khi nền kinh tế thoát đáy như ngành dệt may, đồ gỗ, bất động sản, ô tô phụ tùng,...

Còn chiến lược đầu tư ngược xu thế, theo VDS là có thể “mua vào khi phần đông người khác bán, bán ra khi phần đông người khác muốn mua”. Chiến lược này tận dụng những khó khăn của ngành và những biến động tiêu cực thái quá của thị trường. Trong năm 2015, VDS cho rằng ngành dầu khí khá phù hợp phù hợp với tiêu chí của chiến lược đầu tư này. Với ngành dầu khí, nhà đầu tư có thể cân nhắc xem xét đầu tư vào các cổ phiếu có độ tương quan P/E và P/B mạnh với giá dầu (giá WTI) và mua vào khi nhóm này các thông tin tiêu cực tiếp tục đẩy giá cổ phiếu giảm sâu khiến không chỉ chỉ số P/E, P/B mà EV/EBITDA cũng giảm về mức thấp so với 5 năm gần nhất.

Duy Hoàng

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 26/03: Phiên hồi kỹ thuật? (25/03/2015)

>   Góc nhìn 25/03: Nhịp hồi vẫn còn! (24/03/2015)

>   Thị trường giảm do khối ngoại bán ròng? (24/03/2015)

>   Góc nhìn 24/03: Kỳ vọng đảo chiều (23/03/2015)

>   BID, DQC, NLG cần có trong danh mục, dừng đầu tư DCL (23/03/2015)

>   Góc nhìn 23 – 27/03: Khó đoán định! (22/03/2015)

>   Góc nhìn 20/03: Vẫn còn rủi ro (19/03/2015)

>   CPI tháng 3/2015 sẽ tăng trở lại sau 4 tháng suy giảm? (19/03/2015)

>   Góc nhìn 19/03: Tiếp tục giảm? (18/03/2015)

>   Góc nhìn 18/03: Lình xình đi ngang (17/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật