Thứ Tư, 07/01/2015 18:12

Góc nhìn 08/01: Thử thách lực cầu

VN-Index gia tăng khá nhưng sau đó suy giảm đà tăng bởi áp lực chốt lời. Trước diễn biến đó, các công ty chứng khoán có những nhận định trái chiều. Tuy nhiên điểm nhấn chung vẫn được nhắc đến là lực cầu vào thị trường.

Động lực tăng điểm từ dòng tiền

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Phiên giao dịch 07/01 có dấu ấn rất rõ của dòng tiền chốt lời ngắn hạn, đặc biệt tại mã VCB đã có các phiên tăng nóng trong thời gian qua. Thanh khoản cũng vì vậy được đẩy lên ở mức khá cao so với các phiên trước đó cùng độ rộng thị trường có xu hướng thu hẹp trở lại.

Khối ngoại quay lại bán ròng tại nhiều mã bluechips sau 10  phiên liên tiếp mua ròng trước đó cũng tạo áp lực lên thị trường chung. Tuy nhiên, điểm tích cực trong phiên 07/01 là thị trường tiếp tục không chịu sự chi phối mạnh của diễn biến giá dầu và lượng tiền có xu hướng tham gia thị trường mạnh dần qua các phiên giao dịch gần đây sẽ tạo động lực cho đà tăng điểm trong các phiên sắp tới.

SHS đánh giá ngưỡng 550 điểm của VN-Index không phải là ngưỡng cản mạnh trong thời điểm hiện tại và khuyến nghị nhà đầu tư giữ vị thế nắm giữ các cổ phiếu có sẵn trong danh mục, có thể cân nhắc chốt lời một phần nếu diễn biến điều chỉnh của thị trường mạnh lên trong phiên giao dịch tới.

Đà tăng tiếp diễn

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Vẫn là một phiên thờ ơ với đà giảm giá của giá dầu, cho thấy dường như tâm lý nhà đầu tư đã ổn định khá nhiều so với giai đoạn trước đó. Phiên giao dịch ngày 07/01chứng kiến khá nhiều cổ phiếu đã bứt phá ra khỏi nền tảng tích lũy như HT1,TCO… hoặc tiếp diễn đà tăng như JVC,NT2…, cho thấy có khả năng đà tăng giá của các chỉ số sẽ tiếp diễn trong thời gian sắp tới.

FPTS có khuyến nghị nên gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong những phiên điều chỉnh, hoặc những cổ phiếu hoàn tất giai đoạn tích lũy và nhanh chóng gia tăng bằng một phiên bùng nổ cả về giá và khối lượng giao dịch.

Thử thách lực cầu

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): Trong vài phiên tăng điểm vừa qua, khá nhiều cổ phiếu đã có mức tăng vừa phải đủ để NĐT chốt lời. Vì thế cũng không quá ngạc nhiên khi áp lực bán có xu hướng gia tăng, và điểm quan trọng là khi cầu mua yếu đi bên bán đã tiếp tục gia tăng áp lực. Tuy nhiên theo quan sát thì mọi thứ đều không quá đáng ngại bởi áp lực này có thể do một số NĐT đang lựa chọn phương án bán cao mua thấp.

Khi cầu mua yếu đi, lệnh bán gia tăng nhưng sẵn sàng hủy nếu cầu mua quay trở lại. Nhưng dù sao thì áp lực kiểu như vậy phần nào khiến NĐT e ngại và chưa thể mạo hiểm quay lại nếu như dòng tiền lớn không bắt đầu.

Chỉ số VN-Index đã lấy được mốc 550 điểm, và tại khu vực này thị trường sẽ chững lại. Khó có sự suy giảm mạnh nhưng cũng khó kỳ vọng vào nhịp tăng mới bởi tất cả đều thận trọng. Vì thế 2 phiên cuối tuần này sẽ tiếp tục thử thách lực cầu, nếu như bên mua vẫn sẵn lòng dù giá thấp thì có thể tuần tới một nhịp tăng nữa sẽ được hình thành. Tuy nhiên, với điều kiện như vậy thì vẫn có những cổ phiếu tăng giá mạnh nhờ những thông tin tích cực.

Thử thách tại vùng 550-560 điểm

CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS): Mặc dù các mẫu hình nến xuất hiện vẫn chưa cho thấy khả năng quay đầu giảm điểm của cả VN-Index và HNX-Index, nhưng khả năng lớn cả hai chỉ số sẽ phải tiếp tục thử thách với lực cản tại vùng 550 - 560 điểm (đối với VN-Index) và 85 - 86 điểm (đối với HNX-Index).

Do các chỉ báo xu hướng dài hạn hơn của cả hai chỉ số đều đã xác lập các tín hiệu tích cực, nên những nhịp điều chỉnh tích lũy này có thể chỉ mang tính ngắn hạn, để củng cố thêm trước khi các chỉ số có thể tiếp cận đến các mốc cao hơn.

Có thể có điều chỉnh kỹ thuật

CTCK Saigonbank (SBBS): VN-Index tăng 2.39 điểm lên 552.05 điểm lúc đóng cửa trong phiên 07/01 nhưng chỉ số này không thể giữ được mốc 555 điểm do chịu áp lực bán mạnh. Tuy nhiên thanh khoản trên HOSE vẫn có sự cải thiện thể hiện qua việc khối lượng khớp lệnh trên HOSE vẫn tăng 16.32% lên 109.44 triệu đơn vị; đây là một tín hiệu quan trọng khẳng định sự trở lại của dòng tiền.

MACD vẫn dịch chuyển lên mức -6.53 và hỗ trợ cho sự phục hồi. Nhưng Stochastic Oscillator đã bắt đầu sụt giảm từ trong vùng quá mua, trong khi RSI cũng đã cho thấy sự suy yếu của lực cầu. Theo các tín hiệu này, SBBS cho rằng VN-Index có thể có sự điều chỉnh kỹ thuật trong hai phiên cuối tuần. Do đó, các nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu bằng mọi giá.

Duy Hoàng tổng hợp

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 07/01: Bò bắt đầu xung trận (06/01/2015)

>   Góc nhìn 05/01: Tiếp diễn thế giằng co (05/01/2015)

>   Cổ phiếu tốt để “khai vị” đầu năm (05/01/2015)

>   Góc nhìn tuần 5-9/1: Nền tảng tích cực để hồi phục? (04/01/2015)

>   Góc nhìn 31/12: "Cưỡi" bò về đích năm? (30/12/2014)

>   Góc nhìn 30/12: Đứng ngoài thị trường và chờ tín hiệu mua (29/12/2014)

>   Hưởng lợi từ thay đổi kinh tế và ngành, cổ phiếu nào đáng đầu tư? (29/12/2014)

>   Góc nhìn tuần 29 – 31/12: Tâm lý “chờ qua lễ tính tiếp” bao trùm thị trường? (28/12/2014)

>   Góc nhìn 26/12: Rủi ro điều chỉnh vẫn còn (25/12/2014)

>   Góc nhìn 25/12: Tiếp tục xu hướng giằng co (24/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật