Thứ Ba, 04/02/2014 21:06

Tương lai, công ty mẹ sẽ không kinh doanh

Chương trình cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đã phác thảo mô hình tương lai của cải cách DNNN. Theo đó, trong tương lai, công ty mẹ sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh, thương mại nào.

Báo cáo kết quả thực hiện Dự án 1 của Chương trình này đã phác thảo mô hình tương lai của cải cách DNNN. Công ty mẹ của 2 DNNN tham gia thí điểm tại dự án này là Tổng công ty Đường sông miền Nam và Tổng công ty Sông Đà. Theo đó, 2 công ty mẹ của 2 DN này sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.

Theo mô hình này, Công ty sẽ chia thành 3 cấp: Công ty mẹ, công ty cấp hai và các công ty con bên dưới. Công ty mẹ sẽ xác định trọng tâm chiến lược cho từng phân khúc kinh doanh và sau đó thành lập một công ty cấp hai cho từng phân khúc kinh doanh đó. Công ty mẹ sẽ thực hiện sắp xếp tất cả các công ty con bên dưới hoạt động trong cùng ngành nằm dưới sự quản lý của công ty cấp hai.

Trong trường hợp công ty con bên dưới chưa cổ phần hóa do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn, sẽ do công ty cấp hai quản lý và thực hiện quyền sở hữu 100% vốn đầu tư vào công ty con này.

Trường hợp công ty con đã được cổ phần hóa, công ty cấp hai thay công ty mẹ thực hiện quyền của cổ đông theo tỷ lệ góp vốn. Theo đó, công ty cấp hai có thể cử nhân sự tham gia trực tiếp bộ máy điều hành tại các công ty cổ phần có vốn góp chi phối trên 51%.

Với cách sắp xếp trên, các công ty con không thuộc các chuyên ngành được lựa chọn (ngành nghề kinh doanh chính) sẽ không được đưa về công ty cấp hai và sẽ được đưa vào diện công ty mẹ thoái vốn. Theo cách này, công ty mẹ chỉ nắm giữ các khoản đầu tư vào các công ty cấp hai.

Bên cạnh đó, đối với một số công ty liên kết có vốn góp dươi 51%, nếu công ty mẹ thấy đây là những DN quan trọng, có vai trò nòng cốt trong việc phát triển ngành nghề kinh doanh chính, thì công ty mẹ có thể tăng vốn đầu tư tại các công ty này thông qua việc mua lại cổ phần tại các công ty liên kết, sau đó chuyển giao cho công ty cấp hai.

Với phương án này, công ty cấp hai hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con hay dưới dạng một tổng công ty chuyên ngành, sẽ tập trung được toàn bộ nguồn lực sẵn có để gia tăng nguồn lực cạnh tranh trong chuyên ngành.

Về lâu dài, khi cổ phần hóa có thể thực hiện từng công ty cấp hai chuyên ngành hoặc cổ phần hóa toàn bộ, công ty mẹ cũng sẽ dễ dàng tìm được cổ đông chiến lược cũng như gia tăng được giá trị khi IPO và niêm yết.

Đây được cho là giải pháp để tổng công ty có thể tìm được nguồn tài trợ vốn hợp lý, giá rẻ thông qua thị trường chứng khoán.

Theo mô hình mới này, công ty mẹ sẽ xác định trọng tâm chiến lược cho từng phân khúc kinh doanh và sau đó thành lập một công ty cấp hai cho từng phân khúc. Đây là mô hình tương lai của dự án cải cách DNNN do dự án 1 của Chương trình cải cách DNNN và hỗ trợ quan trị công ty xây dựng.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang tiến hành tổ chức lựa chọn DNNN tham gia Dự án 3 của Chương trình nhằm giúp các DN có thể tiếp cận khoản vay ưu đãi của ADB, có bảo lãnh của Chính phủ nhằm tăng cường năng lực tài chính, hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện khả năng trả nợ, đồng thời đổi mới cơ cấu doanh nghiệp hoạt động tập trung theo các ngành nghề chính và nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp.

Chính phủ Việt Nam đã tiếp nhận khoản tài trợ theo thể thức vay phân kỳ từ ADB nhằm mục đích tái cơ cấu tài chính (tái cơ cấu nợ và tái cấu trúc doanh nghiệp) và tái cơ cấu quy trình quản lý, quản trị cho các doanh nghiệp

Chương trình cải cách DNNN và hỗ trợ quan trị công ty được thực hiện trong giai đoạn từ 12-2009 đến 31-12-2015 với tổng giá trị Khoản vay là 630 triệu USD, bao gồm 600 triệu USD vay từ nguồn vốn thông thường (OCR) dựa trên lãi suất LIBOR và 30 triệu USD vay từ nguồn vốn đặc biệt của Quỹ phát triển Châu Á (ADF).

Được biết, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu ADB hỗ trợ cải cách và chuyển đổi các tập đoàn và tổng công ty nhà nước và củng cố các thể chế liên quan đến việc cải cách các DNNN. Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị doanh nghiệp” hỗ trợ chương trình cải cách DNNN Chính phủ Việt Nam thông qua cổ phần hóa và chuyển đổi các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp tham gia sẽ được tái cấu trúc theo một lộ trình tái cấu trúc tài chính và doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý và quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả và toàn diện.

Minh Anh

hải quan

Các tin tức khác

>   Cắt giảm thuế theo cam kết tạo sức ép cho DN nội địa (04/02/2014)

>   “Thiếu hụt nguồn cung” trong TPP (04/02/2014)

>   Xuất khẩu thủy sản 2014: Nỗ lực vượt mức 6,7 tỷ USD (04/02/2014)

>   Kinh tế Việt Nam "thoát đáy" khủng hoảng (03/02/2014)

>   Sẽ cho phép VWS nhập nguyên liệu tái chế (03/02/2014)

>   Doanh nghiệp những năm vượt sóng (03/02/2014)

>   Thành công là một hành trình (03/02/2014)

>   Chuyện tam nông và Nghị định 41 (03/02/2014)

>   Kỳ vọng trước vận hội mới (03/02/2014)

>   Sẽ đưa hoạt động bán hàng đa cấp vào nề nếp (03/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật