Thứ Hai, 12/08/2013 13:15

Cổ phiếu đầu ngành nào đáng được quan tâm?

Thị trường một lần nữa khép tuần trên mốc 500 điểm, song thanh khoản tiếp tục èo uột là một điểm trừ. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn cổ phiếu đầu ngành có cơ bản tốt được xem là ưu tiên hàng đầu.

HSG: Mua cho mục tiêu 48,100 đồng

Công ty chứng khoán FPT (FPTS) lần đầu tiên đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HSG với mức giá mục tiêu tại 48,100 đồng dựa trên yếu tố cơ bản tốt của một cổ phiếu đầu ngành.

Theo đó, FPST cho rằng Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) là công ty duy nhất trong ngành thép đang niêm yết có doanh thu và lợi nhuận lũy kế 12 tháng của niên độ tài chính (NĐTC) 2011-2012 tăng trưởng mạnh, lần lượt là 23.5% và 130% so với NĐTC 2010-2011. Hiện tại, HSG có vốn chủ sở hữu 2,252 tỷ đồng và là công ty lớn nhất trong ngành tôn mạ xét trên vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, thị phần, năng lực sản xuất và doanh thu.

Với chiến lược quản lý tài sản và sử dụng vốn tốt, HSG có khả năng hoàn thành kế hoạch doanh thu NĐTC 2012-2013 là 11,000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế niên độ 2012-2013 ước tính đạt 660 tỷ đồng, vượt 54% kế hoạch lợi nhuận năm. HSG có tiềm năng tăng cao doanh thu trong thời gian tới với ưu thế về thương hiệu, chất lượng sản phẩm và mạng lưới phân phối khắp cả nước. Thị trường xuất khẩu hiện tại đóng góp 45% trong tổng doanh thu của HSG.

FPTS cho rằng, với những lợi thế sẵn có về quy mô, công nghệ và thị trường, HSG có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu. Trong giai đoạn 2013-2017, sản lượng tiêu thụ tăng trưởng từ 9-11%/năm, doanh thu có thể tăng trưởng 11-14%/năm. Trong giai đoạn 2018 đến 2022, sản lượng tiêu thụ tăng trưởng từ 7-8%/năm, doanh thu có thể tăng trưởng 9-11%/năm.

>> Xem báo cáo chi tiết

FPT: Chờ mua điều chỉnh

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán BIDV (BSI), CTCP FPT (HOSE: FPT) là tập đoàn đầu ngành công nghệ thông tin và là một trong 3 nhà cung cấp internet lớn nhất Việt Nam. Hai mảng viễn thông và xuất khẩu phần mềm đóng góp tới 76% lợi nhuận của FPT và tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm. FPT cũng là cổ phiếu ưa thích của khối ngoại, hiện đã không còn room.

Mảng xuất khẩu phần mềm tăng trưởng rất tốt, đặc biệt tại thị trường Nhật (chiếm 55% doanh thu) tăng trưởng doanh thu lên tới 52% (theo đồng Yên). Tốc độ tăng trưởng mảng xuất khẩu phần mềm có thể tiếp tục duy trì trong các năm tới do còn rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên do đồng Yên mất giá nên lợi nhuận từ mảng xuất khẩu phần mềm sang Nhật bị ảnh hưởng. FPT đã ký hợp đồng hoán đổi để bảo hiểm tỷ giá đến hết năm 2013 với tỷ giá 96 JPY/USD.

Kế hoạch của FPT trong các năm tới là tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và viễn thông. Thương vụ sáp nhập FPT Telecom vào FPT thông qua SCIC (chiếm 50.2% cổ phần FPT Telecom) có thể sẽ thành công, đem lại động lực tăng trưởng cho FPT trong các năm tới.

Qua đó, BSI khuyến nghị nhà đầu tư chờ cơ hội điều chỉnh để mua vào cổ phiếu FPT. Mức giá mục tiêu kỳ vọng là 46,000-49,000 đồng/cp cho kỳ đầu tư 3 tháng. Mức giá mua an toàn tại vùng 41,000- 42,000 đồng/cp.

>> Xem báo cáo chi tiết

VNS: Giữ nguyên vị thế mua

Đối với cổ phiếu VNS của CTCP Ánh Dương Việt Nam, việc mở rộng hoạt động trong khi đối thủ chính là Mai Linh đang dần co hẹp lại, đã tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị phần. Hiện đội xe của VNS đang chiếm gần 35% tổng số xe taxi tại Hồ Chính Minh. Ngoài ra, việc sở hữu nhiều giấy phép đăng ký xe taxi còn là một lợi thế lớn cho VNS trong tương lai nếu như TPHCM thực hiện bán giấy phép taxi như thông lệ ở hầu hết các nước trên thế giới.

VNS dự kiến phát hành riêng lẻ 4 triệu cổ phần với giá tối thiểu 44,000 đồng/cp, theo kế hoạch số vốn này được dùng để đầu tư tăng đội xe vào thị trường Hồ Chí Minh và phục vụ kế hoạch thâm nhập vào 2 thị trường đầy tiềm năng là Hà Nội và Nha Trang trong năm 2014. Hai thị trường mới này ước đóng góp khoảng 10% doanh thu cho VNS trong năm tới.

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) cho rằng thị giá cổ phiếu vẫn còn rẻ dù giá đã tăng 70% trong vòng 3 tháng qua. Theo đó, nhà đầu tư tiếp tục duy trì chiến lược mua cho mục tiêu trung và dài hạn.

>> Xem báo cáo chi tiết

PMC, DHG: Cổ phiếu tốt ngành dược

Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (PMC) đang có lợi thế về thương hiệu tốt, sản phẩm chất lượng, tình hình tài chính lành mạnh, và khả năng sinh lời tốt. Tuy nhiên, việc ban lãnh đạo hiện đã quá tuổi nghỉ hưu và nhà máy hoạt động tối đa công suất nhưng công ty vẫn chưa có kế hoạch mở rộng cụ thể sẽ làm hạn chế khả năng tăng trưởng. Ngoài ra, cổ phiếu PMC có thanh khoản thấp trên thị trường cũng là một rủi ro đáng lưu ý.

Cụ thể, giá trị vốn hóa của PMC hiện là 371 tỷ đồng (17.7 triệu USD). Tăng trưởng lợi nhuận bình quân trong 5 năm vừa qua đạt 17%/năm. Về mặt tài chính, doanh nghiệp không có nợ, ROE (36%) và biên lợi nhuận ròng (15%) ở mức cao.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp bị hạn chế do nhà máy hiện đang hoạt động hết công suất và tăng trưởng doanh thu trong những năm gần đây (16%/năm) chủ yếu nhờ giá bán tăng. Hiện PMC vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để mở rộng công suất.

>> Xem báo cáo chi tiết

Đối với CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG), VCSC đưa ra khuyến nghị nắm giữ do giá hiện tại đã phản ánh đầy đủ các yếu tố cơ bản. DHG hiện đang giao dịch với mức PE 12.6 lần, EPS 2013 là 9,530 đồng.

VCSC vẫn giữ nguyên dự báo 6 tháng cuối năm với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Cụ thể, khoản lợi nhuận trước thuế bất thường 120 tỷ đồng từ việc bán nhãn hàng Eugica được ghi nhận vào tháng 7/2013. Điều này sẽ giúp lợi nhuận quý 3 tăng mạnh và vượt kế hoạch năm. Ước tính doanh thu 6 tháng cuối năm 2013 sẽ đạt 1,826 tỷ đồng và lợi nhuận từ hoạt động chính 285 tỷ đồng, lần lượt tăng 16% và 23% so với cùng kỳ.

VCSC cũng cho rằng DHG không có ý định phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết do công ty đang có nguồn tiền mặt dồi dào và hơn nữa chỉ còn 7.7% room khối ngoại.

>> Xem báo cáo chi tiết

Mỹ Hà tổng hợp

infonet

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 12 - 16/08: Giằng co trong biên độ hẹp (11/08/2013)

>   Góc nhìn 09/08: Xu thế tăng điểm chưa kết thúc? (08/08/2013)

>   Chứng khoán Đông Á: Giữ tỷ trọng 70% chứng khoán cho 6 tháng cuối năm (08/08/2013)

>   Ngày 08/08: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (08/08/2013)

>   Góc nhìn 08/08: Lình xình trong biên độ hẹp (07/08/2013)

>   Góc nhìn 07/08: Chờ tín hiệu từ thanh khoản (06/08/2013)

>   Ngày 06/08: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (06/08/2013)

>   Góc nhìn 06/08: Tạm thời đứng nhìn! (05/08/2013)

>   Cơ hội lướt sóng thu hẹp, nên mua cổ phiếu nào? (05/08/2013)

>   Góc nhìn 05 – 09/08: Hồi phục ngắn hạn (04/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật