Thứ Sáu, 28/06/2013 09:39

Trưởng phòng Phân tích Nghiên cứu VCBS: Kỳ vọng đột biến từ cổ phiếu bất động sản nhỏ

Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng phòng Phân tích Nghiên cứu của CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng không loại trừ khả năng TTCK có thể tiếp cận mốc 600 điểm từ nay đến cuối năm. Nhà đầu tư nên tìm đến cổ phiếu có cơ bản tốt hoặc có thể để ý đến cổ phiếu bất động sản nhỏ bởi kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách.


Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng phòng Phân tích Nghiên cứu của CTCK Vietcombank (VCBS)

Ông nhìn nhận như thế nào về thị trường chứng khoán trong 6 tháng đầu năm và đâu là những yếu tố tác động?

Ông Tống Minh Tuấn: Có thể thấy, nền kinh tế vĩ mô đạt được sự ổn định lâu dài thông qua lạm phát thấp, môi trường kinh doanh ổn định. Chính điều này làm cho niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế được cải thiện so với năm ngoái, kết hợp với việc lãi suất hạ dần giúp cho chi phí đầu tư mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu thuận lợi hơn.

Mặt khác, việc lãi suất hạ khiến cho các kênh đầu tư khác trở nên kém hấp dẫn hơn kênh chứng khoán, nhất là khi đồng tiền trở nên rẻ hơn thì chứng khoán càng được hưởng lợi.

Ngoài ra, một vài công ty trong VN30 sau giai đoạn khó khăn nhất đã cho kết quả kinh doanh khả quan hơn, điều này được đánh giá là sẽ có sức lan tỏa dần dần.

Cuối cùng không thể không nhắc đến sự quan tâm của khối ngoại dành cho thị trường chứng khoán trong nước. Trong 5 tháng đầu năm, khối ngoại rót vốn vào chứng khoán khá tốt, theo dõi đồ thị mua ròng thì từ tháng 2, 3, 4 lượng vốn đổ vào rất lớn, gần đây có giảm song không đáng kể.

Khối ngoại quan tâm nhiều đến các bluechips dẫn đến sự tăng điểm của nhóm này. Đây thực sự là động lực dẫn dắt thị trường khá vững chắc, nó khác biệt hoàn toàn so với năm trước. Do đó, nhờ có hoạt động của khối ngoại mà đà tăng của thị trường là khá bền.

Tuy nhiên, khi khối ngoại bán ròng trước diễn biến xấu thị trường tài chính thế giới và trước áp lực bán của các quỹ ETF, TTCK Việt nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tôi vẫn khẳng định lại là không có lý do gì để dòng vốn ngoại chảy ra khỏi Việt Nam. Việc bán ròng của khối ngoại hiện nay chỉ là ngắn hạn và sẽ dần ổn định trở lại khi tình hình thế giới bớt biến động hơn.

Tình hình vĩ mô trong nửa năm còn lại sẽ ra sao, thưa ông? Qua đó, ông có dự đoán gì về diễn biến TTCK?

Về vĩ mô, trong 6 tháng cuối năm, tôi cho rằng nền kinh tế sẽ đi vào xu hướng phục hồi sau khi chạm đáy vào năm trước.

Theo đó, lãi suất thấp sẽ là nhân tố tác động chủ yếu. Về lạm phát tôi nghĩ sẽ vẫn được duy trì ở mức thấp, và như vậy dư địa để thực hiện chính sách nới lỏng các chỉ tiêu tín dụng là còn khá thoải mái. Tuy nhiên, những nhân tố quan trọng hơn là các vấn đề như giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, sự thành công của các gói kích thích kinh tế ngắn hạn v.v.. sẽ là nội dung chính của kỳ vọng TTCK 6 tháng cuối năm.

Qua đó, tôi cho rằng từ nay đến cuối năm, thị trường chứng khoán có thể sẽ vẫn có bước hồi phục đáng kể so với mức điểm hiện nay với các dấu hiệu hồi phục ngày càng rõ rệt hơn của kinh tế vĩ mô. Không lại trừ khả năng thị trường có thể tiếp cận mốc 600 điểm, một mốc điểm mà TTCK Việt Nam có lẽ đã lâu lắm rồi chưa quay trở lại.

Song hiện nay khối cổ phiếu lớn đã tăng tương đối mạnh nên cần có khoảng thời gian điều chỉnh để bước vào xu hướng tăng mới.

Việc nới room cho khối ngoại sẽ tác động đến thị trường ra sao, thưa ông?

Tôi khẳng định việc nới room khối ngoại sẽ tác động cực tốt đến thị trường. Nới room đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng tham gia, mở rộng nguồn lực từ bên ngoài. Bên cạnh nguồn lực có sẵn trong nước, thị trường sẽ được hỗ trợ rất lớn từ dòng vốn ngoại.

Hơn nữa, nếu mở rộng cửa ra thì nâng cao tính cạnh tranh, đây là động lực để doanh nghiệp trong nước cố gắng hơn nữa, đồng thời chúng ta cũng có thể tận dụng công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến tiến.

Song việc tăng tỷ lệ sở hữu của nước ngoài đối với các doanh nghiệp niêm yết bản chất cũng là một hình thức bán tài sản của doanh nghiệp trong nước, nên cũng gây ra lo ngại lũng đoạn. Tôi cho rằng đây là giải pháp cuối cùng mà Chính phủ đưa ra nếu thị trường không được cải thiện sau nhiều nỗ lực.

Ông nghĩ sao về việc UBCKNN chỉ đạo các Sở thực hiện kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều đến 15 giờ?

Theo tôi, trong tương lai rồi cũng kéo dài thời gian giao dịch cho phù hợp với chuẩn thế giới. Còn hiện tại, điều này thực sự chưa cần thiết, quy mô thị trường vẫn nhỏ và thanh khoản thấp thì việc kéo dài thời gian giao dịch sẽ không cải thiện được gì. Hơn nữa, với công nghệ như hiện nay, tôi cho rằng thời gian giao dịch nên giữ nguyên.

Ông có khuyến nghị nào cho nhà đầu tư không?

Với bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư nên tìm đến cổ phiếu có cơ bản tốt để đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, cũng có thể để ý đến cổ phiếu bất động sản nhỏ bởi các cổ phiếu này được hưởng lợi từ chính sách. Một khi được cứu thì quá trình hồi phục bao giờ cũng có đột biến nhất định.

Cảm ơn ông!

Mỹ Hà thực hiện

infonet

Các tin tức khác

>   Ngày 25/06: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (25/06/2013)

>   Góc nhìn 25/06: Chưa xác định được đáy?! (24/06/2013)

>   Góc nhìn 24 - 28/06: Thị trường sẽ cân bằng? (23/06/2013)

>   Những cổ phiếu lọt vào “tầm ngắm” của công ty chứng khoán (23/06/2013)

>   Tuần qua, tự doanh CTCK cũng “bắt bài” ETF (22/06/2013)

>   Chứng khoán SHS: TTCK sẽ tích cực dần về cuối năm (24/06/2013)

>   Trưởng phòng Phân tích Đầu tư ORS: Thị trường 6 tháng cuối năm theo xu hướng tăng điểm (25/06/2013)

>   Góc nhìn 21/06: Giằng co quanh mốc 500? (20/06/2013)

>   Ngày 20/06: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (20/06/2013)

>   Góc nhìn 20/06: Tăng thêm phiên nữa? (19/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật