Thứ Năm, 28/02/2013 12:26

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: PVS - TCT Cổ Phần DV Kỹ Thuật Dầu Khí Việt Nam

Trong bối cảnh hiện tại, việc canh bán khi giá test lại vùng 15,900 – 16,500 đang được ủng hộ. Trong trường hợp giá điều chỉnh trở lại, việc xem xét mua vào trong vùng 12,500 – 13,500 là không quá rủi ro.

CÁC TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Test lại vùng kháng cự mạnh. Một trong những điểm có thể coi là đặc trưng của cổ phiếu này là sự dịch chuyển của giá nhìn chung khá chậm. Quá trình tạo đỉnh và tạo đánh thường kéo dài rất lâu so với giai đoạn bứt phá và sụt giảm. 

Hiện tại, giá đang test lại vùng kháng cự mạnh trong dài hạn 15,900 – 16,500. Đây là vùng mạnh và có khối lượng ”mắc kẹt” rất lớn nên rất khó phá vỡ.

Ngắn hạn: Hình thành mẫu hình Triple Top. Nếu suy giảm trong những phiên tới, mẫu hình Triple Top sẽ xuất hiện. Đây là mẫu hình có độ tin cậy cao theo đánh giá của Thomas N. Bulkowski. Mục tiêu giá (target price) của mẫu hình này là vùng 13,000 – 13,500.

Nhóm momentum đang ở mức cao. Điển hình là chỉ số Stochastic Oscillator đã liên tục duy trì trong vùng overbought trong nhiều tuần. Điều này cho thấy khả năng sụt giảm trở lại đang lớn.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci:

• Ngưỡng 0%       : 8,400

• Ngưỡng 23.6%  : 10,300

• Ngưỡng 38.2%  : 11,500

• Ngưỡng 50.0%  : 12,500

• Ngưỡng 61.8%  : 13,400

• Ngưỡng 100.0%: 16,500

Chiến lược trading: Trong bối cảnh hiện tại, việc canh bán khi giá test lại vùng 15,900 – 16,500 đang được ủng hộ. Trong trường hợp giá điều chỉnh trở lại, việc xem xét mua vào trong vùng 12,500 – 13,500 là không quá rủi ro.

MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG

Lợi nhuận sụt giảm so với năm trước, nhưng vẫn vượt mức kế hoạch đặt thấp. Theo BCTC hợp nhất (chưa kiểm toán), doanh thu thuần năm 2012 của PVS đạt 24,538 tỷ đồng, tăng nhẹ 0.93% so với năm 2011 và thực hiện được 98% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1,086 tỷ đồng, giảm 23.4% so với năm 2011, nhưng vẫn vượt 45% kế hoạch.

Các khoản mục đáng chú ý đến cuối năm 2012: Khoản tiền và tương đương tiền của PVS còn khá lớn với gần 5,811 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ vay phải trả lãi của PVS là 4,597 tỷ đồng, đã giảm khá mạnh so với thời điểm đầu năm ở mức gần 5,886 tỷ đồng.

Những điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh

(1) Tiềm năng phát triển của ngành lớn:  Nhu cầu thăm dò, khai thác dầu khí vẫn đang được PetroVietnam đẩy mạnh triển khai không những trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài.

(2) Là công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên PVS có được những lợi thế nhất định trong việc cung cấp các dịch vụ cho ngành.

(3) Chiếm lĩnh thị phần trong nước ở các mảng hoạt động chính. Các hợp đồng thuê tàu dài hạn và các hợp đồng trong lĩnh vực cơ khí đảm bảo thu nhập trong những năm tới.

• Cung cấp khoảng 90% dịch vụ tàu phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Hiện PVS có 20 tàu sở hữu 100%, thuê ngoài 11 tàu, trong đó có 7 tàu thuê với điều kiện được mua lại.

• Chiếm lĩnh gần 100% trong lĩnh vực cảng dầu khí với 6 cảng đang vận hành. Đối thủ chính là cảng của Vietsovpetro; tuy nhiên cảng này chỉ phục vụ nội bộ. Hiện PVS đang mở rộng hoạt động trong lĩnh vực cảng khi tiến hành đầu tư vào cảng Sao Mai Bến Đình và Phước An.

• Chi phối thị trường cung cấp các dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất ngành dầu khí tại Việt Nam.

• Dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí dầu khí tại Việt Nam. PVS đang ngày càng chứng minh năng lực khi ký kết được nhiều hợp đồng lớn như Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1 (PV Power), giàn Thăng Long và Đông Đô (Lam Sơn JOC), Hải Sư Trắng/Đen, Block B (Chevron), Gấu Chúa (Côn Sơn JOC), Sư tử Nâu (Cửu Long JOC)… Với các hợp đồng đã ký kết, PVS có thể đảm bảo doanh thu ổn định trong lĩnh vực cơ khí đến năm 2015.

• 3 tàu FSO/FPSO hiện đều được thuê dài hạn. Ngoài ra, PVS cũng đã góp 51% vốn (19 triệu USD) để thành lập liên doanh PTSC South East Asia để tiến hành thực hiện dự án tàu FSO Biển Đông, dự kiến đi vào hoạt động quý 4/2013; và góp 51% vốn (61.2 triệu USD) vào liên doanh PTSC Asia Pacific để thực hiện dự án tàu FPSO Lam Sơn, cũng dự kiến đi vào hoạt động quý 4/2013.

Rủi ro từ tỷ giá: Tổng nợ vay phải trả lãi tính đến cuối năm 2012 của PVS là gần 4,597 tỷ đồng, trong đó có 1,075 tỷ đồng vay ngắn hạn và 3,522 tỷ đồng vay dài hạn.

Theo BCTC hợp nhất soát xét quý 2/2012, các khoản nợ vay bằng ngoại tệ chiếm hơn 67% trong tổng nợ. Trong khi được hưởng lợi từ lãi suất thấp, PVS sẽ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá tăng cao. Tuy nhiên, rủi ro của PVS được giảm bớt khi doanh thu từ sản phẩm dịch vụ cung cấp chủ yếu được tính bằng USD.

Rủi ro pha loãng EPS: Vừa qua, PVS đã phát hành thêm 104 triệu cổ phiếu với giá phát hành bằng mệnh giá cho cổ đông hiện hữu.

Tổng số tiền thu được của đợt phát hành này sẽ được PVS dùng để đầu tư vào dự án góp vốn kinh doanh kho nổi chứa, xuất và xử lý dầu (FSPO) cho Lam Sơn JOC thuê. Dự án này dự kiến đến năm 2014 mới đi vào hoạt động, do đó tạo áp lực lên khả năng tăng trưởng EPS trong năm 2013.

Trong tầm ngắm của quỹ ETF. Hiện Quỹ Market Vectors ETF Trust - Market Vectors Vietnam ETF đang nắm giữ 17.9 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 6.03% vốn cổ phần của PVS. Room nước ngoài còn lại tại PVS tại ngày 21/02/2013 là 16.8%, tương ứng khoảng 75 triệu cổ phiếu.

Hoạt động mua bán của các quỹ ETF có ảnh hưởng khá mạnh đến giao dịch của các cổ phiếu trên TTCK hiện nay. Do đó, giá của PVS nhiều khả năng sẽ bị chi phối bởi giao dịch của tổ chức này trong ngắn hạn. Điểm tích cực là các quỹ ETF đang mở rộng mua vào trong thời gian qua. 

Các chỉ số tài chính cơ bản. Hiện giá cổ phiếu PVS đang giao dịch ở mức P/E trailing 3.76 lần và P/B là 0.66 lần.

(Nguồn dữ liệu: VietstockFinance)

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 18 – 22/02 (20/02/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 18 – 22/02/2013 (17/02/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 18 – 22/02/2013 (17/02/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 04 – 08/02/2013 (03/02/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 04 – 08/02/2013 (03/02/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: VSH - CTCP Thủy Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (06/02/2013)

>   Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán (11/02/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: TNC - CTCP Cao Su Thống Nhất (28/01/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: DRC - CTCP Cao Su Đà Nẵng (31/01/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 28/01 – 01/02/2013 (27/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật