Chủ Nhật, 20/01/2013 20:01

Kinh tế Vĩ mô Tuần 21 - 25/01: Lại trông ngóng CPI

Nền kinh tế lại đang trông ngóng chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2013 để có thể “dự phóng” về chính sách tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lãi suất, của NHNN trong thời gian tới.

I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Lại trông ngóng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Khởi đầu năm mới 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị trường và giải quyết nợ xấu.

Định hướng này được cho là mang lại sự khích lệ, động viên cho cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung trước một năm được dự báo với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Trong thời gian chờ đợi sự ra đời của các Văn bản chính sách hướng dẫn thực thi chi tiết cùng với Đề án xử lý nợ xấu, nền kinh tế lại đang trông ngóng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2013 để có thể “dự phóng” về chính sách tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lãi suất, của NHNN trong thời gian tới.

Có thể nói chưa bao giờ các động thái chính sách của Chính phủ và các cơ quan chức năng lại thu hút sự quan tâm của toàn xã hội như thế. Đây hẳn là tín hiệu tích cực ở góc nhìn xã hội trong vai trò giám sát – định hướng.

Giải pháp cho thị trường vàng: Chờ đợi?

Kể từ sau ngày 10/01/2013, sóng gió trên thị trường vàng miếng vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống. Hiện chênh lệch giữa giá vàng SJC và vàng thế giới đã được kéo xuống còn hơn 3 triệu đồng/lượng, nhưng biến động khó hiểu của giá vàng trong nước vẫn khiến nhiều người lo ngại.

NHNN với vai trò là người kiến tạo thị trường trên thị trường vàng vẫn chưa chính thức có động thái nào, ngoại trừ việc mở rộng cấp Giấy phép kinh doanh vàng miếng cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC NỔI BẬT 

• Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, so với thực hiện năm 2012, kế hoạch kinh doanh năm 2013 của 73 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước dự kiến cao hơn về các chỉ tiêu vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản; nhưng thấp hơn về các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách. Cụ thể:

(1) Chỉ tiêu vốn điều lệ năm 2013 tăng trên 13%, lương bình quân tăng 7.77%, vốn đầu tư tăng 32.46%, so với thực hiện năm 2012.

(2) Doanh thu 2013 bằng 95.89%, chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách 2013 thấp hơn 80% thực hiện của năm 2012.

• Theo Tổng cục Thuế, các khoản nợ thuế khó xử lý, thu hồi hiện đã lên tới 45,000 tỷ đồng; trong đó, có vài ngàn tỷ đồng nợ thuế đã “treo” nhiều năm, chưa xóa nợ vì người nộp thuế bị phá sản, giải thể, đã chết hoặc mất tích...

• Ngày 16/01, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ cung cấp khoản vốn vay ODA mới trị giá khoảng 500 triệu đô la Mỹ cho các dự án hạ tầng của Việt Nam.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Những vấn đề vĩ mô cần lưu ý trong năm 2013 (Phần 1) (17/01/2013)

>   Những vấn đề vĩ mô cần lưu ý trong năm 2013 (Phần 2) (22/01/2013)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 14 - 18/01: Doanh nghiệp bất động sản phải tự “mở lối” cho mình! (13/01/2013)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 07 - 11/01: Nới room tại ngân hàng yếu có là động lực thu hút vốn ngoại? (06/01/2013)

>   Chứng khoán Việt Nam năm 2012: Bài học từ những đợt sóng bất ngờ (04/01/2013)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 02 - 04/01/2013: Giải mã cơ chế vận hành thị trường vàng (01/01/2013)

>   Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại năm 2012 và hướng tới năm 2013 (03/01/2013)

>   “Giải cứu” bất động sản: Chứng khoán hưởng lợi nhanh hơn Bất động sản (24/12/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 24 - 28/12: Giảm trần huy động, khi nào lãi suất đầu ra sẽ giảm? (23/12/2012)

>   Chính sách tiền tệ năm 2012: Được và chưa được (20/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật