Thứ Ba, 01/01/2013 12:44

Kinh tế Vĩ mô Tuần 02 - 04/01/2013: Giải mã cơ chế vận hành thị trường vàng

Có thể phát họa về thị trường vàng với 3 nhóm đối tượng chính tham gia, bao gồm: (1) NHNN với vai trò là người kiến tạo thị trường, (2) TCTD và doanh nghiệp được kinh doanh vàng miếng với vai trò là người trung gian, (3) Doanh nghiệp và người dân với vai trò là người mua – bán cuối cùng.

I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Giải mã cơ chế vận hành thị trường vàng!

Gần đây, nhiều thông điệp liên quan đến vận hành thị trường vàng trong thời gian tới liên tục được NHNH đưa ra. Nhìn chung, có thể phát họa về thị trường vàng với 3 nhóm đối tượng chính tham gia, bao gồm:

(1) NHNN với vai trò là người kiến tạo thị trường

Với những định hướng trên, vai trò và mức độ tham gia thị trường của NHNN là rất lớn trên thị trường vàng. Vàng miếng SJC trở thành thương hiệu vàng quốc gia và NHNN sẽ độc quyền sản xuất vàng SJC. Bên cạnh vai trò quản lý, giám sát, NHNN còn có thể tham gia kinh doanh vàng miếng nhằm mục đích “bình ổn” kinh tế vĩ mô.

(2) TCTD và doanh nghiệp được kinh doanh vàng miếng với vai trò là người trung gian

Vai trò của các TCTD và doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng bị hạn chế đáng kể. Thông tư 38 của NHNN cho biết, kể từ ngày 10/01/2013, trạng thái vàng cuối ngày của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 2% so với vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm. Các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng thì không bị khống chế điều này (hiện có 31 đơn vị được phê chuẩn).

Điều này có nghĩa là nếu TCTD sở hữu vốn tự có 3,000 tỷ đồng, thì tổ chức đó chỉ được duy trì trạng thái tối đa 60 tỷ đồng vàng quy đổi vào cuối ngày; hay TCTD sẽ không được phép mua thêm vàng nếu chưa bán ra. Ngoài ra, các TCTD sẽ không được phép bán khống có thể dẫn đến trạng thái vàng âm.

Với quy định chặt chẽ như trên cùng với số lượng có hạn của các tổ chức được phép kinh doanh vàng miếng, mức độ ảnh hưởng của nhóm đối tượng này lên thị trường vàng sẽ được kiểm soát và hạn chế đáng kể.

(3) Doanh nghiệp và người dân với vai trò là người mua – bán cuối cùng

Có thể thấy đây là nhóm đối tượng hoàn toàn “thụ động” với nhu cầu mua – bán và tích trữ vàng miếng.

Với mức chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và vàng thế giới gần 5 triệu đồng/lượng, nhu cầu tích trữ tài sản bằng vàng một cách chính đáng đang dần trở nên quá đắt đỏ. Pháp luật cho phép người dân tự do mua – bán vàng miếng; tuy nhiên do bị xem là hàng hóa không khuyến khích nên vàng miếng có thể sẽ “đội” giá lên dưới nhiều loại thuế khác nhau, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hiện hoạt động ký gửi vàng miếng không còn được tính lãi suất, thay vào đó người gửi sẽ phải trả tiền ký gửi.

Việc mạnh tay loại bỏ nhóm đối tượng “dễ dàng” đầu cơ, lũng đoạn thị trường vàng rõ ràng là tín hiệu rất tích cực trong cơ chế vận hành của NHNN. Tuy vậy, bài toán lợi ích cho nhu cầu tích trữ tài sản vàng chính đáng của người dân vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Ngoài ra, với định hướng quản lý thị trường vàng nhằm ổn định vĩ mô, chứ không phải liên thông giá vàng thế giới, liệu NHNN sẽ can thiệp vào thị trường vàng như thế nào khi có sóng vàng thế giới? Liệu một thị trường ngầm có tổ chức có cơ hội bộc phát khi mức độ chênh lệch giữa vàng miếng SJC và vàng thế giới quá lớn?

Cần chú ý là đối với loại hàng hóa có khả năng sinh lợi cao như vàng, việc cấm đoán dễ mang lại nhiều hệ lụy không mong muốn.

Nên chăng, NHNN cần nghiên cứu bổ sung thêm nhiều công cụ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đầu tư vàng hàng hóa để vừa ổn định thị trường, vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của người dân.

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI NỔI BẬT 

• Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 chỉ ra 9 nhóm giải pháp chủ yếu; trong đó, ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành...

• Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 56/2012/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2013. Mục tiêu quản lý rủi ro nhằm tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công…

• Năm 2013, NHNN sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD.

• Theo dữ liệu công bố của NHNN, trong năm 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%; tín dụng ước tính cả năm tăng khoảng 7% (đến 20/12/2012 tăng 6.45% so với cuối năm 2011). Trong đó, tín dụng bằng VNĐ tăng 8.92% trong khi tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3.51%.

Tính đến cuối năm 2012, tiền gửi ngoại tệ của dân cư giảm hơn 13% so với cuối năm 2011, trong khi tiền gửi bằng VNĐ của dân cư tăng tới 36%.

• Ngày 26/12, theo dữ liệu của Reuters, NHNN đã bơm ra thị trường mở (OMO) 4,097 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất 7%/năm; trong khi, NHNN hút về 309 tỷ đồng, đưa mức vốn bơm ròng trong ngày đạt 3,788 tỷ đồng, từ mức bơm ròng 4.758 tỷ đồng hôm 25/12.

Như vậy, kể từ khi lãi suất trên OMO về 7%/năm hôm 24/12 đến nay, NHNN đã bơm ròng trên 10,000 tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM có nhu cầu.

• NHNN vừa công bố danh tính của 17 TCTD và 14 doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện, hồ sơ và thủ tục theo quy định kinh doanh, mua bán vàng miếng. Mạng lưới kinh doanh vàng miếng sẽ trải rộng 36 tỉnh thành với 2,456 điểm giao dịch.

Từ ngày 10/1/2013, các doanh nghiệp, TCTD không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do NHNN cấp sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.

• Nngày 28/12, NHNN đã ban hành Thông tư 38 về trạng thái vàng của các TCTD, trong đó quy định TCTD không được giữ trạng thái vàng cuối ngày vượt quá 2% vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm.

• Chiều 28-12, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Công thương về quyết định giảm giá bán lẻ một số mặt hàng dầu; giá bán lẻ xăng không giảm. Cụ thể, giá dầu DO giảm 300 đồng/lít, từ 21,850 đồng/lít còn 21,550 đồng/lít; dầu hỏa giảm 300 đồng/lít, từ 21,900 đồng/lít còn 21,600 đồng/lít; dầu FO giảm 500 đồng/kg, từ 18,150 đồng/lít còn 17,650 đồng/lít.

• BIDV (BID) thông báo lùi niêm yết cổ phiếu do tình hình thị trường chứng khoán thời gian qua liên tục suy giảm, tính thanh khoản của thị trường không cao. Đây là lần đầu tiên BIDV chính thức công bố thông tin về việc lùi thời điểm niêm yết cổ phiếu, vốn trước đó được dự tính thực hiện vào đầu tháng 1/2013.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại năm 2012 và hướng tới năm 2013 (03/01/2013)

>   “Giải cứu” bất động sản: Chứng khoán hưởng lợi nhanh hơn Bất động sản (24/12/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 24 - 28/12: Giảm trần huy động, khi nào lãi suất đầu ra sẽ giảm? (23/12/2012)

>   Chính sách tiền tệ năm 2012: Được và chưa được (20/12/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 17 - 21/12: Kéo giảm lãi suất - Bao nhiêu và khi nào? (16/12/2012)

>   QE4 có tác động tích cực lên chứng khoán? (14/12/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 10 - 14/12: Rút ngắn thời gian thanh toán không thuộc diện “tái cấu trúc”? (09/12/2012)

>   Kênh đầu tư tháng 12: Chứng khoán bứt phá với quyết sách hạ lãi suất, “giải cứu” bất động sản, nợ xấu? (07/12/2012)

>   Kênh đầu tư tháng 12: Vàng vẫn chưa thoát khỏi xu hướng tích lũy? (06/12/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 03 - 07/12: Áp trần lãi suất - NHTM sẽ rất dè dặt giải ngân tín dụng? (02/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật