Chủ Nhật, 16/12/2012 13:17

Kinh tế Vĩ mô Tuần 17 - 21/12: Kéo giảm lãi suất - Bao nhiêu và khi nào?

Lạm phát sẽ giảm nhiệt và nhiều khả năng là cơ sở quan trọng để có thể mạnh tay trong việc kéo hạ mặt bằng lãi suất, hơn là chỉ giảm 1% trần lãi suất huy động.

I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Kéo giảm lãi suất: Bao nhiêu và khi nào?

Đã hơn hai tuần kể từ ngày Văn phòng Chính phủ cho biết đang cân nhắc về khả năng giảm lãi suất, các cơ quan chức năng vẫn chưa chính thức đưa ra thông tin chi tiết nào.

Phải chăng NHNN đang chờ đợi các báo cáo sơ bộ về chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 12 và dự báo giá cả trong hai tháng Tết dương lịch và âm lịch sắp tới trước khi đưa ra quyết định mạnh mẽ hơn nhằm vực dậy nền kinh tế?

Theo dự báo của Chính phủ, lạm phát trong năm 2012 sẽ được kiềm chế ở mức 7.5%, và tăng trưởng GDP ở mức 5.2%.

Hiện trên thị trường đang tồn tại nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc điều hành lãi suất trong thời gian tới, chẳng hạn như:

(1) Tiếp tục hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn xuống còn 8%/năm từ mức 9%/năm hiện nay. Như vậy, mức lãi suất này vẫn đảm bảo được lãi suất thực dương khi lạm phát năm 2012 chỉ dừng ở con số 7.5%.

(2) Trong một báo cáo gần đây, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đề xuất hạ lãi suất huy động thêm 1 điểm phần trăm, và khống chế trần cho vay đối với doanh nghiệp không vượt quá 150% lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm (hiện lãi suất cơ bản là 9%/năm).

(3) Gỡ bỏ trần lãi suất để nó tự động điều chỉnh theo quan hệ cung – cầu của nền kinh tế thị trường.

Nhìn chung, cả hai luồng ý kiến đầu tiên đều đồng quan điểm trong việc kéo giảm trần lãi suất huy động xuống còn 8%/năm; tuy vậy, ý kiến thứ (2) mạnh dạn đề xuất áp trần lãi suất cho vay. Trong khi đó, ý kiến thứ (3) khó khả thi hơn khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng hiện chưa phù hợp để bỏ trần lãi suất.

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc, nhiều khả năng chỉ số giá tiêu dùng trong hai tháng sắp tới (tháng 1 và 2/2013) sẽ không tăng mạnh như hai tháng đầu năm 2012.

Lạm phát theo đó sẽ giảm nhiệt và nhiều khả năng là cơ sở quan trọng để có thể mạnh tay trong việc kéo hạ mặt bằng lãi suất, hơn là chỉ giảm 1% trần lãi suất huy động. Thực tế trong năm 2012 cho thấy việc điều hành giảm lãi suất đã diễn ra khá chậm và có phần thụ động so với mức độ trì trệ của nền kinh tế.

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI NỔI BẬT 

• Trong báo cáo Triển vọng hệ thống ngân hàng châu Á – Thái Bình Dương 2013, Fitch dự báo khoảng 75% số ngân hàng của Việt Nam sẽ được đánh giá triển vọng “ổn định” trong khi 25% còn lại có nguy cơ bị hạ triển vọng xuống mức “tiêu cực” trong năm tới.

• Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đã kết thúc hôm 10/12 tại Hà Nội với cam kết 6.5 tỷ USD vốn ODA cho năm 2013. Đây là năm thứ ba liên tiếp cam kết tài trợ ODA sụt giảm, từ mức kỷ lục 8 tỷ USD hồi 2009, xuống 7.9 tỷ USD năm 2010, 7.3 tỷ USD năm 2011.

Trong đó, Nhật Bản cam kết tài trợ 2.6 tỷ USD cho Việt Nam trong năm 2013, tương đương mức của năm 2012.

• Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra một số con số dự báo kinh tế trong năm 2012; cụ thể: (1) Chỉ số giá tiêu dùng sẽ ở mức 7.5%, (2) Tăng trưởng GDP khoảng 5.2%, quy mô nền kinh tế sẽ đạt khoảng 136 tỷ USD, (3) Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ cán mốc khoảng 1,540 USD/người/năm.

• Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, uớc lượng vốn FDI đăng ký cả năm 2012 đạt 13 tỷ USD; trong đó, giải ngân đạt khoảng 10,5 tỷ USD. Dự báo, lượng vốn FDI tiếp tục có triển vọng tích cực trong năm 2013 với lượng vốn đăng ký khoảng 14 - 15 tỷ USD và giải ngân ước đạt 10 - 11 tỷ USD.

• Theo số liệu thống kê mới nhất của ngành hải quan, số thu 11 tháng đầu năm 2012 của toàn ngành đạt khoảng 178,612 tỷ đồng, giảm 9.4% so với cùng kỳ năm 2011. Theo đó, số thu của toàn ngành hải quan mới đạt 79.8% so với dự toán 223,900 tỷ đồng.

• Theo đánh giá của Kho bạc Nhà nước, công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2012 đạt cao nhất từ trước tới nay. Dự kiến đến hết năm 2012, khối lượng huy động vốn ước đạt 140,000 tỷ đồng; và số vốn giải ngân cũng đạt 41,977 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm.

• Theo dự thảo Luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Bộ Tài chính mới công bố, thuế suất thu nhập doanh nghiệp giảm 2% so với hiện hành và dự kiến áp dụng từ năm 2014. Ngoài ra, thuế đánh vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hạ ngay xuống mức 20%, và một số đối tượng doanh nghiệp, ngành nghề cũng được hưởng thuế suất ưu đãi khác…

• Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài chính công bố ngày 12/12, hiện nay giá bán lẻ xăng Ron 92 (chiếm 80% lượng xăng, dầu nhập khẩu vào Việt Nam) đang chịu 4 loại thuế, chiếm 29.5% giá bán lẻ. Nếu tính thêm cả chi phí khác chiếm khoảng 35.7%.

Theo Bộ Tài chính đánh giá, giá bán lẻ xăng Ron 92 thấp hơn so với các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Lào…

• Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) Mỹ vừa thông báo giữ nguyên mức lãi suất cơ bản (federal funds rate) mục tiêu từ 0 – 0.25% đến các ngưỡng chỉ tiêu kinh tế cụ thể, thay cho quan điểm duy trì đến giữa năm 2015.

Cơ sở để duy trì mức lãi suất thấp là: (i) tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao hơn 6.5%, (ii) lạm phát từ một đến hai năm tới dự báo không cao hơn 0.5 điểm phần trăm so với mục tiêu dài hạn của Ủy ban là 2%, (iii) lạm phát kỳ vọng dài hạn tiếp tục được neo giữ tốt.

FOMC sẽ tiếp tục mua chứng khoán thế chấp (Mortgage–backed securities – M.B.S) với quy mô 40 tỷ USD/tháng. Thêm vào đó, Fed quyết định tiếp tục mua chứng khoán Kho bạc dài hạn với quy mô 45 tỷ USD/tháng, sau khi chương trình Operational Twist kết thúc trong tháng này.

• 5 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), NHTW châu Âu (ECB), NHTW Anh (BoE), và NHTW Thụy Sỹ (SNB) và NHTW Canada (BoC) sẽ kéo dài thời hạn của thỏa thuận hoán đổi USD và các đồng tiền khác nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho các ngân hàng.

Hiện NHTW Nhật Bản (BoJ) đang xem xét kéo dài thời hạn của thỏa thuận tại cuộc họp chính sách tiếp theo.

Biện pháp này sẽ được dự kiến kéo dài thêm một năm nữa thay vì hết hạn vào ngày 01/02/2013.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   QE4 có tác động tích cực lên chứng khoán? (14/12/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 10 - 14/12: Rút ngắn thời gian thanh toán không thuộc diện “tái cấu trúc”? (09/12/2012)

>   Kênh đầu tư tháng 12: Chứng khoán bứt phá với quyết sách hạ lãi suất, “giải cứu” bất động sản, nợ xấu? (07/12/2012)

>   Kênh đầu tư tháng 12: Vàng vẫn chưa thoát khỏi xu hướng tích lũy? (06/12/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 03 - 07/12: Áp trần lãi suất - NHTM sẽ rất dè dặt giải ngân tín dụng? (02/12/2012)

>   Macro View: Sự kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK Tuần 26 – 30/11 (30/11/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 26 - 30/11: CPI đi ngang – Mừng mà lo! (25/11/2012)

>   Macro View: Nhận định sự kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK (26/11/2012)

>   Tiêu điểm kinh tế vĩ mô hai tháng cuối năm 2012 (21/11/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 19 - 23/11: “Giải cứu” nợ xấu = Cải cách doanh nghiệp nhà nước? (18/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật