Thứ Ba, 06/11/2012 19:17

Góc nhìn 07/11: Chưa thể cải thiện

Tuy các công ty chứng khoán đều nhận định thị trường đã ổn định, không còn khả năng giảm sâu nhưng cũng không hề cho rằng sẽ có khả năng bật tăng trở lại. Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, duy trì tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục.

Thiên về xu hướng giảm

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC): Giá xăng dầu thế giới vẫn đang trong xu hướng giảm khá mạnh giúp củng cố kỳ vọng về việc điều chỉnh hạ giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới. Tuy nhiên BSC cho rằng mức giá điều chỉnh (nếu có) sẽ không nhiều, và tác động tới tâm lý thị trường tại giai đoạn này cũng sẽ không lớn.

Điều thị trường hiện quan tâm nhiều hơn trong giai đoạn này là sự ổn định của hệ thống ngân hàng. EIB phiên 06/11 lại tiếp tục thỏa thuận 21.3 triệu cổ phiếu (tương đương 326 tỷ đồng), khoảng 1 tháng gần đây, EIB đã giao dịch thỏa thuận tới hơn 130 triệu cổ (hơn 10% tổng số cổ phiếu lưu hành). Khối lượng thỏa thuận như vậy rõ ràng không hề nhỏ trong khi đó vẫn chưa có thông tin nào về thay đổi vốn chủ sở hữu của EIB được công bố. NVB (Navibank) gần đây cũng có những phiên giao dịch khá đột biến về khối lượng nếu so sánh với mức thanh khoản thường xuyên rất thấp của mã này.

Quan điểm đầu tư: BSC cho rằng thị trường hiện tại vẫn thiên về xu hướng giảm nhiều hơn. Nhà đầu tư nên hạn chế tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức thấp.

Thiếu động lực cung cầu

CTCP Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE): Phiên 6/11, cả hai sàn giảm điểm - cảm nhận chung là các nhà đầu tư vẫn còn rụt rè và thận trọng sau sự kiện liên quan tới ông Đặng Văn Thành. Do động lực mua yếu, số mã giảm điểm nhỉnh hơn so với số tăng giá, nhưng sự chênh lệch không rõ rệt. Trong các nhóm cổ phiếu chính như ngân hàng, bất động sản và chứng khoán, sự biến động chỉ gói gọn trong phạm vi khoảng một bước giá từ tham chiếu

Khối lượng giao dịch giảm nhẹ trên HOSE nhưng lại nhích lên trên HNX. Mức thanh khoản được giữ ở mức thấp cho thấy người mua còn thiếu động lực trong khi người bán cũng tạm thời ngừng tay.

MBKE giữ quan điểm về xu hướng giảm với cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Thanh khoản tiếp tục sụt giảm

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Lực cầu đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn của phiên giao dịch buổi sáng 06/11 trước khi áp lực bán lấn át khiến cho VN-Index đảo chiều giảm trở lại. Cuối phiên, một nhịp hồi phục tích cực tại các mã bluechips trong nhóm VN30 đã giúp chỉ số này vượt qua được ngưỡng tham chiếu trong khi VN-Index vẫn phải đóng cửa giảm nhẹ. Thị trường phiên 06/11 nhìn chung không có thêm thông tin nào mới và tâm lý nhà đầu tư đa phần đều ở trong trạng thái thận trọng. Thanh khoản suy yếu trên sàn HOSE trong khi lại có sự cải thiện trên sàn HNX dù sự cải thiện này chỉ đến từ một số cổ phiếu riêng lẻ (SHB, NVB và SCR).

Mặc dù động thái đỡ giá tại một số cổ phiếu cơ bản vẫn đang được duy trì, tuy nhiên thanh khoản tiếp tục sụt giảm đi kèm với cầu yếu và kém bền khiến VDS lo ngại thị trường nhiều khả năng sẽ giằng co giảm điểm trong biên độ hẹp trong các phiên giao dịch kế tiếp. Do đó, vùng 370-380 điểm có thể sẽ là vùng dao động hợp lý của VN-Index trong tuần giao dịch này.

Vắng bóng dòng tiền lớn

CTCP chứng khoán đầu tư Việt Nam (IVS): Thị trường dần ổn định trở lại. Mức độ tham gia chủ yếu vào thị trường được đánh giá là từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cung cầu tỏ ra khá cân bằng ngoại trừ một số mã: NVB, SCR, SBT. Điều này đang cho thấy mọi sự kiện của phiên 02/11 dường như đã dần lui trở lại. Diễn biến này tiếp tục cho thấy thị trường trong thời gian tới sẽ còn thiếu những dòng tiền lớn. Cổ phiếu sẽ tiếp tục phân hóa và chỉ số VN-Index sẽ do nhóm Large Cap quyết định. Nếu sự ổn định này kéo dài, và VN-Index tìm được điểm cân bằng thì không loại trừ dòng tiền ở các mã đầu cơ sẽ chảy mạnh trở lại và nhà đầu tư cần quan sát đến điểm này.

Cổ phiếu EIB đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới đầu tư khi mà hàng loạt các lệnh giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn liên tục diễn ra. Trong phiên 06/11, cổ phiếu EIB tiếp tục thỏa thuận một khối lượng lớn lên đến trên 21 triệu cổ phiếu, gần bằng KLGD khớp lệnh. Chính điều này khiến nhiều nhà đầu tư chờ đợi những câu trả lời cụ thể từ các nhà quản lý.

Các mã trụ của sàn HNX dường như đang xác định được điểm cân bằng. Cổ phiếu có tác động mạnh đến sự giảm điểm của HNX-Index lúc này có lẽ chỉ còn ACB. Ngưỡng hỗ trợ nhẹ 50 điểm sẽ tiếp tục những thử thách trong thời gian tới. IVS vẫn giữ quan điểm cho rằng, ở thời điểm hiện tại thị trường khó có thể giảm sâu hơn ngưỡng hỗ trợ 47 điểm cho dù có biến cố xảy ra.

Chưa xuất hiện yếu tố hỗ trợ

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Nhìn chung, diễn biến thị trường phản ánh tâm lý thận trọng cao độ của nhà đầu tư đang tham gia thị trường do ảnh hưởng từ những thông tin xấu liên tiếp xuất hiện trong bối cảnh yếu tố vĩ mô vẫn chưa có sự cải thiện. Trong khi đó, thông tin về một số mã cổ phiếu đang phải đối diện với nguy cơ hủy niêm yết do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả càng làm gia tăng sự lo ngại đối với nhà đầu tư đang tham gia thị trường.

Mặc dù FPTS đánh giá cao khả năng thị trường sẽ sớm tìm được điểm cân bằng sau nhiều phiên giảm liên tiếp nhưng xu thế chính của các chỉ số vẫn sẽ là giằng co, đi ngang với mức rủi ro cao tạo áp lực lên các danh mục đầu tư ngắn hạn. Theo đó, việc duy trì tỷ trọng tiền mặt cao trong danh mục là cần thiết để giúp nhà đầu tư ngắn hạn giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh những yếu tố hỗ trợ vẫn chưa xuất hiện.

Mỹ Hà tổng hợp (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 06/11: Cầu có thể quay trở lại (05/11/2012)

>   Góc nhìn tuần: 04 – 09/11: Bi quan “toàn tập” (04/11/2012)

>   Góc nhìn 02/11: Chưa có dấu hiệu phục hồi (01/11/2012)

>   Góc nhìn 01/11: Giằng co và thanh khoản thấp (31/10/2012)

>   10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (31/10/2012)

>   Góc nhìn 31/10: Chưa dừng đà giảm (30/10/2012)

>   Góc nhìn 30/10: Có thể giảm sâu (29/10/2012)

>   Rời sàn không phải là lý do cải thiện giá trị doanh nghiệp (29/10/2012)

>   Góc nhìn tuần 29/10-02/11: Vẫn là “Hạn chế giao dịch” (28/10/2012)

>   Margin, có nên trao quyền tự quyết cho CTCK? (27/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật