Thứ Ba, 30/10/2012 19:01

Góc nhìn 31/10: Chưa dừng đà giảm

Vẫn là những nhận định không mấy khả quan, các công ty chứng khoán tiếp tục cho rằng thị trường sẽ còn giảm nữa, áp lực bán đang gia tăng.

Áp lực bán gia tăng

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Tình trạng giằng co quanh ngưỡng tham chiếu tiếp tục diễn ra đối với các cổ phiếu bluechips trong phiên 30/10, đặc biệt tâm lý nhà đầu tư có phần tiêu cực hơn khi áp lực bán mạnh dần lên vào cuối phiên giao dịch. Trong khi đó, lực cầu vẫn rất dè dặt (đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài) khiến cho chỉ số tiếp tục đi xuống kèm với độ rộng thị trường cũng diễn biến xấu hơn về cuối phiên. Trên HNX, giao dịch tăng mạnh chủ yếu do sự đột biến đến từ các cổ phiếu ngân hàng (SHB, ACB, NVB) và xu hướng tiêu cực vẫn đóng vai trò chủ đạo, trong khi đó, xuất hiện một số dấu hiệu phục hồi kỹ thuật tương đối yếu tại một số mã đầu cơ.

Với diễn biến cung cầu hiện tại, VDS cho rằng áp lực bán sẽ mạnh dần lên trong các phiên giao dịch kế tiếp, đồng thời, tương quan cung-cầu sẽ được kiểm chứng rõ ràng hơn khi chỉ số VN-Index lùi về ngưỡng hỗ trợ kế tiếp là 383 điểm.

Chưa có dấu hiệu đảo chiều

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC): Có thể thấy thanh khoản phiên 30/10 dù có sự cải thiện nhưng chủ yếu do đột biến tại 1 số mã riêng lẻ chứ không thực sự đại diện cho toàn thị trường nói chung. Lực cầu chung vẫn khá yếu do đó chưa có dấu hiệu rõ ràng về khả năng đảo chiều của thị trường trong ngắn hạn.

Ngoài ra, diễn biến giá xăng dầu trên thế giới gần đây đang giảm mạnh tạo kiện cho việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước. BSC đánh giá cao khả năng giảm giá xăng dầu trong nước trong khoảng 1-2 tuần tới nếu giá thế giới giữ được xu thế này.

Tiếp tục ảm đạm

CTCP Chứng khoán Á Âu (AAS): Mặc dù mốc hỗ trợ 380 điểm của VN-Index vẫn đang cho thấy một sự an toàn nhất định nhưng cũng không vì thế mà đánh giá thấp những rủi ro trong hoạt động mua bán ngắn hạn, đặc biệt đối với những cổ phiếu có tính chất đầu cơ.

Một cách chung nhất, thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến ảm đạm như vậy ít nhất cho đến khi tiếp cận cùng giá hỗ trợ nêu trên hoặc khi xuất hiện những tác động tích cực đủ mạnh để bứt phá qua khỏi ngưỡng kháng cự khá mạnh 400 điểm.

Chưa xuất hiện tín hiệu khởi sắc

Chứng khoán Woori CBV (Woori): Tính từ đầu tháng 10, chỉ số VN Index gần như đi ngang với 13 phiên giảm điểm và 9 phiên tăng điểm, mức lợi nhuận tuyệt đối là chưa đến -1% (-0,69%). Điều này cho thấy lợi nhuận ngắn hạn vào lúc này khi đầu tư vào thị trường chứng khoán là không có. Thị trường gần như không có phản ứng trước mùa báo cáo tài chính quý 3 của doanh nghiệp khi đây ko phải là quý có ảnh hưởng lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tiếp tục trải qua một năm khó khăn và kết quả kinh doanh không thực sự nổi bật.

Quan sát đồ thị, VN Index đã hình thành một xu hướng đi ngang trong kênh 380 – 400 điểm, kéo dài trong gần 2 tháng qua. Chỉ số đã nhiều lần tiếp xúc các ngưỡng quan trọng này nhưng chưa lần nào thành công trong việc bứt phá để hình thành một xu thế rõ ràng hơn. Vì vậy, trong một vài phiên tới, thị trường nhiều khả năng chưa xuất hiện tín hiệu khởi sắc khi thanh khoản ở mức thấp, 02 chỉ số vẫn đang trong xu hướng giảm và dòng tiền chưa quay lại thị trường chứng khoán, thể hiện qua lực cầu yếu và phân tán. Việc tham gia vào thị trường thời điểm này không đảm bảo mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn.

Thoát hàng bằng mọi giá chưa xuất hiện

CTCP Chứng khoán MB (MBS): Thị trường giao động đi ngang trong phần lớn thời gian giao dịch với khối lượng giao dịch cạn kiệt trước khi giảm điểm vào cuối phiên do áp lực bán gia tăng. Lực cầu suy yếu khiến thị trường rơi vào trạng thái giảm khá dễ dàng mặc dù áp lực bán trên thực tế cũng không thật sự mạnh. Đa phần các lệnh mua được đặt thụ động ở các mức giá khá thấp do đó khối lượng giao dịch tại phần lớn các mã cổ phiếu đều rất thấp. Bên bán có dấu hiệu chán nản vào cuối đợt giao dịch buổi chiều song hiện tượng thoát hàng bằng mọi giá vẫn chưa xuất hiện.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, hàng tồn kho đang có xu hướng giảm. MBS đánh giá, mức tồn kho của các doanh nghiệp giảm không chỉ bởi tình hình tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp khả quan hơn mà còn bởi nhiều doanh nghiệp đã chủ động thu hẹp hoạt động sản xuất nhằm giảm bớt gánh nặng tồn kho. Đặc biệt một số ngành còn có chỉ số hàng tồn kho cao như than, sắt thép, xi măng và phân bón do nguyên nhân cung lớn hơn cầu.

MBS nhận thấy, tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa cho thấy sự cải thiện đáng kể trong khi dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để kích cầu của NHNN và Chính phủ trong năm 2012 đã cạn, khi áp lực lạm phát đang gia tăng và thâm hụt ngân sách đang ở mức cao. MBS cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong ngắn hạn.

Mỹ Hà tổng hợp (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 30/10: Có thể giảm sâu (29/10/2012)

>   Rời sàn không phải là lý do cải thiện giá trị doanh nghiệp (29/10/2012)

>   Góc nhìn tuần 29/10-02/11: Vẫn là “Hạn chế giao dịch” (28/10/2012)

>   Margin, có nên trao quyền tự quyết cho CTCK? (27/10/2012)

>   Tự doanh “dò đá qua sông”? (27/10/2012)

>   Góc nhìn 26/10: Khó tăng điểm (26/10/2012)

>   Góc nhìn 25/10: Tiếp tục nắm giữ tiền mặt (24/10/2012)

>   Góc nhìn 24/10: Khó tìm tin hỗ trợ (23/10/2012)

>   10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (24/10/2012)

>   Bán khống: chỉ nên cấm một phần (23/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật