Thứ Sáu, 01/06/2012 09:25

Nhịp đập thị trường 01/06:

Loại trừ STB, thanh khoản tiếp tục giảm mạnh

* Cổ phiếu khoáng sản tăng trần

Trong khi giao dịch khớp lệnh trên thị trường diễn ra ảm đạm, áp lực bán mạnh và buổi chiều, cùng lực mua giảm dần thì giao dịch thỏa thuận lại sôi động với STB có hơn 26 triệu đơn vị chuyển nhượng khiến nhà đầu tư khó hiểu.

Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận, thì giao dịch khớp lệnh tại HOSE phiên này cũng chỉ đạt hơn 40 triệu đơn vị, còn thấp hơn cả phiên giao dịch trước. Tương tự, HNX-Index cũng chỉ có 31.43 triệu đơn vị, trị giá 315.37 tỷ đồng, một sự sụt giảm nghiêm trọng.

Nếu như phiên buổi sáng thị trường tìm được điểm cân bằng một cách yếu ớt, thì buổi chiều, bên mua gần như buông xuôi khiến VN-Index tụt xuống dưới 430 điểm. Ít phút cuối phiên, VN-Index bật nhẹ nhờ BVH, MSN, VNM, VCB, còn GAS, VIC giữ mốc tham chiếu. Tuy nhiên, cuối phiên VN-Index vẫn giảm nhẹ 0.4 điểm, tương ứng 0.09% xuống 428.8 điểm.

Cho đến cuối phiên, thị trường vẫn có sự giằng co giữa các mã mua và bán. Toàn sàn có 101 mã tăng và 130 mã giảm, còn lại gồm 66 mã đứng yên.

Tổng khối lượng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 72 triệu đơn vị, tương đương 1,328.3 tỷ đồng. Tuy nhiên,  giao dịch thoả thuận STB đã chiếm đến 26 triệu đơn vị, ở mức giá 25,000 đồng/cp, với tổng giá trị 659 tỷ đồng. Ngoài ra, các mã như HAG, CSG, HSG đều có khoảng 1 triệu đơn vị thỏa thuận trở lên.

Cùng suy giảm với VN-Index vào buổi chiều, nhưng nhờ có 15 phút cuối phiên HNX-Index bật nhẹ và lấy lại mức tăng 0.29 điểm, tương đương 0.39%, chốt phiên tại 74.36 điểm. Hỗ trợ chủ yếu cho chỉ số có thể kể đến ACB, VND, PVS, VCG, WSS, PGS… tăng giá nhẹ.

Nếu loại trừ thanh khoản, thị trường vẫn khá tích cực với 130 mã tăng giá, trong đó 25 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại có 27 mã giảm sàn và 60 mã giảm giá. Ngoài ra, còn có đến 181 mã đứng yên và không có giao dịch.

Cổ phiếu VND vẫn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư với hơn 3 triệu cổ phiếu giao dịch và dư mua hơn 1.6 triệu đơn vị. Các mã SCR, PVX, HBB là những mã được giao dịch nhiều tiếp theo với khối lượng không dưới 2.3 triệu đơn vị mỗi mã.

Nếu như hôm qua, các cổ phiếu nhóm ngành dược phẩm là những cổ phiếu hiếm hoi tăng giá thì hôm nay lại quay đầu giảm khá mạnh, cổ phiếu ngân hàng và bảo hiểm tăng giá, tuy tỷ lệ không cao. Cổ phiếu than, khoáng sản thay vì sụt giảm mạnh như các phiên trước lại đảo chiều tăng trần và giữ giá khá tốt đến hết phiên với một loạt mã như BGM, KSA, KSH, KTB, KSS, CMI, MIC…

Tiêu biểu là SHNTHV tăng trần phiên thứ hai với dư mua trần trên dưới 1 triệu đơn vị mỗi mã.

Phiên sáng: Thanh khoản bất động

Khép lại phiên giao dịch buổi sáng, thị trường vẫn giữ được sắc xanh, tuy nhiên chưa thấy có dấu hiệu của sự khởi sắc bởi lực cầu quá yếu, và dòng tiền bị khóa chặt trong tài khoản.

Cả phiên buổi sáng chưa đến 600 tỷ đồng được đưa vào thị trường. Ở sàn HNX, giao dịch thấp kỷ lục với 16.5 triệu đơn vị, trị giá 167 tỷ đồng. HOSE nhỉnh hơn với 28.81 triệu đơn vị, tương đương 431.83 tỷ đồng.

Mức tăng của thị trường đều cho thấy sự thiếu vững chắc. VN-Index nhích nhẹ 1.4 điểm, tương ứng 0.33% lên 430.37 điểm. HNX-Index cũng theo sát với mức tăng 0.19 điểm, tức 0.26% đạt 74.26 điểm.

Cổ phiếu vốn hóa lớn ở cả hai sàn giữ được mức tăng nhẹ đến hết buổi, ngoại trừ EIB, FPT, REE, PVF… và một số mã giảm nhẹ. Đồng thời MSN, STB cũng đứng yên ở mốc tham chiếu.

Tại sàn HNX, các mã chủ chốt phân hóa với hầu hết đứng yên, chỉ có vài mã tăng giá như SCR, PVX… nên HNX-Index khó lòng bật mạnh.

Phiên này, thị trường chứng kiến sự trở lại tăng trần của một loạt cổ phiếu khai khoáng, và một số mã tăng trần từ nhiều phiên trước như VPK, CSG tại HOSE hay PTI, VDL, CMI, THV, SHN tại HNX.

11h00: Lực cầu giữ giá, giao dịch vẫn chưa cải thiện

Điểm cân bằng 430 đối với VN-Index và 74 đối với HNX-Index giúp thị trường tránh được một đợt suy giảm. Thị trường nhích nhẹ trở lại khi bước vào những phút cuối của phiên giao dịch buổi sáng, mặc dù vậy thanh khoản vẫn chưa có dấu hiệu được giải tỏa.

Với lực đỡ từ nhóm cổ phiếu chủ chốt, cả VN-Index và HNX-Index đều bật xanh. Đến 11h00, VN-Index tạm tăng 1.33 điểm lên 430.53 điểm và HNX-Index nhích 0.23 điểm lên 74.3 điểm.

Thanh khoản vẫn là rào cản lớn nhất khi cả hai sàn mới có gần 40 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương  524 tỷ đồng. Trong đó, HNX giảm xuống mức thấp kỷ lục, với 14.5 triệu đơn vị.

Trên bảng điện tử, các mã tăng giảm vẫn bám khá sát nhau, với 117 mã tăng tại HOSE, kèm theo 79 mã giảm. Còn ở HNX có 90 mã tăng và 83 mã giảm.

Thống kê cho thấy, nhóm Large Cap có mức tăng 0.52%, Small Cap tăng 0.32% trong khi Mid Cap chỉ tăng 0.09% và Micro Cap giảm 0.15%.

10h00: Giao dịch lình xình, đà suy giảm sắp trở lại

Sau khoảng 1 giờ mở cửa, thị trường không có dấu hiệu bứt phá mạnh mà lại lình xình với mức tăng nhẹ, tuy nhiên lại xuất hiện tín hiệu đi xuống từ sau 10h00. Thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Những phút thị trường có chút hưng phấn, VN-Index tăng lên lên trên 432 điểm, tuy nhiên sự giằng co của các mã chủ chốt như MSN, VIC, HAG, EIB, STB… đã kéo thị trường về sát 430 điểm

Khoảng 10h00, VN-Index chỉ tăng 1.53 điểm, tức 0.36% và đang tiếp tục thu hẹp. Giao dịch vỏn vẹn 11.64 triệu đơn vị, tương đương 160 tỷ đồng.

Sự tích cực vẫn còn, thể hiện qua 110 mã tăng giá, trong đó nhiều mã đầu cơ tăng kịch trần, đặc biệt nhóm cổ phiếu ngành khoáng sản như BGM, KSA, KSS, KTB…

Trong khi đó, HNX-Index liên tục hướng xuống, do lực cầu của các mã chủ chốt trở nên đuối dần, bên bán lại tăng áp lực. Đến 10h00, HNX-Index nhích nhẹ 0.22 điểm, tức khoảng 0.3% về sát 74 điểm.

Ít phút sau đó, các mã vốn hóa lớn như HBB, SCR, VND, PVX, KLS… lần lượt quay về mốc tham chiếu và có dấu hiệu sụt giảm.

Giao dịch chỉ đạt vỏn vẹn 9 triệu đơn vị, giá trị hơn 90 tỷ đồng. Mã VND có giao dịch nhiều nhất cũng đạt khoảng 800 ngàn đơn vị.

Mở cửa: Dấu hiệu tích cực đầu tháng 6

Bất chấp thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo vì khủng hoảng nợ châu Âu, và sự ảm đạm trong nước những ngày vừa qua, thị trường mở cửa phiên đầu tiên của tháng 6 với sắc xanh nhẹ, nhờ sự hỗ trợ của một số mã chủ chốt. 

VN-Index nhanh chóng lấy lại mốc 430 điểm khi tăng 1.55 điểm, tương đương 0.36% so với tham chiếu. Theo đó, ngoài GAS giảm nhẹ hầu hết các trụ cột đều tăng như BVH, VNM, HAG, VCB, SSI…

Thị trường nhìn chung còn khá thận trọng với 30 mã giảm, 61 mã tăng và 41 mã giao dịch ở tham chiếu. Giao dịch đạt 2.3 triệu đơn vị, tương đương 31 tỷ đồng.

Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục bật tăng trần như VPK có phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp, tuy nhiên lượng chốt lời khá cao so với các phiên trước, đưa VPK trở thành mã dẫn đầu về thanh khoản với hơn 650 ngàn đơn vị.

BGM sau nhiều phiên giảm sàn đã bật tăng trần trở lại, một số mã tăng giá không có lý do như BIC, VNG…

Phiên này, HBC giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 30% và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 nên giá điều chỉnh đến 53.78% xuống còn 16,500 đồng/cp, tức giảm đến 19,200 đồng so với phiên trước, tuy nhiên lực cầu đối với mã này vẫn áp đảo ở mức giá trần.

HNX-Index cũng có dấu hiệu tích cực khi tăng nhẹ 0.56 điểm, tức 0.76% đạt 74.63 điểm. Giao dịch đạt gần 3 triệu đơn vị, tương đương 29 tỷ đồng. Các mã chủ chốt đều mở cửa tăng giá đáng kể từ 2-3% mỗi mã như VND, HBB, SCR… SHN và THV cũng tăng trần trong phiên thứ 2 liên tiếp. Đặc biệt THV có dư mua giá trần hơn 1 triệu đơn vị.

Trong khi đó, KSD, KHB, CVN, AGC, HTB, SVN… bị bán tháo với khối lượng vài trăm ngàn đến cả triệu đơn vị mỗi mã.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 01/06 (31/05/2012)

>   Thị trường giảm giá mạnh vẫn hiếm người mua (31/05/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 31/05 (30/05/2012)

>   Đà rơi chựng lại, thị trường đã chạm đáy? (30/05/2012)

>   Vietstock Daily 30/05: Cầu vẫn đang “tê cứng” (29/05/2012)

>   Cứu giá không thành, hai sàn tiếp tục mất điểm (29/05/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/05 (28/05/2012)

>   Bên mua bế tắc, hai sàn đồng loạt giảm điểm (28/05/2012)

>   Vietstock Weekly 28/05 - 01/06: Bắt đáy vẫn còn kịp (27/05/2012)

>   Chứng khoán Tuần 21 - 25/05: Mấy ai bắt đúng đáy thị trường! (25/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật